Chuyện kinh dị trong căn phòng chứa giác mạc người đã khuất
Giác mạc được bảo quản ở phòng riêng trên lầu 3. Thỉnh thoảng, vào ban đêm, nằm ở tầng dưới, chúng tôi nghe rõ tiếng người nói chuyện rôm rả.
“Giác mạc được bảo quản ở phòng riêng trên lầu 3. Thỉnh thoảng, vào ban đêm, nằm ở tầng dưới, chúng tôi nghe rõ tiếng người nói chuyện rôm rả”.
Hết lòng “chiều” linh hồn người hiến giác mạc
“Theo quan niệm về tâm linh, trong vòng 3 ngày sau khi qua đời, linh hồn vẫn luẩn quẩn quanh xác. Do vậy, khi chúng tôi đến lấy giác mạc, có thể hồn người chết sẽ theo chúng tôi về trụ sở lưu trữ ở ngân hàng (NH) Mắt. Do vậy, việc ứng xử với linh hồn người đã khuất, chúng tôi cũng thực hiện rất trân trọng” – ông Phan Đệ cho hay.
Mặc dù rất cẩn trọng trong vấn đề tâm linh, thế nhưng tại NH Mắt TP HCM đã từng có những chuyện bất ngờ khiến ông Phan Đệ – Chánh VP NH Mắt – vốn là người có xu hướng duy vật cũng dần… duy tâm.
Ông Phan Đệ luôn nhang khói cho linh hồn người hiến giác mạc.
“Có hôm, tôi ghé trụ sở lúc 20 giờ. Ngồi ở dưới, nghe trên lầu có nhiều người nói chuyện huyên náo. Tôi thấy lạ, vì ở đây hoàn toàn không có nhiều người vào buổi tối, các nhà bên cạnh cũng không. Tôi mang đèn pin lên kiểm tra.
Lên lầu 2, thì lại nghe tiếng nói ở lầu 3. Lên lầu 3, vắng hoe. Lên tiếp sân thượng nơi đặt bàn thờ Phật, tôi thắp nhang và khấn vái thì tiếng huyên náo đó mới mất đi. Những chuyện chính mình trải nghiệm như thế, không tin không được” – ông Đệ kể.
Anh Đặng Tuấn Đạt thì cho biết, có những buổi tối, nằm ở dưới có thể nghe thấy từ trên phòng chứa giác mạc ở lầu 3 phát ra tiếng người, tiếng kéo bàn ghế rột roạt.
Video đang HOT
Ông Đệ tâm sự: “Tôi phải lập một bàn thờ vong ở tầng trệt, luôn chăm lo nhang khói. Mỗi lần lấy giác mạc về là phải cúng trình vong linh, sau đó, sẽ mời thầy chùa đến tụng kinh siêu thoát cho họ. Ngày rằm, cuối tháng tôi đều mua trái cây và có lễ cúng bái đường hoàng. Đặc biệt, trên bàn thờ quan âm đặt ở sân thượng, luôn mở kinh a di đà để các linh hồn được bình yên và siêu thoát”.
Ông Đệ tâm sự, từ khi tin vào tâm linh, những khi nào lâm vào thế bí, ông đều thắp nhang và khấn các linh hồn phù hộ. Hàng loạt câu chuyện kì lạ nối tiếp khiến ông không khỏi bất ngờ…
Sau 24 ngày, dù được bảo quản trong lọ hóa chất và căn phòng chuyên dụng nhiệt độ luôn ổn định ở 3 độ C, giác mạc cũng sẽ “chết”. Do đó, ngay khi lấy giác mạc từ người hiến, song song với các bước xét nghiệm máu người hiến và kiểm tra chất lượng giác mạc, công tác tuyển chọn người được ghép cũng đồng thời diễn ra.
Mặc dù, hiện có khoảng hơn 20.000 người có bệnh lý giác mạc được chỉ định ghép, thế nhưng nhiều lúc có giác mạc nhưng lại không biết ghép cho ai. Lý giải điều này, ông Phan Đệ cho rằng, người dân vẫn còn biết về NH Mắt rất hạn chế nên chưa có nhiều đơn xin ghép giác mạc gửi đến trụ sở mà để tại khoa Mắt các BV.
Có lần, giác mạc đã đem về bảo quản ở NH Mắt nhưng chưa có người ghép phù hợp. Từng ngày trôi qua, nguy cơ công sức để lấy chiếc giác mạc trở thành “công dã tràng” đã ở trước mắt.
Bụng lo sốt vó, ông Đệ bèn thắp nhang khấn vái bàn thờ vong linh những người đã hiến giác mạc và cầu mong việc suôn sẻ. “Đâu chừng 30 phút sau, người chuyển phát nhanh tìm tới. Bên trong bì hồ sơ là tên tuổi và số điện thoại người xin ghép. Chúng tôi lập tức liên lạc ngay!”, ông Đệ kể.
Cũng theo vị Chánh VP, có khoảng thời gian tình hình rất “hẻo”, NH Mắt không còn một cái giác mạc nào. Ông đem nhang ra khấn vái, cầu mong tìm được giác mạc giúp người nghèo. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, mong ước của ông được linh nghiệm.
“Hú hồn” nhất, phải kể đến ca mổ ghép giác mạc vào tháng 7/2015 mới đây. Giác mạc đã có sẵn trong kho, tên người ghép cũng có nhưng số điện thoại không liên lạc được. Chỉ còn thời hạn 1 ngày là 2 bác sỹ sẽ đi công tác dài ngày ở nước ngoài, do đó phải đưa bệnh nhân tới ghép ngay.
Bí quá, ông Đệ lại làm lễ khấn tại bàn thờ. Lạ thay, bì hồ sơ của người xin ghép tới, bên trong có số điện thoại liên hệ. Ông Đệ lập tức gọi điện. Mới hay, người xin ghép hiện đang ở tại Trà Vinh, không đón xe khách lên kịp. Trước tình huống oái oăm, ông Đệ đành đề nghị người xin ghép đón xe ôm, chạy một mạch lên Sài Gòn. Việc khám và phẫu thuật ghép giác mạc diễn ra ngay buổi chiều hôm đó.
“Cảm giác cứ như vừa hoàn thành một điệp vụ bất khả thi!” – ông Đệ hồ hởi.
Theo_Kiến Thức
Cảnh báo từ những vụ TNGT nghiêm trọng: Ý thức ẩu, hậu quả khôn lường
Chủ động hoặc vô tình giao ô tô cho người không có giấy phép lái xe điều khiển, đó là nguyên nhân chính dẫn đến 2 vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra ở Hà Nội trong 1 tuần trở lại đây. CQĐT đang khẩn trương làm rõ trách nhiệm từng cá nhân, xác định cụ thể từng lỗi vi phạm để xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.
Hiện trường vụ tai nạn trên đường Hồng Hà
Không bằng lái vẫn nhận xe
Để tìm hiểu nhận thức và nguyên tắc ở một số địa điểm rửa xe, quán cà phê và nơi trông giữ ô tô, nhóm phóng viên ANTĐ đã trực tiếp mang ô tô đến điểm rửa xe tại khu vực đê Nguyễn Khoái, điểm trông giữ tại đường Trần Quang Khải và quán cà phê đầu phố Nguyễn Du.
Tại điểm rửa xe ngay gần cửa khẩu Vân Đồn, quận Hai Bà Trưng, chúng tôi vừa xuống xe, một nam nhân viên trẻ tuổi đã mau mắn: "Anh cứ đi uống cà phê, để chìa khóa bọn em đánh ra vào cho tiện, bây giờ đông khách lắm. Nhớ kiểm tra đồ đạc". "Cậu cũng biết lái xe à?". "Lái là nghề bọn em mà, ngày nào em chẳng lái vài chục lượt. Em lái còn "ngon" hơn nhiều anh có bằng đấy, quen đường rồi". Rất vô tư, cậu nhân viên này cũng không giấu việc chưa có bằng lái nhưng hàng ngày vẫn làm nhiệm vụ đánh xe của khách ra vào bãi rửa.
Rời điểm rửa xe này, chúng tôi vòng lên quán cà phê khá sang trọng đầu phố Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng). Không thể đỗ xe trước cửa, theo chỉ dẫn của nhân viên, chúng tôi sẽ phải đỗ "tranh thủ" ở phố Quang Trung gần đó. "Em lái hộ anh nhé, anh vào gặp bạn chốc lát rồi phải đi". Tỏ thái độ ngần ngừ, cậu nhân viên "mặc cả": "Em lái được, nhưng có thế nào anh chịu đấy nhé". "Thế có bằng chưa?". "Em chưa, nhưng thỉnh thoảng cũng có khách nhờ như anh".
Trước thái độ khá cẩn thận của cậu nhân viên này, chúng tôi dành quyền đi cất xe. Đến điểm rửa xe ở phố Liên Trì (quận Hoàn Kiếm), chúng tôi cùng Trung úy Trần Vũ Hiếu - Tổ trưởng CSTT CAP Trần Hưng Đạo bắt gặp một nam nhân viên đang điều khiển chiếc xe loại 7 chỗ lên vị trí rửa. Chờ chiếc xe yên vị, Trung úy Hiếu tiến đến hỏi: "Cậu có giấy phép lái xe không, đề nghị cho kiểm tra". Tỏ ra khá tự tin, nam nhân viên lấy trong ví tấm giấy phép lái xe ô tô được cấp lại từ đầu năm 2016. "Anh yên tâm, ở đây bọn em chỉ ai có bằng lái mới được lái xe của khách".
Lý giải về việc vì sao có nhiều người khi đến rửa xe hay vào quán cà phê thường giao phương tiện cho nhân viên, Trung úy Hiếu cho rằng: "Khách hàng luôn có tâm lý của "thượng đế", nghĩa là đã mất tiền cà phê hay rửa xe thì việc còn lại là của nhân viên". Nhưng cũng có chủ cơ sở chủ quan cho rằng, lái ô tô là việc "trăm hay không bằng tay quen". Giao cho nhân viên lái vài lần, quen cách ra vào gara, cứ thế sẽ dần thành... nếp.
CAP Trần Hưng Đạo tuyên truyền việc chấp hành quy định đảm bảo ATGT tại điểm rửa xe trên phố Liên Trì
Những phản ứng tích cực
Theo ghi nhận của chúng tôi, đã và đang có những phản ứng khá tích cực ở 2 địa bàn Long Biên và Hoàn Kiếm, ngay sau khi 2 vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra. Tại quận Hoàn Kiếm, từ tối 4-3, chỉ huy CAQ đã chỉ đạo công an 18 phường trên địa bàn rà soát, yêu cầu các pháp nhân trông giữ ô tô ký cam kết, quán triệt nhân viên nếu không có giấy phép lái xe tuyệt đối không tự ý điều khiển phương tiện của khách.
Theo đó, công an cơ sở sẽ mời các chủ doanh nghiệp quản lý các điểm trông giữ đến ký cam kết, đối với những nhân viên có giấy phép lái xe, chỉ được lái xe đúng chủng loại cho phép, chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ và đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện.
Trong 1 ngày triển khai chỉ đạo của CAQ Hoàn Kiếm, đã có 88 cơ sở ký cam kết. Bên cạnh đó, chỉ huy CAQ cho biết, đang quyết liệt yêu cầu CQĐT xác minh rõ mọi tình tiết, vấn đề trong vụ tai nạn nghiêm trọng trên đường Hồng Hà, chiều 3-3, khiến 1 phụ nữ và 1 cháu bé sinh năm 2014 thiệt mạng.
Thời điểm hiện tại, CQĐT đã khởi tố bị can đối với Nguyễn Quang Tuấn (SN 1973, trú tại phường Phúc Tân, Hoàn Kiếm) là người gây ra vụ tai nạn trên. CQĐT cũng đang xác minh việc có hay không Tuấn trông xe ô tô ở khu vực đường Hồng Hà và làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể trong vụ việc này.
Tại quận Long Biên, ngay sau vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 3 người thiệt mạng trên phố Ái Mộ, phường Bồ Đề sáng 29-2, Ban chỉ đạo 197 quận đã họp với chủ tịch, trưởng công an các phường và các phòng chức năng. Cùng với công tác tuyên truyền trên hệ thống loa, lực lượng công an cơ sở ở 14 phường sẽ cùng các phòng chức năng đến kiểm tra, nhắc nhở và yêu cầu các điểm trông xe, rửa xe, nhà hàng... tuyệt đối không để nhân viên không có bằng lái xe được điều khiển xe của khách; nhắc khách gửi xe qua đêm không để lại chìa khóa xe.
"Ban chỉ đạo 197 quận sẽ thành lập các đoàn kiểm tra đột xuất để đánh giá việc thực hiện chỉ đạo của phường cũng như các cơ sở trông giữ xe. Trường hợp phát hiện vi phạm, chủ tịch và trưởng công an phường sẽ bị xem xét trách nhiệm", Thượng tá Nguyễn Hồng Khanh - Phó Trưởng CAQ Long Biên thông tin...
(Còn nữa)
Theo An ninh thủ đô
Bất ngờ: Sẽ lưu giữ tinh trùng nếu "Cụ rùa" Hồ Gươm là giống đực? Trái ngược với các thông tin trước đây, theo thông tin chúng tôi có được từ Bảo tàng Thiên nhiên, qua quá trình kiểm tra xác "cụ rùa" cho thấy khả năng cao đây là cá thể đực. Là cá thể đực (!?) Sau khi qua đời, hiện xác rùa Hồ Gươm đang được lưu giữ trong kho lạnh của Bảo tàng Thiên...