Chuyện lạ đầu xuân: Cả làng “dậy mùi” mắm tôm, thịt chó
Đầu năm người Việt kiêng không ăn thịt chó vì sợ đen đủi cả năm. Vậy mà có làng, mùng 4 Tết đã hò nhau… ăn thịt chó.
Các cơ sở thịt chó ở Trường Yên nhộn nhịp bán hàng đầu xuân.
Quán thịt chó “cháy” hàng đầu năm
Dịp đầu xuân cũng là dịp người kinh doanh chế biến thịt chó được nghỉ ngơi. Các quán thịt chó ở Nhật Tân (Hà Nội), Đức Giang (Hoài Đức) đóng cửa im ỉm. Thế nhưng, tại xã Trường Yên (Chương Mỹ, Hà Nội), những ngày đầu xuân các quán thịt chó mở cửa nhộn nhịp, nhiều quán “cháy” hàng.
“Quán thịt chó nhà tôi mở cửa từ hôm mùng 4 Tết, trong ngày hôm đó, chó thịt đến đâu, bán “cháy” hàng đến đó. Tuy nhiên, chúng tôi không bán thịt chó chín mà chỉ bán thịt chó sống. Khách mua hàng chủ yếu là người dân trong làng. Có người mua nửa con, người mua cả con. Đặc biệt, nếu các chi họ ăn uống thịt chó họ đặt đến cả tạ chó. Ngày mùng 4 Tết cơ sở tôi bán gần tấn thịt cho“‘, anh Sơn chủ cơ sở thịt chó ở thôn Yên Trường (xã Trường Yên) cho biết.
“Theo tục lệ của người dân địa phương, đầu năm là họ lại liên hoan thịt chó. Biết được điều này, cơ sở tôi đi gom chó nguyên liệu từ trong năm, mùng 3 Tết là đã chuẩn bị thịt chó để bán cho người dân trong làng. Cứ ngày đầu xuân là thịt chó đắt như tôm tươi. Ngày bán cả vài tạ chó. Tôi còn phải mướn thêm người làm để có đủ thịt chó phục vụ người dân trong làng”, anh Đông, chủ cửa hàng thịt chó ở đây cho biết.
“ Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng bán chạy thịt chó, chỉ có những ngày đầu xuân là người dân trong làng mới tụ tập nhau ăn thịt chó. Bình thường ngày mùng 1, hôm rằm hàng tháng, dân làng vẫn kiêng kị không ai ăn thịt chó. Nhưng đầu năm thì lại khác”‘, anh Đông cho biết thêm.
Video đang HOT
Ăn thịt chó… lấy may
Những ngày đầu năm, đa số người Việt Nam đều kiêng ăn thịt chó, thịt vịt, cá mè… Vậy mà tại thôn Yên Trường (xã Trường Yên) người ta lại coi việc ăn thịt chó đầu năm sẽ mang lại may mắn cho cả năm. Chính vì thế, cứ ngày 4 Tết âm lịch, hàng chục dòng họ ở đây đều họp hành, tụ tập nhau lại để cùng nhau… ăn thịt chó. Cả làng nơi đâu cũng dậy mùi mắm tôm, giềng mẻ, xả ớt, tiếng băm chặt vang vọng khắp làng. Cả họ ăn thịt chó, anh em trong gia đình cũng quây quần bên mâm thịt chó.
Cụ Nguyễn Văn Trung, một cao niên trong làng cho biết: “Đến mùng 4 Tết, con cháu các dòng họ tập trung lại để tảo mộ, dọn dẹp sửa sang và thắp hương mộ phần. Sau khi tảo mộ xong, con cháu trong họ tập trung nhau lại tổ chức ăn uống. Ngoài xôi gà thắp hương tổ tiên, cả họ cùng nhau liên hoan bằng thịt chó”‘.
“Người dân Yên Trường ăn thịt chó đầu năm bắt nguồn từ việc đổi món sau 3 ngày Tết. Dần dần ăn thịt chó thành thói quen. Ăn thịt chó đầu năm nhưng không ai gặp chuyện đen đủi nào, ngược lại lại ăn nên làm ra. Vì thế, cả làng không kiêng kỵ thịt chó đầu năm như nhiều địa phương khác“‘ cụ Trung lý giải.
Thịt chó là món ăn may mắn đầu năm tại Trường Yên.
“ Ăn thịt chó đầu năm đã có từ lâu tại thôn Yên Trường. Cứ ngày đầu xuân, các họ lớn nhỏ họp hành đều ăn thịt chó để cầu may mắn. Họ lớn có đến vài trăm hộ, họ mua nguyên chó sống trong năm, Tết ra trai đinh thường tụ tập nhau ăn thịt chó, vui như hội. Với người Yên Trường, ăn thịt chó là một nghi thức truyền thống mang lại nhiều may mắn. Thế hệ này truyền thế hệ khác mà không ai thắc mắc hay nghi ngờ, kiêng kỵ“, Phó Chủ tịch UBND Xã Trường Yên Nguyễn Quang Huy cho biết.
Theo xahoi
Nhộn nhịp "chợ cầy tơ" ở TPHCM
Mỗi ngày, hàng trăm chú cầy tơ từ khắp nơi đổ về khu chợ trên đường Tô Ký, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 - TPHCM, sau đó bị "hóa kiếp" trong đêm để hôm sau tỏa đi các quán nhậu khắp thành phố.
Đường Tô Ký, kéo dài từ xã Thới Tam Thôn (huyện Hóc Môn, TPHCM) đến chợ Tân Chánh Hiệp (phường Tân Chánh Hiệp, quận 12) từ lâu đã trở thành trục vận chuyển chó. Mỗi ngày, hàng trăm "thú cưng" đi qua con đường này để đến một khu chợ tự phát nằm gần ngã tư chợ Tân Chánh Hiệp.
Bán chó như... lái taxi!
15 giờ ngày 12/9, chúng tôi có mặt tại ngã ba Tô Ký - đường 12, thuộc xã Thới Tam Thôn. Bãi đất trống có quán nước mía là nơi mua bán chó tự phát. Đây là một chốt chặn mà chủ các lò mổ thường tập trung để chọn hàng trước khi chúng được chở đến khu chợ cầy chính ở gần ngã tư chợ Tân Chánh Hiệp.
Người bán hàng không biết từ đâu lũ lượt kéo về. Trong mỗi chiếc rọ sắt, cả chục con chó nằm đè lên nhau. Chủ lò mổ túc trực tại ngã ba, hễ thấy chiếc xe nào trờ tới là lao ra hỏi: "Bán không, bán không?". Những chú chó to, mập nhưng tuổi còn non được lựa chọn đầu tiên con nào già sẽ rớt lại sau và có cơ may tạm thoát chết trong ngày.
Một chủ lò tên Lượng mang theo cái cân đặt sẵn bên vệ đường, vợ anh ta dựng chiếc rọ bên cạnh để thu mua. Giá chó hơi được kỳ kèo từ 50.000 đến 57.000 đồng/kg. "Bán chó thịt cũng như lái taxi vậy, càng mưa càng làm ăn được" - người đàn ông chạy xe ôm ngồi trong quán nước cùng chúng tôi giải thích về cảnh mua-bán chó nhộn nhịp giữa trời mưa.
Mỗi ngày, hàng chục người đi xe máy chở theo những lồng đựng chó vào bán cho các chủ lò mổ ở huyện Hóc Môn (Ảnh: QUÝ LÂM)
Theo chân những chiếc xe chở hàng, chúng tôi đến khu chợ chó chính. Không khó để tìm được khu chợ này vì vừa đến ngã tư chợ Tân Chánh Hiệp, chúng tôi đã có thể ngửi thấy mùi khét đặc trưng của cầy thui bã mía. Đi sâu vào trong, ở đây có khoảng trên chục ki-ốt, phía trước bày bán những con chó đã được thui sẵn, da vàng ươm.
Ngồi quán cà phê bên hông chợ nhìn ra đường Tô Ký, hình ảnh dễ thấy nhất là những người mặc áo màu xanh như công nhân thu gom rác, chạy xe máy biển số mờ, chở theo chiếc rọ đựng chó sống cùng vài chiếc bao lác và cây gậy có vòng sắt. Họ tiến vào trong chợ, một lát trở ra, hàng đã được bán hết.
Việc thu mua chó hơi diễn ra lai rai cả ngày. Tuy nhiên, từ sau 0 giờ đến sáng, khu chợ này càng tấp nập xe ra vào. Bác tài xế xe ôm đưa chúng tôi đi cho biết: "Chó sống bán buổi chiều thường được gom từ Củ Chi, Tây Ninh, Long An... về. Còn những chú chó đưa đến bán giữa đêm khuya hầu hết là bị bắt trộm trong khu vực TP và vùng ven, có giá rẻ hơn do đã chết hoặc đang ngắc ngứ vì mới bị bắn điện, siết cổ".
Hoạt động cả đêm
Trong vai người sắp mở quán bán thịt chó, cần tìm mối mua hàng sỉ, chúng tôi tìm tới lò mổ của ông Lượng, nằm trong một con hẻm gần bên dòng kênh hôi hám thuộc khu phố 6, phường Trung Mỹ Tây - quận 12. Căn nhà không lớn, chẳng có biển hiệu gì nhưng là lò giết mổ thuộc hàng quy mô trong khu vực.
Một người hàng xóm cho biết mỗi tối, lò của ông Lượng mổ 40 - 70 con chó, tập trung vào thời điểm 3-4 giờ sáng. Tiếp chúng tôi, người nhà của ông Lượng gợi ý: "Cần bao nhiêu, bất cứ giờ nào cũng luôn sẵn có. Hàng sống có cả bầy, chú không lo mua phải chó bệnh, xà mâu. Lựa con nào giết con đó. Ở đây làm bằng máy, chờ 15 phút là giao hàng luôn".
Khoảng 1 giờ ngày 13/9, chúng tôi trở lại khu lò mổ nằm gần chợ chó. Dù là giờ mọi người đang yên giấc nhưng ở đây, mọi thứ vẫn nhộn nhịp. Một thanh niên đi chiếc xe Dream, phía trước chở một bao tải, chạy đến trước cửa một lò mổ cách chợ khoảng 200 m rồi lấy điện thoại ra gọi.
Ngay lập tức, cửa mở, một người đàn ông bước ra. Người thanh niên lấy chiếc bao, nặng chừng hơn chục ký đưa cho chủ nhà, lấy tiền rồi chạy đi. Tiếp đó, một thanh niên khác đi xe Wave, phía sau chở chiếc thùng sắt đựng 2 con chó đã chết trờ tới, lại giao hàng và nhận tiền.
Chúng tôi vào lò mổ của một người tên Kỳ nằm sát chợ chó và chứng kiến trên sàn gần chục con đã bị giết, làm lông nằm la liệt. Cạnh đó, tiết chó đựng trong những chiếc xô cáu bẩn, lòng chó để vãi trên sàn nhà đang chờ bạn hàng đến lấy. Vào khoảng 3 giờ, những chiếc xe máy chở từng lồng chó phía sau vẫn ra vào tấp nập ở khu vực này.
Mất "thú cưng" liên tụcTheo người dân sống quanh chợ chó ở quận 12, thời điểm đi tập thể dục lúc tảng sáng, họ rất dễ bắt gặp các tay trộm. Nhiều tên liều lĩnh dùng súng điện bắn chó ngã gục rồi thản nhiên trùm bao ôm đi.Anh Nguyễn Đăng Khoa, người từng hành nghề "đập đầu chó thuê", cho biết: "Dùng bã thuốc hay dây phanh xe đạp siết cổ là cách làm cũ, dễ bị phát hiện. Súng điện vừa bắn hạ chó nhanh vừa là vũ khí phòng thân của kẻ trộm".Tại khu vực gần chợ Tân Chánh Hiệp, bọn trộm chó càn quét liên tục nhiều năm qua khiến người dân luôn lo canh cánh. Anh Nguyễn Quang Phú, chủ tiệm đồ gỗ nội thất đối diện Công viên Phần mềm Quang Trung, cho biết nhà anh và hầu hết các hộ hàng xóm đều đã bị mất 2-3 con chó vì bọn trộm."Ai yêu quý các chú khuyển lắm mới gắng nuôi nhưng phải luôn xích bên trong nhà, đi vệ sinh phải có người dắt. Chó như người thân của mình, bị bắt trộm đau lắm nhưng báo chính quyền thì chẳng ai giải quyết vì họ coi là... chuyện nhỏ"- anh Phú chua chát.Theo 24h
Món cầy tơ và nghề buôn chó liên tỉnh Rời làng "hóa kiếp" chó ở huyện Hoài Đức - TP Hà Nội, chúng tôi về làng Sơn Đông (xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc - Thanh Hóa). Đi dọc làng này tuyệt nhiên không thấy quán thịt chó nhưng đây lại là nơi thu gom và phân phối cầy tơ lớn nhất nước, thị phần chiếm đến 60% toàn miền Bắc. Hậu...