Chuyện không ngờ của diễn viên biệt danh ‘Vua vai phụ’
“Thôi thì mình không được phong làm NSƯT, NSND mà được phong làm nghệ sĩ xấu nhất thì cũng mừng, vì dù sao cũng có chữ ‘nhất’ trong đó”.
Với vóc người nhỏ thó, ít nói và nói chuyện không có khiếu hài hước nhưng xuất hiện trên truyền hình hay các đĩa hài, Trần Bình Trọng lột xác hoàn toàn. Anh trở thành “kẻ tiểu nhân”, “bặm trợn”, “gian xảo”, “nhiều lời”… Là “cha đẻ” của loạt series hài Đại gia chân đất và Làng ế vợ nhưng khi cần, anh vẫn xắn tay áo lao vào dọn dẹp bối cảnh như “lao công trường quay” hoặc sẵn sàng nhận những vai mà không diễn viên nào muốn nhận dù có cát sê cao…
Được phong làm nghệ sĩ xấu nhất thì cũng mừng
Khác hẳn với vẻ ngoài chỉn chu của ông bố, diễn viên Trần Nhượng, Trần Bình Trọng đã xác định cho mình con đường sẽ không theo nghệ thuật. Bởi thế mà anh đăng ký vào Đại học văn hóa để sau này trở thành người quản lý văn hóa, hợp với anh hơn. Thế nhưng, nghiệp diễn như kiểu cha truyền con nối cứ “bám” lấy anh nên từ khi 5 tuổi. Bình Trọng đã từng bị ép lên sân khấu.
Khi học đại học, vì có bố làm diễn viên nên Bình Trọng cũng kiếm chân trợ lý đạo diễn làm cho có thu nhập. Nhanh nhẹn, tháo vát và cởi mở nên anh được các đạo diễn và đồng nghiệp rất quý mến. Nhiều lần không tìm được diễn viên, Bình Trọng bất đắc dĩ đóng thế. Nghĩ thôi nghề tay trái, anh nhận lời làm. Nhưng lâu dần thành quen, yêu nghề, tấm bằng Đại học Văn hóa cất vào kho, anh bắt đầu theo các đoàn làm phim.
Diễn viên Trần Bình Trọng. Ảnh: Vietnamnet
Con đường nghệ thuật của Bình Trọng không được trải toàn hoa hồng khi mọi người vẫn nghĩ vì anh có bệ đỡ là ông bố nổi tiếng Trần Nhượng. Khác với bố chỉ chuyên đóng những vai đạo mạo, danh giá, thủ trưởng cơ quan theo kiểu chính kịch thì Bình Trọng vào nghề đã đóng những vai nhăng nhít, lon ton kiểu hài kịch rồi miết rồi vẫn thế.
“Nhiều người cứ khuyên tôi cố, chọn vai nào diễn cho ra tấm ra món nhưng tôi tự lượng sức mình chẳng diễn được chính kịch, kiểu của tôi chỉ hợp diễn mấy vai nhắng nhít. Tôi không quan trọng hài kịch hay chính kịch, miễn là khán giả còn nhớ tới những vai diễn của mình, còn cười mỗi khi tôi diễn hài là được. Sau này khi làm đạo diễn, tôi cũng quan niệm làm phim cái chính là để khán giả thư giãn chứ không mong nhận danh hiệu, cúp vàng, bằng khen. Không mang dự liên hoan nào cả. Có những danh hiệu được trao tặng đàng hoàng chưa chắc đã sung sướng bằng danh xưng do công chúng, khán giả yêu mến tặng cho. Thôi thì mình không được phong làm NSƯT, NSND mà được phong làm nghệ sĩ xấu nhất thì cũng mừng, vì dù sao cũng có chữ ‘nhất’ trong đó”, đạo diễn Bình Trọng chia sẻ.
Tôi bị vợ yêu quá đà
Không chia sẻ nhiều về gia đình, nhất là ông bố vừa giỏi nghề lại vừa đào hoa, Bình Trọng luôn bị đặt câu hỏi rằng đã bao giờ anh phải đi đánh ghen cùng mẹ. Nhưng lần nào cũng vậy Bình Trọng chỉ cười xòa nói rằng, tính anh dễ tính nên chuyện gì bỏ qua được thì thôi, không nghĩ đến cho nhanh già.
Chẳng thế mà dù đã trải qua cuộc hôn nhân không trọn vẹn, Bình Trọng vẫn được cô gái xinh như hoa hậu phải lòng. Cách đây hơn chục năm, Bình Trọng làm trợ lý cho ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Trong đêm chung kết, anh có dịp làm việc với các thí sinh xuất sắc. Bẵng đi một thời gian, khi đang đi trên đường Hà Nội, anh bất ngờ gặp lại một thí sinh trong cuộc thi hoa hậu năm xưa. Dù không thể nhớ được tên nhưng Bình Trọng cứ giả vở như nhớ lắm, rồi cứ thế họ qua lại trò chuyện, đến năm 2005, sau 3 năm tìm hiểu, cả hai ‘góp gạo thổi cơm chung’.
Video đang HOT
Diễn viên Bình Trọng và vợ. Ảnh: Vietnamnet
Lấy cô vợ trẻ, anh bảo đôi lúc cũng có chút rắc rối. “Tôi bị vợ yêu và thể hiện tình yêu hơi thái quá, cuồng yêu ấy. Cũng hay ghen”, Bình Trọng chia sẻ.
Có ghen như mấy cô trong các series hài mà anh làm không? – PV hỏi. Bình Trọng cười bảo: “Cũng có đấy, ngày trước ở nhà cũ, tôi thường hay mở cửa để cho mấy ông bị vợ đánh vợ đuổi trốn. Thế mà sang nhà mới, đôi lần tôi cũng phải xin hàng xóm mở cửa cho vào đó. Nói vậy chứ hình tượng mấy cô đánh ghen trong chùm hài của tôi, họ ghen theo kiểu rất yêu chồng, kiểu giận thì giận mà thương vẫn thương chứ không phải ghen lố bịch phá đám, bất chấp của những ‘hoạn thư’.
Có những cảnh quay, khi tôi bảo Hiếu pháo hay Lý đẩu (NSND Trung Hiếu, NSƯT Công Lý – PV) diễn mà 2 đồng chí đó cứ đứng cười như ma làm. Tôi cáu quá bảo diễn đi, 2 đồng chí đó bảo “tao nhớ tới chuyện của mày, đây đích thị là chuyện gia đình mày mang vào rồi”, thế là cả đoàn lại cười phá lên. Cơ mà ban đầu tôi hơi khó chịu với chuyện ghen của vợ. Giờ thì tôi thấy vui, khó có thể định nghĩ được, hay dùng từ “ghen kiểu chăm sóc nhỉ”, tôi thấy đúng (cười)”, Bình Trọng chia sẻ.
Theo TLe (Báo Vietnamnet)
Những kỷ vật lịch sử vô giá của lực lượng công an
Dép cao su, vũ khí, quân tư trang là những kỷ vật vô giá, gắn liền với từng thời điểm phát triển của lực lượng Công an Nhân dân hiện đang được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Công an Nhân dân số 1 Trần Bình Trọng (Hà Nội).
Chiêm ngưỡng những kỷ vật vô giá của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam
Hơn 1.700 kỷ vật đang được trưng bày tại đây. Hệ thống trưng bày bên trong gồm 3 chủ đề tương ứng với 3 thời kỳ lịch sử. Đây là một trong những công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.
Một số kỷ vật qua các thời kỳ phát triển của Công an Nhân dân Việt Nam:
Dép cao su được được lực lượng công an sử dụng trong những ngày đầu cách mạng, năm 1945
Khẩu súng của đồng chí Trần Bình, ĐIệp báo Ty Công an Hà Nội dùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Khẩu súng carbin của đồng chí Hoàng Hữu Kháng từng sử dụng bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Bia mộ giả và một số tang vật mà công an Hải Phòng thu được tại nơi chôn giấu vũ khí của gián điệp.
Đây là sa hình địa điểm đóng quân của Nha công an Trung ương (1947-1950). Tháng 4/1947 Nha công an Trung ương đóng quân tại thôn đồng Đon, sau chuyển về thông Lũng Cò, Minh Thanh, Sơn Dương, Tuyên Quang và đóng quân đến tháng 9/1950. Tại đây Nha công an liên tục mở các lớp huấn luyện cán bộ, chiến sĩ. Năm 1999 khu di tích lịch sử Nha công an Trung ương được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia.
Những loại vũ khí thô sơ từ điểm sơ khai của lực lượng công an Việt Nam
Mỗi một khẩu súng, một con dao đều gắn liền với những vụ việc cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử.
Hàng nghìn chiếc nịt được đan vào nhau tạo thành một sợi dây lớn, có tác dụng như một chiếc súng cao su để ném lựu đạn đi xa hơn
Vũ khí, tóc giả là những dụng cụ mà công an dùng để hoá trang khi làm nhiệm vụ tránh bị pháp hiện
Lực lượng an ninh Sài Gòn, Gia Định chiếm lĩnh Bộ chỉ huy Cảnh sát Quốc gia hải cảng ngụy ngày 30/4/1975.
Chiếc xe huyền thoại một thời chuyên dùng để săn bắt cướp của lực lượng công an Sài Gòn.
Hình ảnh công an xưởng Nam Bộ trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Tháng 2/1947 lực lượng này được thành lập để sửa chữa, phục hồi sản xuất vũ khí đáp ứng nhu cầu cho cán bộ công an ở Nam Bộ tham gia kháng chiến.
Mô phỏng hình ảnh người lính bảo vệ tính mạng, tài sản người dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không ngày 18/12/1972 tại Hà Nội.
Trong ảnh là sa hình khu vực tập trung nhiều cơ quan công an tại Hà Nội.
Trọng Trinh
Theo Dantri
Những hiện vật quý giá ở góc phố Trần Bình Trọng Liệt sỹ Bùi Thị Cúc tham gia cách mạng khi còn rất trẻ. Khi bị bắt, chúng tra tấn dã man, dùng dao rạch lên mình chị từng vết theo hình quả trám. Những nỗi đau, những chiến công trong cuộc đời chị được lưu giữ trong bảo tàng CAND sau những hiện vật giản dị, nhưng đầy ám ảnh... Bảo tàng CAND...