Chuyện khó tin phía sau ca ghép tim lợn cho người đầu tiên trên thế giới
David Bennett đã đấu tranh tư tưởng rất nhiều trước khi quyết định lên bàn mổ và trở thành người đầu tiên trên thế giới được thực hiện ghép tim lợn.
Nhóm y bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật ghép tim cho David Bennett tại Mỹ (Ảnh: USA Today).
David Bennett, bệnh nhân 57 tuổi tại Maryland, đã trở nên “nổi tiếng” khi trở thành người đầu tiên được ghép tim lợn sau ca phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland ở Mỹ hôm 7/1. Đây là ca ghép tim lợn vào cơ thể người thành công đầu tiên trên thế giới và đánh dấu lần đầu tiên một con lợn biến đổi gene được sử dụng làm “vật hiến tạng”.
“Đó thực sự là một phép màu. Đó là những gì bố tôi cần”, David, con trai bệnh nhân, nói hôm 9/1 – 2 ngày sau ca phẫu thuật kéo dài sự sống của cha mình.
Trong ca phẫu thuật kéo dài 9 giờ, các bác sĩ đã thay thế trái tim của Bennett bằng tim của một con lợn 1 tuổi, đã được chỉnh sửa gene và lai tạo đặc biệt cho mục đích ghép tạng.
Sau ca phẫu thuật, Bennett đã có thể tự thở mà không cần thở máy, mặc dù ông vẫn cần một máy tim – phổi ECMO để bơm nửa lượng máu trong cơ thể. Các bác sĩ dự định sẽ tháo máy dần dần cho ông khi tình hình sức khỏe ổn định hơn.
Trước khi đổ bệnh, Bennett từng là người khá khỏe mạnh. Ông bắt đầu bị đau ngực dữ dội vào tháng 10 năm ngoái. Bennett đã tới Trung tâm Y tế Đại học Maryland trong tình trạng mệt mỏi và khó thở.
David, con trai Bennett và là một nhà vật lý trị liệu, hiểu mức độ nghiêm trọng về tình trạng sức khỏe của cha mình. “Ông không thể leo nổi 3 bậc cầu thang”, David kể lại.
Các bác sĩ đã mất 2 tháng để cố gắng cứu lấy trái tim của Bennett, nhưng không thành công. Các chương trình ghép tạng, vốn rất ít ỏi, cũng từ chối ghép tim cho Bennett. Ông bị cho là không đủ điều kiện để được ghép tim nhân tạo vì chứng rối loạn nhịp tim không thể kiểm soát.
Video đang HOT
Mỗi năm, chỉ có khoảng 3.000 bệnh nhân tại Mỹ đủ may mắn để được ghép một trái tim mới, và 20% trong số những người trong danh sách chờ đã qua đời trước khi được ghép tạng hoặc yếu đến mức không đủ điều kiện để ghép.
Bennett không đủ điều kiện để được đưa vào danh sách ghép tạng, vì ông không tuân theo chỉ định của bác sĩ, bỏ lỡ các cuộc hẹn khám bệnh và ngừng sử dụng thuốc được kê đơn.
Lúc đầu, Bennett không muốn tham gia vào ca phẫu thuật thử nghiệm ghép tạng động vật. Ông lo sợ rủi ro do phẫu thuật và không muốn chết trên bàn mổ. Tuy nhiên, Bennett đã thay đổi ý định khi ông nhận ra rằng, mình có thể sẽ không bao giờ rời khỏi bệnh viện nếu không phẫu thuật.
“Bố tôi biết rằng đây là lựa chọn tốt nhất của mình. Ông ấy là một chiến binh và có khát vọng sống”, David nói.
Mặc dù Bennett vẫn còn một chặng đường dài phía trước, nhưng David cho biết anh rất lạc quan về tương lai của cha mình.
“Bố tôi đã nói với cả hai chị em gái của ông và tôi rằng: “Đừng lo lắng. Chúa đang nắm tay tôi”. Tôi tin rằng vẫn có lý do để hy vọng”, David nói.
David chia sẻ rằng, ngay cả khi ca phẫu thuật không thay đổi được số phận của Bennett, nó cũng giúp ông để lại một di sản.
“Bất kể điều gì xảy ra, bố vẫn muốn giúp đỡ những người khác”, Bennett nói với con trai trước khi phẫu thuật.
Đánh cược số phận
Bệnh nhân David Bennett (phải) và bác sĩ phẫu thuật Bartley Griffith (Ảnh: EPA).
Mặc dù vẫn mong muốn được ghép tim người, nhưng Bennett quyết định đánh cược vào phương pháp điều trị mới, vì ông hiểu rằng mình có thể sẽ tử vong nếu không có trái tim mới thay thế.
“Buổi tối cuối cùng trước ca phẫu thuật, tôi đã nói chuyện với bệnh nhân. Ông ấy nói rằng: “Tôi thực sự muốn được ghép tim người”. Tôi nói: “Tôi cũng muốn ông được ghép tim người. Việc lấy quả tim lợn đó ra khiến chúng tôi phát điên, nhưng lựa chọn do ông quyết định”, bác sĩ Bartley Griffith, người chỉ đạo cuộc phẫu thuật, cho biết. Griffith nói rằng, điều khó nhất của việc thực hiện phẫu thuật thử nghiệm là phải nói chuyện trước với bệnh nhân.
“Hoặc là chết, hoặc là thực hiện ca cấy ghép này. Tôi muốn sống. Tôi biết đó là tia sáng le lói trong bóng tối, nhưng đó là lựa chọn cuối cùng của tôi”, ông Bennett cho biết trước khi tiến hành phẫu thuật.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ đã làm việc tích cực vào cuối năm ngoái, trước khi cấp phép khẩn cấp cho các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép.
Các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu để có thể đưa tim từ động vật được chỉnh sửa gene vào hoạt động trong cơ thể người mà không bị đào thải. Nghiên cứu này đã được đẩy nhanh trong suốt một thập niên nhờ vào các công nghệ nhân bản và chỉnh sửa gene mới.
Trái tim cấy ghép cho ông Bennett được lấy từ một con lợn bị biến đổi gen do Revivicor, một công ty dược có trụ sở tại Blacksburg, bang Virginia, Mỹ cung cấp. Con lợn đã được chỉnh sửa gen 10 lần. 4 gene đã bị loại bỏ hoặc bất hoạt, bao gồm một gene mã hóa phân tử gây ra phản ứng thải ghép ở người.
Bác sĩ Mohiuddin, người cùng với bác sĩ Griffith thực hiện nhiều nghiên cứu dẫn đến quá trình cấy ghép, cho biết, một gene tăng trưởng cũng bị bất hoạt để ngăn tim lợn tiếp tục phát triển sau khi được cấy ghép vào cơ thể người. Ngoài ra, 6 gene người đã được đưa vào bộ gene của lợn hiến tặng và chỉnh sửa chúng để có khả năng chịu đựng tốt hơn đối với hệ thống miễn dịch của con người.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một loại thuốc thử nghiệm mới do bác sĩ Mohiuddin phát triển và do Kiniksa Pharmaceuticals sản xuất để ức chế hệ thống miễn dịch và ngăn chặn sự đào thải. Họ cũng sử dụng một thiết bị truyền dịch bằng máy mới để giữ tim lợn được bảo quản cho đến khi phẫu thuật.
Các nhà nghiên cứu kỳ vọng những thành tựu cấy ghép sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của y học trong tương lai, khi nửa triệu người Mỹ vẫn đang thiếu các cơ quan nội tạng hiến tặng để chờ cấy ghép. Hơn 100.000 người tại Mỹ đang ở trong danh sách chờ ghép tạng và họ phải chịu đựng các triệu chứng và tác dụng phụ khủng khiếp. Khoảng 6.000 người trong số này qua đời mỗi năm trong khi vẫn đang chờ đợi trong vô vọng để có thể được thận, tim hoặc phổi của người xấu số nào đó.
“Đây là một bước đột phá thực sự đáng chú ý. Tôi rất vui mừng khi biết tin này và nó sẽ mang lại hy vọng cho gia đình tôi cũng như những bệnh nhân khác, những người cuối cùng sẽ được cứu sống nhờ bước đột phá này”, Robert Montgomery, bác sĩ phẫu thuật và cũng là một bệnh nhân ghép tim, nói về ca phẫu thuật của Bennett.
Khi COVID-19 không thể ngăn quyết tâm hồi sinh sự sống
Trên con đường vành đai hướng đến sân bay của thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, những chiếc xe vội vàng bẻ lái đi sát vào lề đường sau khi nhìn thấy ánh đèn nhấp nháy của chiếc xe cấp cứu có ghi dòng "hiến tạng" bên thân xe.
Đây là chiếc xe chở nhóm bác sĩ ghép tạng đang trên đường đến nhận trái tim của một người hiến tặng để cứu một người đang bên bờ sinh, tử. Cách đó không xa, tại sân bay Barajas, các nhân viên y tế mặc đồ màu xanh trên một máy bay tư nhân đang mở tủ bảo quản lạnh để lấy trái tim người hiến tạng.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang gây ra một loạt thách thức đối với các chuyên gia ghép tạng hàng đầu ở Tây Ban Nha, bệnh nhân được nhận tạng lần này quả là may mắn. Năm 2020, COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến cuộc chạy đua về thời gian này khi mà các đơn vị hồi sức tích cực đều quá tải trên khắp đất nước.
Nữ y tá Erika Martinez - rất thâm niên và kỹ năng nghiệp vụ, đã tham gia khoảng 450 ca ghép tạng, nhấn mạnh đại dịch đã làm thay đổi hẳn số ca ghép tạng. Trong làn sóng dịch thứ nhất, vấn đề chính là sự sụp đổ của các đơn vị hồi sức tích cực (ICU) tại tất cả bệnh viện. Do số ca mắc COVID-19 ngày một tăng, các ICU - vốn là nơi quan trọng thực hiện cho các ca phẫu thuật ghép tạng, luôn trong tình trạng quá tải.
Theo ông Beatriz Dominguez-Gil, người đứng đầu Tổ chức Ghép tạng quốc gia Tây Ban Nha (ONT), các ICU là nơi giúp những người có nghĩa cử cao đẹp duy trì sự sống nhờ máy móc để chờ được lấy tạng và cũng là nơi các bệnh nhân nhận tạng lưu lại những ngày đầu tiên sau khi cấy ghép.
Do số bệnh nhân mắc COVID-19 quá nhiều, nên số ca ghép tạng đã giảm 20% trong năm 2020. Dẫu vậy, với sự quyết tâm của đội ngũ y tế, Tây Ban Nha vẫn là nước có số người hiến tạng cao trên thế giới. Trong năm 2020, cứ 1 triệu người lại có 37,4 người tình nguyện hiến tạng ở Tây Ban Nha, cao hơn so với mức 29,4 ở Pháp và 36,1 ở Mỹ trong năm 2019. Bên cạnh đó, Tây Ban Nha cũng là nước có số ca ghép tạng hàng đầu thế giới, chiếm tới 5% tổng số ca ghép tạng trên toàn thế giới, dù chỉ chiếm 0,6% dân số toàn cầu. Hiện các chuyên gia đầu ngành của nước này và của thế giới vẫn nỗ lực bền bỉ vượt qua khó khăn, góp phần mang lại sự sống cho bệnh nhân.
Bà Amparo Curt, 51 tuổi, một trong những bệnh nhân may mắn dù phải trải qua quy trình phức tạp trong làn sóng dịch đầu tiên. Tháng 3/2020, bà đã được đưa vào danh sách chờ ghép tạng khẩn cấp sau khi bệnh viêm gan tự miễn tiến triển nặng và "chỉ còn vài ngày" để sống. Bà đã nhớ lại cảm giác lo lắng của mình khi "Thần chết" rình rập bên cạnh, trong khi không biết làm thế nào để có thể tìm được lá gan thay thế giữa lúc dịch bệnh bủa vây. Tuy nhiên, may mắn đã mỉm cười khi chỉ mấy ngày sau đó, bà nhận được cuộc gọi có thể thay gan. 5 ngày sau ca phẫu thuật, bà đã được xuất viện. Kể từ đó, bà luôn trân trọng ý nghĩa của từng phút giây trong cuộc đời mình.
Từ trên máy bay, bác sĩ phẫu thuật Juan Esteban de Villarreal, 28 tuổi, khá hồi hộp không biết ca ghép trái tim mà anh vừa lấy ra từ lồng ngực một bệnh nhân có thành công hay không. Còn tại bệnh viện Puerta de Hierro ở Majadahonda, ngoại ô Madrid, một bệnh nhân đang nóng lòng chờ đợi sự thay đổi sau khi được ghép tạng.
Tại Tây Ban Nha, hơn 75% số nội tạng được vận chuyển bằng các hãng hàng không thương mại, nhưng những tạng đặc biệt như tim, đòi hỏi thời gian gấp gáp sẽ được vận chuyển bằng máy bay tư nhân. Do không ai có thể mua được trái tim, nên ngay sau khi hạ cánh, đội ngũ y tế đã nhanh chóng đến bệnh viện Majadahonda, thay quần áo, tới phòng mổ để thực hiện công đoạn thay trái tim bệnh tật bằng một trái tim mới. Trong vòng vài giờ, các ống sẽ được rút ra, lồng ngực sẽ khép lại và trái tim sẽ bắt đầu đập lại bên trong cơ thể của người chủ mới. Đó là lúc các bác sĩ nhẹ nhàng mỉm cười vì công sức của mình vượt mọi khó khăn đã được đền đáp xứng đáng.
Cụ ông 95 tuổi hiến tạng Cụ Cecil Lockhart, 95 tuổi, ở Tây Virginia, trở thành người hiến tạng lớn tuổi nhất trong lịch sử Mỹ khi gan của ông được ghép cho một phụ nữ. Gan của cụ Lockhart ở thành phố Welch được hiến tặng sau khi ông qua đời hôm 4/5. Người phụ nữ được ghép gan đang hồi phục sau ca phẫu thuật, theo Trung...