Chuyện lạ của một “gia đình thợ cầu”
Cả bốn đứa con sinh ra trên công trường. Nghiệp làm cầu đã ngấm vào anh từ lúc nào không hay, thấm thoát đã gần 40 năm và cũng chừng đó cây cầu có công sức của anh và cả vợ, con đi “nối những bờ vui”.
Từ chối làm quan, chỉ làm thợ
Nay đã bước sang tuổi 59, cái tuổi ai cũng muốn nghỉ ngơi, vui với con cháu, với thú điền viên, thế nhưng anh Nguyễn Hữu Tâm – Đội trưởng Đội cầu số 2 thuộc Chi nhánh Hà Nội Cienco4 vẫn lăn lộn trên công trường với niềm đam mê vẹn nguyên như thời trai trẻ.
Mỗi tuổi Đảng, một cây cầu Năm 1979 anh Tâm được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Cho đến nay, qua 37 năm tuổi Đảng, anh đã tham gia xây dựng được 38 cây cầu.
Nhớ lại cây cầu đầu tiên tham gia xây dựng năm 1979 là cầu Đồng Thắng, cầu Núi Tía ở Thanh Hóa, anh kể: Ngày đó, làm cầu chủ yếu dùng sức người, máy móc ít lắm, công nhân kích kéo chiếm số đông. Những người thợ cầu vốn xuất thân từ nông dân như chúng tôi học ngày học đêm để nắm bắt kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm.
Từ năm 1980 đến nay, anh Tâm đã tham gia xây dựng 16 cây cầu dọc QL1 từ Dốc Xây cho đến Nghi Sơn và các huyện của tỉnh Thanh Hóa như: Cầu Ghép, cầu Tào, cầu Đồi, cầu Dừa, cầu phao Hạnh Phúc, Vạn Hà, Sông Mục… Không chỉ dừng lại ở các cầu có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản, người thợ cầu quê Bình Lục, Hà Nam còn có mặt tại cầu Đắk Rông, Đà Rằng, Yên Lệnh, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Vĩnh Ngọc, Sông Thiếp, Vành đai 3…
Nhắc đến anh Tâm, anh em trong công ty vẫn đùa “ông này nhất quyết không thôi làm thợ”. Đi thoát ly rồi học ngành kiến trúc, làm việc tại Công ty kiến trúc 469 – Cục Công trình 1 rồi chuyển sang Công ty 480 (thuộc Cienco 4) chuyên thi công cầu, có nhiều kinh nghiệm, được đề bạt Trưởng phòng Kỹ thuật nhưng anh nhất nhất xin lãnh đạo chỉ làm Đội trưởng để cùng anh em bám công trường.
Anh em đội cầu luôn gọi anh bằng tên thân mật “Bố Tâm”
15 ngày dựng 2 cây cầu
Tháng 11/1999, anh Tâm đang tham gia xây dựng cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam là cầu Đắk Rông của tỉnh Quảng Trị. Khi đó công nghệ xây cầu của Việt Nam còn chưa có, vẫn phải thuê chuyên gia Trung Quốc.
Video đang HOT
Lúc đó, khi Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quang Tuyến vào thăm công trường cũng là thời điểm mưa lũ từ thượng nguồn đổ về làm đứt đường, cầu tạm nối vào Tà Rụt, một xã nghèo đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Trị bị cô lập hoàn toàn. Thứ trưởng Tuyến giao nhiệm vụ ngoài việc xây cầu, phải đảm bảo giao thông nối đường vào Tà Rụt một cách nhanh nhất. Với trọng trách của mình, anh Tâm hứa trong 7 ngày sẽ thi công xong cầu để thông đường cho dân đi lại. “Khi đi khảo sát địa hình, tôi thấy dọc đường còn rất nhiều dầm thép chữ I từ thời Mỹ xây cầu giờ không ai sử dụng đến, nên đề xuất được sử dụng vật liệu sẵn có này. Nhờ sự giúp đỡ của ông Hoàng Quang Vinh – Giám đốc Sở GTVT Quảng Trị nên trong 7 ngày tôi huy động toàn bộ nhân, vật lực thi công xong cầu nối vào Tà Rụt” – anh Tâm nhớ lại. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, một trận lũ kinh hoàng khác ập tới lại thổi bay cây cầu dầm thép mới dựng.
Không một lời than vãn, anh Tâm cùng đội công nhân của mình được sự hỗ trợ của Sở GTVT Quảng Trị trong 7 ngày tiếp theo lại dựng lên 1 cây cầu mới.
Hai cha con kỹ sư Tâm bên công trình cầu Dừa – Thanh Hóa
Bố xây cầu cũ, con xây cầu mới
Mới đây, gặp chúng tôi trên công trường cầu Dừa, anh chia sẻ: Tôi không thể tưởng tượng được trong đời mình có ngày cùng con trai quay lại sửa chữa cây cầu cách đây 25 năm mình xây dựng.
Bên trụ cầu, anh Tâm với mái tóc bạc, dáng người cao lớn vẫn ân cần chỉ bảo các công nhân, kỹ sư trẻ mới ra trường. Tại cây cầu Dừa mới đang xây dựng thuộc dự án BOT Nghi Sơn – Cầu Giát, còn có kỹ sư Nguyễn Hữu Thắng, con trai út của anh đang sát cánh cùng bố sửa cầu cũ, xây cây cầu mới ngay tại nơi mà trước đây người anh, người chị của Thắng đã ra đời.
“Gia đình anh Tâm và cá nhân anh là điển hình tiêu biểu của người thợ cầu Cienco4″. Ông Văn Hồng Tuân Trưởng phòng Tổ chức – Nhân sự Cienco4
Gạt những giọt mồ hôi trên trán trong cái nắng hanh vàng đầu đông, anh Tâm xúc động: “Về chốn cũ, cảm động nhất là tình cảm của người dân địa phương dành cho những công nhân xây cầu vẫn như xưa”.
Trò chuyện với chúng tôi, chị Lã Thị Khuê vợ anh Tâm kể: “Từ năm 1979 đến nay, chồng xây cầu ở đâu, tôi và các cháu có mặt ở đó. 4 đứa con của chúng tôi đều được sinh ra trên công trường”.
Công nhân cầu đã vất vả, nhưng làm vợ thợ cầu còn vất vả hơn nhiều, xa nhau, con cái học hành đứt quãng, công trường thì tạm bợ… Không có cách gì chia sẻ cuộc sống nặng nhọc đấy bằng ở bên nhau. Nên đến nay, dù đến tuổi về hưu nhưng chị vẫn theo anh làm tiếp công việc mà hơn 30 năm nay chị vẫn làm là chăm sóc bữa cơm sao cho ngon nhất, nóng nhất cho gần 70 con người của đội cầu. Với anh chị, đội cầu chính là gia đình thứ hai.
Chị Khuê tâm sự, công trường di chuyển là các cháu di chuyển, được cái các cháu đều ngoan ngoãn, chăm lo việc học hành. Chị cho biết, cháu lớn hiện đang lái máy trộn bê tông tại dự án Nhật Tân – Nội Bài, cháu gái thứ hai đang làm kế toán cho một liên doanh nước ngoài tại Phủ Lý, cháu gái thứ ba đang làm tại Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên, con út là kỹ sư Thắng đang cùng anh Tâm xây tiếp cầu Dừa và kế đến là cầu Đồi trên QL1.
“Nó là cái nghiệp rồi chú ạ, mấy đứa con trai lớn lên trên công trường, đồ chơi là bê tông, là sắt thép, là ô tô, là máy cẩu, giờ theo nghiệp bố tự nhiên như dòng máu chảy trong người”, Thắng tâm sự.
Theo Khánh Hà (Giaothongvantai.com.vn)
HN: Chen nhau vào Phủ Tây Hồ cầu tài lộc
Phủ Tây Hồ được coi là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất để cầu tài lộc. Vì thế ngay từ mùng 3 Tết, người Hà Nội cùng du khách thập phương khắp nơi đã đổ về đây để xin lộc đầu năm.
Đây là ngôi đền thờ công chúa Liễu Hạnh, hay còn gọi là Mẫu Liễu Hạnh, một trong Tứ Bất Tử rất được người Việt sùng bái. Đây cũng là ngôi đền đẹp nằm ngay sát Hồ Tây nên năm nào từ ngày mồng 1 Tết, lượng người đổ về cúng bái rất đông.
Rút kinh nghiệm những năm trước, năm nay, Ban quản lý di tích này đã bố trí lực lượng bảo vệ trật tự ngay bên trong các gian thờ nên không còn cảnh nhốn nháo như mọi năm.
Tình hình ăn xin, trộm cắp cũng giảm hẳn do công an được bố trí từ bên ngoài phủ vào đến tận trong. Hiện tượng rải tiền cúng lễ cũng không còn do ban quản lý đã bố trí người thu gom tiền đặt không đúng nơi quy định.
Tuy vậy, hiện tượng chèo kéo khách vẫn xảy ra ở khu vực ăn uống từ cổng đền vào đến bên trong. Cũng như mọi năm, đây cũng là dịp để các nhà hàng ở khu vực này tha hồ chặt chém khách. Một bát bún ốc bình thường chỉ có giá 20-25 ngàn đồng trong những ngày cao điểm ở Phủ Tây Hồ đã có giá 50.000-70.000 ngàn đồng.
PV Báo Người Lao Động ghi lại những hình ảnh ở Phủ Tây Hồ chiều nay, mùng 3 Tết:
Như mọi năm, mùng 3 Tết là ngày đông người đi lễ Phủ Tây Hồ nhất
Người Hà Nội quan niệm Phủ Tây Hồ là nơi linh thiêng để cầu tài lộc
Dòng người đi lễ phủ Tây Hồ năm nay không còn nơm nớp lo sợ trộm cắp, ăn xin như mọi năm
Tuy nhiên, cảnh tượng chen nhau ở các khu vực lễ trong Phủ vẫn phổ biến
Nhiều người đến Phủ Tây Hồ thử vận may đầu năm qua hình thức xổ số cào
Các quán ăn, nhà hàng quanh Phủ Tây Hồ thi nhau hét giá những ngày này.
Theo Mạnh Duy (Người Lao Động)
"Đại gia" ngày xách vữa, tối ngủ biệt thự "triệu đô" Ít ai biết rằng, căn biệt thự triệu đô ấy lại là nơi tá túc của bốn cặp vợ chồng đều làm nghề xây dựng. Vì không có tiền, họ đành chấp nhận việc sống "bầy đàn", nhiều khi, hai vợ chồng muốn riêng tư một chút cũng không được. Chỉ trong vòng mấy năm, "cơn bão đóng băng" đã nhấn chìm hàng...