Chuyện khó tin ở ngôi làng giết chó lớn nhất Việt Nam (Kỳ 1)
Chỉ một chốc lát, 30 con chó đã toi mạng, nằm chồng đống lên nhau trên nền xi măng nhoe nhoét phân, nước tiểu, máu me.
Cảnh giết chó ở Cao Hạ. Ảnh Văn Duẩn
Nhắc đến giết mổ thịt chó, người dân thủ đô nghĩ ngay đến làng Cao Hạ (xã Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội).
Không ai nắm rõ làng Cao Hạ có nghề thịt chó từ bao giờ, chỉ biết rằng, đó là nghề gia truyền. Cha ông người Cao Hạ làm nghề giết mổ thịt chó, thì giờ con cháu vẫn theo nghề sát sinh này.
Ông Hồ Xuân Đức, thủ từ đền Giang Xá, thờ cụ Lý Nam Đế, ở ngay đầu làng Cao Hạ kể rằng, trước đây, Cao Hạ vốn làm nghề bún, cung cấp cho Hà Nội.
Cách đây cả thế kỷ, người Cao Hạ đã làm bún, mà cả làng cùng làm, đúng chất một làng nghề nhộn nhịp. Thế nhưng, cũng cách nay cả thế kỷ, trong làng có vài gia đình chuyên mổ chó. Nghề mổ chó cứ mỗi ngày một phất lên.
Làng Cao Hạ
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, nghề mổ chó ở Cao Hạ đã nhộn nhịp lắm. Mấy chục hộ dân trong làng có lò mổ chó. Nửa đêm, dân làng thắp đèn sáng trưng, đập chó kêu ăng ẳng.
Sáng ra, người Cao Hạ đạp xe chở chó đi khắp Hà Nội, cung cấp cho các chợ lớn như Âm Phủ, Phùng Hưng, Thái Hà, Mỹ Đình, thị trấn Trôi, Phùng… Nói không ngoa, ngày đó, 90% quán thịt chó ở thủ đô và vùng lân cận là do người Cao Hạ cung cấp.
Nghề giết mổ chó cứ thế phất lên, rồi nhà nọ học theo nhà kia, cùng giết mổ chó. Làng Cao Hạ giết mổ chó cực kỳ chuyên nghiệp. Họ có cả đội quân thu mua chó khắp Việt Nam. Thậm chí, sang tận Lào, Campuchia, Thái Lan thu mua hàng xe tải chó.
Mua chó ở nước ngoài vừa rẻ, thịt lại ngon, nên thịt chó Cao Hạ mỗi ngày thêm nổi tiếng. Đội quân buôn chó cung cấp cho các lò mổ. Hàng chục người trong làng làm công việc buôn bán các bộ phận chó đi khắp nơi. Cả làng sống nhờ con chó, làm giàu nhờ giết mổ, buôn bán thịt chó.
Video đang HOT
Để tận mắt công việc mang tính sát sinh loài vật nuôi thân thuộc với con người, nửa đêm tôi tìm đến làng Cao Hạ.
Chuẩn bị giết mổ chó. Ảnh: Văn Duẩn
Ban ngày thì làng nước im ắng, thậm chí ít người qua lại làng, vì người đi đổ mối thịt chưa về, người thì ngủ mê mệt sau một đêm làm việc vất vả, nhưng 12 giờ đêm, là thời điểm xóm làng tấp nập.
Chiếc xe tải chở hàng chục lồng chó đỗ trước lò mổ của bà S. Bà S. bật điện sáng trưng, giọng vang như chuông đồng, kêu đám thợ trở dậy làm việc.
Thợ mổ người chuẩn bị dao, chậu, pha chế nước sôi. Từ trên xe tải, từng lồng chó được khênh xuống, chồng chất lên nhau. Mỗi lồng có đến 10 con chó đang gầm ghè. Con nào con nấy bẩn thỉu, hôi hám.
Mùi khai, thối của chất thải con nọ dính vào con kia, ủ lâu ngày, bốc lên khiến tôi muốn phát ói, tuy nhiên, những người thợ đều đã quá quen thuộc với thứ mùi ấy, nên chẳng hề gì.
Mặc dù nghề giết mổ gia súc không vi phạm pháp luật, quang minh chính đại, nhưng những người làm nghề giết mổ ở đây đều tránh mặt khi nói về nó, đặc biệt là ngại tiếp xúc với giới truyền thông. Họ không muốn người đời biết mình làm công việc sát sinh. Vì thế, tôi phải trong vai người đi tìm nguồn hàng thịt chó, cung cấp cho nhà hàng của mình.
Bà S. bảo, những năm trước, mỗi đêm, lò mổ của bà giết cả tấn chó, tuy nhiên, công việc kinh doanh ngày một khó khăn, nhiều lò mổ cạnh tranh, nên chỉ giết mổ chừng 5 tạ.
Để có đủ nguồn hàng, bà S. phải xây dựng một khu chuồng trại ở ngoài cánh đồng, cách làng gần 100m. Tại đây, bà chứa hàng xe tải chó, giết mổ vài ngày mới hết. Ngày trước, lò mổ của bà ở trong làng, nhưng dân kiện cáo vì ô nhiễm và mất ngủ vì tiếng chó kêu, nên bà phải chuyển ra cánh đồng.
3 thợ mổ chó, gồm 1 người lớn tuổi, 2 thanh niên đã sẵn sàng cho công việc. Dũng, một thợ mổ thịt chó quê ở Thái Bình dùng chiếc “kìm” lớn luồn vào trong lồng, kẹp cổ chó lôi ra xềnh xệch.
Chú chó sợ hãi kêu ăng ẳng. Tiếng “bốp” khô khốc vang lên, chú chó nằm giãy đành đạch, không kịp kêu thêm tiếng nào nữa. Đàn chó trong chuồng sợ hãi tru lên thảm thiết. Dũng đập chết con nào, 2 người thợ lại thay nhau xách chó đặt lên giàn chọc tiết. Tiết đỏ xổ ra ngập mấy chiếc chậu cáu bẩn.
Chỉ một chốc lát, 30 con chó đã toi mạng, nằm chồng đống lên nhau trên nền xi măng nhoe nhoét phân, nước tiểu, máu me. Một cảnh tượng giết chóc quả vô cùng thảm khốc.
Không rửa ráy, xả nước gì, xác những chú chó bẩn thỉu được tống vào những chảo nước đang sôi ùng ục, rồi ném vào máy đánh lông. Chiếc máy quay tít như máy giặt, đánh tuột sạch lông chó. Con nào đã trắng bợt, thì thợ vứt oạch xuống nền xi măng bẩn thỉu.
Mổ chó ở Cao Hạ. Ảnh Văn Duẩn
Ngoài kia, rơm đã được trải thành dãy dài. Từng chú chó trắng bợt được xếp hàng thẳng thớm. Lửa nổi lên bùng bùng. Khi chú chó đã vàng ruộm, đẹp mắt, thì mỗi thợ một con mổ bụng, moi lòng. Mỗi thợ chỉ mất độ chục phút cho mỗi con chó, là bộ phận nào đã ra bộ phận đó.
4 giờ sáng, con buôn đã tới tấp đến. Họ đến sớm chầu chực để lựa những con chó ngon nhất. Trong chốc lát, 30 con chó đã sạch bay. Bà S. bảo, nay trời trở lạnh, thịt chó sẽ được chuộng, nên sai thợ sát hại thêm vài con nữa.
Cách lò mổ của bà S. không xa, là lò mổ của bà Đ., ông T. cũng sáng rực ánh đèn, con buôn ra vào lựa chó thịt đông nườm nượp. Đây được coi là 3 lò mổ lớn nhất làng Cao Hạ, mỗi đêm hạ sát vài tạ đến cả tấn chó.
Trong làng còn mấy chục lò mổ nữa, nhưng chỉ là lò mổ nhỏ lẻ, mỗi ngày giết mổ vài con. Nhưng cộng lại tổng thể, mỗi đêm, làng Cao Hạ giết tới 4-5 tấn chó, tức là có khoảng 300-400 con chó bị hóa kiếp. Những ngày cao điểm, đặc biệt dịp cuối tháng, có tới cả chục tấn chó bị giết ở ngôi làng này.
Còn tiếp…
Theo xahoi
Lợn vẫn "trần truồng" ùn ùn ra chợ
Trung bình một ngày, hơn 1.000 con lợn được giết mổ tại đây, nhưng tất cả được chuyên chở bằng xe máy ra chợ, không có sự che đậy.
Sáng sớm 2-2, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm Thanh tra Sở NN&PTNT và Công an TP Hà Nội đã thực hiện kiểm tra ATTP tại cơ sở giết mổ gia súc tập trung Thịnh An - Vạn Phúc, Thanh Trì.Tại thời điểm kiểm tra, lò mổ đang có 22/26 hộ hoạt động giết mổ tấp nập.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Cty CP Thịnh An cho biết, cơ sở giết mổ này trung bình mỗi ngày giết mổ khoảng 1.100 con, trong đó chiếm đến 70-80% là lợn được nhập từ Công ty CP chăn nuôi Việt Nam C.P. "Mặc dù đã gần Tết nhưng lượng lợn giết mổ vài ngày gần đây cũng chỉ tăng rất nhẹ, không đáng kể so với ngày thường".
Cơ sở giết mổ gia súc Thịnh An được thành lập vào tháng 1/2012, gồm một số hộ giết mổ từ lò mổ Thịnh Liệt sau khi đóng cửa chuyển về. Mặc dù đã có 19 ô giết mổ được đầu tư sàn giết mổ bằng inox không gỉ, giúp thoát nước tốt, nhưng vẫn còn đến 7 vẫn thực hiện giết mổ dưới sàn nhà. Thêm vào đó, người tham gia giết mổ vẫn thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động, nước, tiết và lông chưa được xử lý triệt để. Đặc biệt, lợn sau khi giết mổ được vận chuyển đến các chợ dân sinh vẫn chất chồng 3-5 con trên xe máy, không che đậy, chân lợn quét đất. Những chiếc xe chở lợn đã giết mổ không đảm bảo vẫn ùn ùn đổ ra các chợ từ đây.
Thậm chí ngồi cả lên lợn
Ông Phạm Khắc Diến, Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT cho biết, việc kiểm tra cơ sở giết mổ Thịnh An nằm trong kế hoạch thanh kiểm tra ATTP dịp Tết Nguyên đán của Sở NN&PTNT. "Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo không có thực phẩm bẩn, thực phẩm không đảm bảo ATTP ra thị trường. Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm những cơ sở giết mổ, chế biến không đảm bảo, vi phạm".
Việc giết mổ cũng đã có sự tiến bộ hơn, trên sàn inox và có Thú y giám sát
Với cơ sở giết mổ Thịnh An, ông Diến đã nhắc nhở đơn vị quản lý cần khắc phục ngay việc vận chuyển lợn trần, không đảm bảo yêu cầu, mất mỹ quan, đồng thời, người tham gia giết mổ phải được trang bị bảo hộ lao động đảm bảo theo quy định.
Đoàn kiểm tra nhắc nhở một số tồn tại
Cũng sáng cùng ngày, đoàn đã kiểm tra an toàn thực phẩm tại HTX dịch vụ thương mại Đại Lan, xã Duyên Hà, Thanh Trì đối với mặt hàng rau, củ, quả an toàn.
HTX rau an toàn Đại Lan được TP phê duyệt với hơn 50ha, bao gồm khoảng 500 hội viên tham gia. Đây cũng là cơ sở sản xuất, sơ chế rau an toàn đầu tiên trên địa bàn Hà Nội đang triển khai sản xuất rau an toàn theo VietGap, rau quả được dán tem trước khi ra thị trường.
Tuy nhiên, đại diện HTX cho biết, lượng rau được bán vào các cửa hàng, siêu thị của HTX chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn, phần lớn người dân vẫn phải mang ra ngoài chợ tiêu thụ.
Theo xahoi
Chấn chỉnh vệ sinh thực phẩm làng nghề Ngày 16-1, Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TP Hà Nội) phối hợp cùng Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở NN&PTNT đã tiến hành giám sát, kiểm tra việc đảm bảo ATVSTP tại làng nghề La Phù (huyện Hoài Đức). Qua kiểm tra 2 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc loại lớn ở làng nghề này, gồm Công...