Chuyện khó tin: Thai phụ mất con sau một cái… hắt xì hơi
Sau một cái hắt hơi, một sản phụ đã mất con. Cô đi khám và được bác sĩ chẩn đoán là bị suy cổ tử cung.
Hắt hơi là chuyện bình thường trong cuộc sống, đôi khi người ta dễ hắt hơi vì bị cảm, viêm mũi hoặc đột ngột ngửi thấy mùi khí khó chịu. Nhưng bạn có tin được chuyện một phụ nữ mất con sau một cái hắt hơi không?
Câu chuyện tưởng đùa mà lại có thật này xảy ra ở Trung Quốc với một thai phụ 30 tuổi. Sau một cái hắt xì, chị phát hiện ra bị ra máu và vội vàng đi khám. Bác sĩ cho biết chị đã bị sảy thai. Sau nhiều khám xét, bác sĩ cho biết nguyên nhân chính là người phụ nữ này bị suy cổ tử cung.
Thông thường khi một phụ nữ mang thai thì cổ tử cung sẽ đóng kín cho tới gần ngày sinh nở. Tuy nhiên những người bị suy cổ tử cung thì cổ tử cung lỏng lẻo, dễ khiến thai nhi lọt ra ngoài khi gặp áp lực tác động. Những người bị suy cổ tử cung không thể cung cấp môi trường an toàn cho thai nhi sinh trưởng và phát triển, thai nhi dễ bị nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai kỳ.
Theo quan điểm y học, “suy cổ tử cung” có thể được chia thành bẩm sinh và thứ phát tùy theo nguyên nhân của nó.
“Suy cổ tử cung” bẩm sinh được hiểu nôm na là cổ tử cung khi sinh ra đã có cấu trúc bất thường như cổ tử cung quá ngắn hoặc hình dạng khác lạ. Sự thiếu hụt và mất cân bằng của các sợi collagen cổ tử cung khiến chúng lỏng lẻo, không thể đóng chặt để giữ thai.
“Suy cổ tử cung” thứ phát về cơ bản là do các yếu tố như sinh khẩn cấp hoặc kẹp để hỗ trợ sinh, gây ra vết rách cổ tử cung nghiêm trọng. Vì vậy, nếu là phụ nữ bị sẩy thai nhiều lần hoặc bị sa tử cung sẽ rất dễ gây giãn cổ tử cung.
Video đang HOT
Vì vậy, nếu phụ nữ bị sẩy thai không rõ nguyên nhân thì phải đề phòng bệnh “suy cổ tử cung” bẩm sinh, nếu phụ nữ chưa sinh hoặc đã sinh con cũng nên cố gắng tránh gây tổn thương cho cổ tử cung. Nếu không, một khi mắc bệnh “suy cổ tử cung” thì càng khó có thai.
Cảnh báo 4 loại bệnh qua quầng thâm ở mắt
Không hẳn do thói quen thức khuya hay thiếu ngủ, quầng thâm mắt còn là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp trục trặc mà bạn không hề ngờ tới.
Quầng thâm ở mắt là tình trạng mà vùng da xung quanh mí mắt tối màu hơn bình thường, có thể đi kèm với bọng mắt. Nó chẳng những khiến bạn vừa trông mệt mỏi hơn mà còn phải tốn thêm thời gian để che khuyết điểm, nhất là khiến chị em trông già hơn tuổi và kém tươi tắn.
Đa phần quầng thâm này không phải là dấu hiệu bệnh lý, nhưng trong một số trường hợp, nó cũng có thể cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu bạn đã ngủ đủ mà vẫn không cải thiện thì ắt hẳn, cơ thể đang âm thầm "chống chịu" những căn bệnh như sau:
1. Bệnh thận
Một số bệnh về thận như viêm cầu thận, suy thận, sỏi thận... có thể cảnh báo thông qua quầng thâm mắt của bệnh nhân. Lúc này, do chức năng thận trong cơ thể đang bị suy yếu nên nó làm cho vùng da dưới mắt bị tối, khô và thiếu sinh khí. Bệnh càng nặng thì quầng thâm càng khiến gương mặt nhìn buồn bã và mất thần khí.
Khi bệnh thận xuất hiện, quầng thâm sẽ "tấn công" khiến gương mặt chị em bị xuống sắc nhanh chóng.
Ngay khi gặp phải trường hợp có quầng thâm xuất hiện trong thời gian dài, bạn nên chủ động đi xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thận để xác định rõ đang mắc bệnh gì. Ngoài ra, bạn cũng nên thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh hơn, hạn chế thức khuya và cải thiện tâm trạng tích cực hơn.
2. Bệnh gan
Mắt có quầng thâm cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh gan mãn tính, đặc biệt là khi chức năng gan đã bị suy yếu trong thời gian dài. Ở phụ nữ, nếu mắc chứng phù gan càng lâu thì vùng mắt càng thâm đen. Theo thống kê, có khoảng 20% số người bị bệnh gan thường xuất hiện quầng thâm ở trên mặt.
Ngoài việc chủ động đi khám sớm để điều trị kịp thời, bạn cũng nên thay đổi chế độ ăn uống và nghỉ ngơi cho cơ thể hồi phục. Hãy nạp nhiều protein từ thực phẩm như thịt, trứng, sữa... để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho việc hồi phục tế bào gan.
3. Viêm mũi
Viêm mũi thoạt nghe có vẻ không liên quan đến quầng thâm nhưng thật sự lại có đấy.
Ít ai ngờ rằng, quầng thâm mắt cũng có liên quan đến các vấn đề về mũi. Cụ thể, nếu ngày nào ngủ dậy bạn cũng bị hắt xì và chảy nước mũi sẽ khiến cho tĩnh mạch phía dưới mắt bị chảy máu, từ đó xuất hiện quầng thâm mắt. Nhìn chung, khi mũi quá mẫn cảm và dễ bị viêm thì rất dễ bị thâm mắt mãi không khỏi.
Quầng thâm do viêm mũi gây ra hay có đặc điểm là dày và phù nề quanh mắt. Càng hắt xì nhiều chừng nào thì quầng thâm này lại càng đen chừng đó. Chính vì vậy, bạn cần phải đi khám sớm để bác sĩ đưa ra phương án xử lý sớm kẻo ảnh hưởng đến nhan sắc.
4. Kinh nguyệt không đều
Đối với chị em phụ nữ nói riêng, có quầng thâm mắt mãi không khỏi hay gây ra nỗi ám ảnh và thiếu tự tin. Dù vậy nhưng cũng cần phải để ý rằng, quầng thâm mắt xuất hiện có thể do các chị em đang gặp nhiều vấn đề về kinh nguyệt.
Theo Đông y, kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh thường do hàn khí bị ách tắc, khiến khí huyết không thể lưu thông và làm cho quầng thâm xuất hiện rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, lượng kinh ra quá nhiều hoặc xuất hiện xuất huyết tử cung cũng khiến quầng thâm xuất hiện liên tục.
Một vài cách đơn giản giúp giảm quầng thâm tại nhà
- Ngủ nhiều hơn: Bạn nên ngủ đúng giờ đúng giấc mỗi đêm, ít nhất cũng phải từ 7 - 9 tiếng, để ngăn ngừa thâm quầng dưới mắt.
- Dùng dưa chuột: Chị em có thể dùng dưa chuột đắp lên mắt để làm dịu, giảm mệt mỏi và giảm sưng cho mắt nhờ hàm lượng vitamin C cực cao.
- Đắp khăn lạnh: Việc này sẽ hạn chế sự xuất hiện của các mạch máu và quầng thâm.
- Dùng kem dưỡng da chống oxy hóa: Các loại kem dưỡng chống oxy hóa thường chứa nhiều vitamin E và C giúp giảm sự xuất hiện của quầng thâm hiệu quả.
- Dùng túi trà: Caffeine từ túi trà có đặc tính chống oxy hóa giúp kích thích lưu thông máu quanh mắt, nhờ vậy mà giúp giảm quầng thâm và bọng mắt. Bạn hãy đun sôi 2 túi trà trong nước rồi để nguội và sau đó đặt lên mỗi mắt. Một vài loại trà như trà đen, trà xanh và trà thảo dược thường rất tốt để trị bọng mắt thâm.
3 nguyên nhân khó ngờ lại gây nghẹt mũi kéo dài Nghẹt mũi là tình trạng rất phổ biến. Đó có thể là do cảm cúm, viêm mũi hay dị ứng. Thậm chí, nghẹt mũi có thể kéo dài và thành mạn tính. Lạm dụng thuốc xịt thông mũi có thể gây nghẹt mũi mạn tính - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Bất kỳ loại bệnh nào cũng có nguyên nhân. Dưới đây là 3...