Chuyện lạ có thật: Người đàn ông “nhốt” ong vào miệng khi lấy mật
Trong khi hầu hết mọi người đều cố gắng tránh ong càng xa càng tốt vì sợ chúng đốt thì một người đàn ông ở Ấn Độ suốt nhiều năm qua tay không nhốt ong vào miệng, vào người để lấy mật cho dễ.
Theo tờ newsflare, Suk Mohammad Dalal, 32 tuổi, sống ở làng Chandramonipur ở Tây Bengal, một tiểu bang ở miền đông Ấn Độ là một người lấy mật ong chuyên nghiệp.
Suk Mohammad Dalal đã lấy mật ong suốt 16 năm qua nhưng cách người đàn ông này thực hiện công việc của mình khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Trong khi cách thông thường để lấy mật ong là đưa khói gần tổ ong để xua đuổi chúng. Tranh thủ lúc ong đi vắng, những người thợ sẽ nhanh chóng thu thập mật.
Video đang HOT
Nhưng Suk Mohammad Dalal thu mật theo cách hoàn toàn khác. Anh dùng tay không cho những con ong vào miệng hay trong áo mỏng, tạm nhốt chúng trong đó và lấy mật. Làm được theo cách này sở dĩ vì anh không cảm thấy đau đớn với những vết ong đốt.
Với một người bình thường, sự tấn công của đàn ong dữ, rất nhiều khả năng khiến con người sẽ gặp vết thương nặng, thậm chí tử vong. Nhưng cơ thể của Suk Mohammad Dalal có phát triển sức đề kháng đặc biệt với việc ong đốt.
Trước khi làm công việc như một người thợ lấy mật ong, Suk Mohammad Dalal làm trợ lý cho bác sĩ ở Kolkata.
Suk Mohammad Dalal nói: “Tôi sống ở ngôi làng thường bắt gặp những tổ ong chứa nhiều mật ong. Một ngày nọ khi đi ngang qua, tôi nghĩ nếu tôi bắt đầu thu thập mật ong và bán chúng, tôi có thể dễ dàng kiếm sống. Đó là khi tôi bắt đầu công việc”.
Theo Infonet.vn
Cậu bé "người sói" và cuộc sống không như mong muốn
Lalit Patidar, 13 tuổi, đến từ Ấn Độ, đã gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống khi mắc phải hội chứng "người sói" bẩm sinh. Cậu thậm chí đã từng bị bạn bè cùng trang lứa ném đá vào người chỉ vì ngoại hình kỳ lạ của cậu.
Cậu bé Lalit Patidar mắc một hội chứng bẩm sinh hiếm gặp. (Ảnh qua NS)
Lalit Patidar đã gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống khi mắc phải hội chứng này. Đây vốn là hội chứng gây ra sự phát triển tóc bất thường trên khuôn mặt và cơ thể. Dù đã học được cách chấp nhận tình trạng của bản thân nhưng cậu bé Lalit Patidar vẫn khó có thể cảm thấy bình thường khi bị nhiều người mang ra làm trò đùa.
"Mấy đứa trẻ khác thường chế giễu cậu ấy và gọi cậu ấy là khỉ", một người bạn của Lalit chia sẻ. "Chúng còn từng ném đá vào người cậu ấy nữa cơ".
Rất may mắn là sau đó, thầy giáo của Lalit đã quở trách các học sinh hư và dạy cho các em biết rằng không nên bắt nạt bạn bè. Kể từ đó, Lalit đã có thể chơi cùng các bạn trong lớp và bạn bè cũng như gia đình đã dần trở thành chỗ dựa cho "cậu bé người sói".
Cuộc sống thường ngày của Lalit gặp rất nhiều khó khăn. (Ảnh qua BTV)
Mặc dù đã quen với tình trạng của mình nhưng Lalit thỉnh thoảng vẫn gặp khó khăn khi thở và quan sát. Cậu bé chia sẻ: "Em muốn lông biến mất và em có thể lớn lên mà không có chúng nữa.
Lông tóc đâm vào mắt em. Khi em ăn thì chúng đâm vào miệng em. Nhiều khi em còn khó thở nữa", Lalit buồn bã cho biết.
Gia đình Lalit đã tìm cách chữa trị cho con trai nhưng không có kết quả. Bố của Lalit tâm sự rằng: "Các bác sĩ nói là có thể sẽ có một phương thuốc nào đó. Mọi chuyện có thể sẽ thay đổi khi thằng bé 15 hoặc 16 tuổi vì hormone thay đổi. Nhưng nếu như điều đó không xảy ra thì việc phẫu thuật cũng là một phương án để xét đến".
Theo Dantri
Bộ áo váy độc đáo đan từ 300 túi ni lông của cụ bà 75 tuổi Nhìn vào bộ đồ mới của bà Rosa Ferrigno, bạn có thể cho rằng nó được dệt bằng sợi thông thường nhưng phải đến khi chạm vào và nghe thấy tiếng sột soạt, bạn mới nhận ra có một điều gì đó thực sự đặc biệt. Ở tuổi 75, bà Rosa Ferigno, một người Sicilia nhập cư từ Hy Lạp, sống ở phía...