Chuyện lạ có thật: Thương lái tranh mua vảy cá miền Tây với giá cao
Thời gian gần đây, người dân ở làng khô Phú Thọ ( huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) thấy bất thường khi có nhiều thương lái tranh nhau mua vảy cá lóc, cá sặc rằn. Đáng nói, thứ bỏ đi này ban đầu chỉ 500 đồng/kg nhưng nay tăng lên 10.000đồng/kg.
Từ thông tin phản ánh của người dân, PV tìm đến làng khô Phú Thọ tìm hiểu sự việc thì đúng như người dân phản ánh. Tại đây, theo người dân cho biết, việc thương lái thu mua vảy cá đã xuất hiện từ năm 2017, tuy nhiên thời điểm này giá chỉ có 500 đồng/kg còn hiện tại là 5.000 đồng/kg, thậm chí tăng lên 10.000 đồng/kg.
Một người dân chuyên thu mua cá lóc rồi làm khô bán cho biết, ban đầu những người thu mua vảy cá chỉ có 500 đồng/kg, sau đó tăng dần lên 2.000 đồng/kg. Thời gian gần đây có thêm nhiều thương lái khác đến tranh mua, giá từ 10.000 -12.000 đồng/kg.
Nhiều người dân ở làng khô Phú Thọ không hiểu các thương lái thu mua vảy cá để làm gì, tuy nhiên với họ bán được thứ bỏ đi này có thêm chút thu nhập
Còn theo ông Đỗ Công Bình – giám đốc Công ty CP khô Tứ Quý (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) cho biết, thời gian qua có nhiều thương lái đến gặp ông bàn chuyện thu gom vảy cá từ những hộ làm khô. Vảy cá họ thu mùa chủ yếu là cá lóc, cá sặc rằn.
Tuy nhiên ông Bình từ chối hợp tác, vì ông thấy giá thu mua không ổn định, hơn nữa tạm trữ loại này trong nhà dễ gây ô nhiễm môi trường, phát sinh ruồi, ảnh hưởng đến chất lượng khô của công ty ông.
Video đang HOT
Cũng theo ông Bình, nhiều lần hỏi thăm những người thu mua vảy cá để nhằm mục đích gì, tuy nhiên các thương lái không cho biết. Ông Bình nói: “Vảy cá lóc, cá sặc rằn lượng collagen rất ít, nếu họ mua về chỉ có thể xay ra làm thức ăn cho cá”.
Còn bà Võ Thị Lệ Hoa thu gom vảy cá cho một thương lái ở TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) gần 1 năm nay. Tuy nhiên, bà cũng cảnh giác với cách mua bán lạ đời này bằng cách yêu cầu thương lái đặt cọc 20 triệu đồng, bà mới đồng ý thu gom vảy cá.
Bà Hoa còn cho biết thêm, thời gian gần đây có thêm nhiều thương lái đến thu mua vảy cá. Họ đưa ra giá cao nhưng bà không bán vì đã nhận lời cung cấp hàng cho một thương lái ở TP Cao Lãnh.
Trước đây vảy cá chỉ bỏ đi, phần đầu, xương cá người dân bán cho những hộ nuôi cá trong vùng. Nhưng hiện nay có thương lái thu mua vảy cá nên giúp cho người dân có thêm thu nhập. Tuy nhiên nhiều người dân đặt câu hỏi, chẳng biết các thương lái mua vảy cá để làm gì?
Liên quan chuyện thương lái thu mua vảy cá, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Nông vẫn chưa nắm thông tin. Sau khi báo chí phản ánh, đơn vị này cho biết sẽ tìm hiểu vụ việc.
Theo Nguyễn Hành (Dân Trí)
Anh Hai Lúa miền Tây là tỷ phú vì có cánh đồng trù phú 30ha
Cần cù lao động, biết tiết kiệm vốn liếng, luôn tìm tòi, học hỏi, đam mê sáng tạo và áp dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng là bí quyết thành công của anh Đặng Minh Vương (SN 1974) ở ấp Gò Cát, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Thu cả tỷ đồng nhờ cây lúa
Với hơn 30ha đất ruộng sản xuất lúa chất lượng cao, sạch và an toàn... bình quân mỗi năm canh tác 2 vụ, gia đình anh Vương thu lãi từ 500 triệu đồng/năm trở lên; năm nào trúng mùa - trúng giá, lợi nhuận tăng lên trên một tỷ đồng.
Tôi có mặt tại nhà tỷ phú trẻ Đặng Minh Vương vào buổi sáng cuối tuần. Căn nhà tường khang trang, thoáng rộng tọa lạc giữa cánh đồng. Vừa đưa tôi đi tham quan cánh đồng, anh Vương vừa kể về hành trình lập nghiệp của mình.
Dù đã là tỷ phú, anh Vương vẫn ngày ngày cần mẫn ra đồng làm việc. Ảnh: T.T.T
Quê Vương ở ấp Long Bửu (xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp). Năm 1994, do cuộc sống quá khó khăn, Vương rời quê nhà lên TP.Hồ Chí Minh làm công nhân Công ty May Giày da Hừng Sáng, quận 11. Tại đây, Vương đã gặp được tình yêu của đời mình - chị Nguyễn Thị Lục (SN 1974). Sau khi cưới, vợ chồng anh được cha mẹ mua cho 5 công đất ở ấp Gò Cát, xã Phú Cường, vợ chồng anh bán hết vàng cưới mua thêm 5 công đất ruộng.
Với 10.000m2 đất ruộng nhiễm phèn, hàng ngày, vợ chồng Vương cần mẫn cải tạo đất, chăm sóc ruộng lúa. "Nếu gia cảnh nghèo khó thì các con tôi sau này chẳng bao giờ đổi đời được. Từ đó, vợ chồng tôi chí thú làm ăn, quyết tâm vượt khó, chi tiêu tiết kiệm, tích cóp vốn liếng... mỗi năm mua thêm một vài công đất" - anh Vương nói.
Với ý chí tự lực - tự cường, vượt lên nghịch cảnh, anh Vương tham gia vào Hội Nông dân xã Phú Cường, được tham dự nhiều lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ... tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Từ đó, anh Vương đã áp dụng hiệu quả vào sản xuất trên đồng đất của gia đình. Nhờ chí thú làm ăn và áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào đồng ruộng nên năm nào gia đình anh Vương cũng gặt hái thành công trong sản xuất. Mỗi năm, vợ chồng anh đều có vốn dư để mua sắm thêm từ 3 - 5 công đất ruộng cho gia đình. Năm 2014, vợ chồng anh đã tạo được một cơ ngơi thật đáng nể, với một căn nhà tường khang trang, có trong tay 120 công đất ruộng sản xuất 2 vụ lúa/năm nên mỗi năm có nguồn thu nhập gần 2 tỷ đồng.
Ba năm gần đây, anh Vương mua thêm 200 công đất ruộng nên bình quân mỗi năm, gia đình anh thu lãi cả tỷ đồng từ việc canh tác trên 30ha lúa.
Chuyên nghiệp hóa quy trình trồng lúa
Anh Vương vui vẻ bày tỏ: "Làm nghề gì cũng phải chuyên cần mới giàu được. Sống ở vùng Đồng Tháp Mười đất đai rộng mà canh tác lúa còn manh mún, sản xuất lạc hậu nên người nông dân gặp không ít khó khăn Vì vậy, vấn đề chủ yếu là mình phải tích tụ được ruộng đất đủ lớn, để áp dụng đồng bộ các khâu từ việc chọn cùng một loại giống lúa xác nhận chất lượng cao để canh tác, đến việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, phòng trừ dịch bệnh theo chương trình IPM... để giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành trong sản xuất, tạo ra sản lượng lúa lớn, chất lượng và thu lãi cao".
Trong thời gian tới, gia đình anh sẽ tiếp tục mua thêm đất ruộng và đổi các thửa đất nhỏ, lẻ để tập trung về một điểm thành cánh đồng lớn và thực hiện ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp để liên kết vật tư, phân bón, giống lúa đầu vào, tiêu thụ sản phẩm lúa đầu ra ổn định, bền vững.
Ông Phùng Công Thanh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tam Nông nhận xét: "Vợ chồng anh Đặng Minh Vương rất chí thú làm ăn, biết tiết kiệm và có phương án làm ăn rất khả thi. Qua những năm làm ăn thành công, từ 10 công đất ruộng nhiễm phèn ban đầu, giờ đây, vợ chồng anh Vương đã có trong tay hơn 300 công đất ruộng canh tác 2 vụ lúa/năm. Đây là gương điển hình nông dân vượt khó vươn lên khá - giàu bền vững của huyện Tam Nông. Anh Đặng Minh Vương đã vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp và huyện Tam Nông tặng bằng khen, giấy khen về thành tích sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền...".
Theo Danviet
Ông giám đốc chuyên lội ruộng làm ra loại gạo tím lịm Tây rất thích Từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước... đến người dân bình thường khi đến thăm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) Tân Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp ai cũng phải thừa nhận: Đây là HTX "điển hình của điển hình". Người chèo lái, giúp HTX gặt hái được thành quả đó chính là cựu chiến binh, Giám...