Chuyện kỳ lạ về người đàn ông bị táo bón bẩm sinh, chết khi cố đi đại tiện và ruột già được trưng bày trong bảo tàng Mỹ gây “sởn da gà”
Sau khi người đàn ông qua đời, các bác sĩ phẫu thuật đã cắt lấy phần ruột già chứa 18kg phân. Ở đoạn phình to nhất, ruột già của người đàn ông này có đường kính khổng lồ lên tới 76cm.
Lần kỷ lục nhịn đi đại tiện lâu nhất của bạn kéo dài được bao lâu? 1 ngày, 2 ngày hay một tuần? Nhưng có lẽ là không ai đủ can đảm để đến 1 tháng mới đi. Hãy xem câu chuyện của một người đàn ông bị táo bón bẩm sinh này sẽ thấy, trên đời đúng là không chuyện gì là không thể xảy ra.
Người đàn ông (giấu tên), sống ở thế kỷ 19, mắc phải một tình trạng được gọi là megacolon aganglionic bẩm sinh, hay còn gọi là bệnh Hirschsprung hoặc bạn có thể gọi với cái tên đơn giản dễ nhớ hơn là phì đại tràng bẩm sinh.
Cận cảnh bụng của người đàn ông bị mắc bệnh phì đại tràng bẩm sinh.
Nguyên nhân gây bệnh là do không có các tế bào hạch thần kinh ở đám rối của lớp cơ ruột tại một đoạn ruột, thường là ở trực tràng và đại tràng, có thể kéo dài tới đại tràng trái, toàn bộ đại tràng và cả ruột non. Điều này khiến chất thải khó di chuyển qua và gây tắc nghẽn.
Trong trường hợp của người đàn ông này, theo các bác sĩ tại Đại học Philadelphia, khi mới chào đời, nhìn chung anh là một đứa trẻ khỏe mạnh, ngoại trừ có chiếc bụng to và bị chứng táo bón, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi anh được 1 tuổi rưỡi.
Đến tuổi niên thiếu, chứng táo bón ngày càng trở nên nghiêm trọng và bụng của người đàn ông bắt đầu phình to. Đến năm 16 tuổi, cứ 1 tháng anh mới đi đại tiện 1 lần. Và mặc dù các bác sĩ biết rằng căn bệnh của anh là do đại tràng có vấn đề, nhưng việc phẫu thuật sẽ rất rủi ro. Bởi vào những năm 1890, khoa học chưa phát triển như ngày nay, các thiết bị y tế không đủ tân tiến để giúp người đàn ông này được sống cuộc sống bình thường.
Video đang HOT
Thay vì nhận được sự giúp đỡ, người đàn ông khi ấy đã trở thành “vật trưng bày” để mua vui cho thiên hạ vì chứng bệnh kỳ quái của mình.
Một điều đáng buồn nữa là thay vì nhận được sự giúp đỡ, người đàn ông khi ấy đã trở thành “vật trưng bày” để mua vui cho thiên hạ vì chứng bệnh kỳ quái của mình. Thậm chí, người ta còn tổ chức hẳn một buổi triển lãm, ở đó anh được gọi là “Túi gió” hoặc “Người đàn ông bóng bay” và mọi người sẽ phải trả tiền mới được vào tận mắt nhìn thấy.
Cuối cùng, người đàn ông đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 29 vì căn bệnh quái ác này. Anh được phát hiện đã chết trong nhà vệ sinh khi đang cố gắng đi đại tiện.
Sau khi người đàn ông qua đời, các bác sĩ phẫu thuật đã cắt lấy phần ruột già chứa 18kg phân. Ở đoạn phình to nhất, ruột già của người đàn ông này có đường kính khổng lồ lên tới 76cm.
Ngày nay, đoạn ruột già khổng lồ của người đàn ông được trưng bày trong viện bảo tàng Mutter (Mỹ). Đây cũng là nơi lưu giữ các lát cắt não của nhà vật lý thiên tài Albert Einstein.
Cận cảnh phần ruột già của người đàn ông được trưng bày trong bảo tàng ở Mỹ.
Hàng năm, có hàng triệu người đam mê y học từ khắp nơi trên thế giới đến để khám phá những câu chuyện về con người đặc biệt, căn bệnh đặc biệt. Để chiêm ngưỡng đoạn ruột già khổng lồ như bong bóng của người đàn ông này, khách tham quan phải trả phí.
Hiện nay, nhờ những tiến bộ trong y học, căn bệnh Hirschsprung không còn gây nguy hiểm đến tính mạng nữa. Bệnh thường được phát hiện và điều trị thành công bằng phương pháp phẫu thuật từ khi người bệnh còn ít tuổi.
3 lời khuyên của bác sĩ dành cho người bệnh ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng thường gặp ở những người trên 50 tuổi, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh gần đây tăng nhanh ở giới trẻ. Tại Bệnh viện K, căn bệnh này đã được chẩn đoán ở cả những bệnh nhân 20 tuổi.
Các khối u đại trực tràng ở bệnh nhân trẻ có tốc độ phát triển nhanh hơn những người lớn tuổi và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn hơn. Ung thư đại trực tràng có thể phòng ngừa và phát hiện sớm.
Ung thư đại trực tràng ảnh hưởng đến ruột già, chủ yếu là đại tràng và trực tràng. Những khối u thường phát triển từ những khối polyp tiền ung thư.
TS.BS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) cho biết, ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới trên 90%. Tuy nhiên có tới 70-80% bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở nước ta được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, chủ yếu là giai đoạn 3-4 nên điều trị gặp nhiều hạn chế.
Hiện tại, mỗi ngày Bệnh viện K phẫu thuật 12 đến 16 ca ung thư đại trực tràng, tương đương mỗi năm 4.000-5.000 ca.
TS.BS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K.
Làm gì để nâng cao hiệu quả điều trị ung thư đại trực tràng?
Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia dành cho bệnh nhân ung thư đại tràng để nâng cao hiệu quả điều trị:
Thứ nhất: Không tự ý điều trị bằng thuốc nam, các phương pháp khoa học chưa được kiểm chứng. Ngay khi có biểu hiện bất thường như đau tức vùng bụng, đại tiện ra máu, sút cân chưa rõ nguyên nhân... hoặc nếu đã phát hiện bệnh thì hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
Thứ hai: Người bệnh ung thư đại trực tràng không cần có chế độ ăn kiêng khem, kể cả các thực phẩm chế biến từ thịt đỏ, sữa, trứng... Tuy nhiên cần cân đối chế độ dinh dưỡng phù hợp với khả năng hấp thụ, cân nặng, sức khoẻ của mình.
Tại Bệnh viện K, bệnh nhân có thể đến Phòng tư vấn dinh dưỡng để được tư vấn thực đơn bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp người bệnh yên tâm điều trị.
Thứ ba: Điều trị ung thư là một quá trình dài, người nhà người bệnh hãy dành thời gian chia sẻ, quan tâm động viên giúp người bệnh luôn giữ tinh thần lạc quan, bởi đó là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả điều trị bệnh.
Dấu hiệu ung thư đại trực tràng
Theo TS Bình, ở giai đoạn sớm, ung thư đại trực tràng thường không có biểu hiện rõ ràng khiến người bệnh chủ quan, lầm tưởng với nhiều bệnh lý đường tiêu hoá khác.
Tuy nhiên khi có những triệu chứng sau, người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến ung thư đại trực tràng:
- Rối loạn tiêu hoá: Ban đầu có thể là ợ chua, sau là đau tức vùng bụng, co thắt dạ dày trước hoặc sau khi ăn.
- Táo bón: Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần nên chú ý theo dõi.
- Đi ngoài phân nhỏ, phân dẹt: Có nguy cơ ruột gặp phải những vật cản như các khối u, polyp to khiến hình dạng và kích thước phân thay đổi.
- Đi ngoài ra máu: Đây là triệu chứng khá phổ biến ở các bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Nguyên do khối u trong lòng ruột gây xuất huyết.
- Giảm cân bất thường, mệt mỏi: Hầu hết các trường hợp mắc ung thư đều có dấu hiệu giảm cân nhanh và nhiều trong thời gian ngắn dù không ăn kiêng hay tập luyện gì gắng sức.
Hoạt chất có nhiều trong trái cây, trà khiến ung thư phát triển nhanh hơn? Chất chống oxy hóa, có nhiều trong trà, cà phê, trái cây, từ lâu vẫn được xem là hoạt chất phòng chống ung thư hàng đầu. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới lại cho thấy kết quả ngược lại. Trong hệ đường ruột, có đến 98% trường hợp ung thư khởi phát từ ruột già, trong khi đó con số này ở ruột...