Chuyện kể về người đàn ông lái xe ở Hạ Lôi bỗng dưng tìm được nghề mới đầy vui vẻ trong những ngày cả thôn bị cách ly: “Xong dịch có khi lại đổi nghề luôn”
Vốn làm nghề lái xe, nhưng lệnh cách ly khiến người đàn ông này bỗng tìm được “năng khiếu” đặc biệt của mình trong 1 ngành nghề hoàn toàn mới.
Trải qua 28 ngày cách ly phòng để phòng chống dịch Covid-19, với mỗi người dân thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội) dù cuộc sống trong những ngày này được chính quyền địa phương chăm lo đầy đủ nhưng ai cũng mong chờ giờ phút được dỡ lệnh phong tỏa để trở lại cuộc sống bình thường.
Ngày 5/5, thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh với 2.973 hộ dân, tương đương với 10.872 nhân khẩu bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường sau 28 ngày cách ly phòng, chống dịch Covid-19.
Ngày 5/5, thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh với 2.973 hộ dân, tương đương với 10.872 nhân khẩu bắt đầu trở lại cuộc sống bình thường sau 28 ngày cách ly phòng, chống dịch Covid-19.
Có rất nhiều câu chuyện về cuộc sống của người dân trong thôn suốt thời gian chấp hành lệnh cách ly. Do yêu cầu cơ bản của lệnh, nhiều người không thể tiếp tục công việc mưu sinh chính của mình, nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ cộng đồng, họ vẫn nghiêm túc chấp hành.
Những ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như thu nhập tài chính của người dân nơi đây là không thể tránh khỏi, tuy nhiên mỗi cá nhân thôn Hạ Lôi đều tự tìm cho mình những biện pháp ứng phó để có thể chung sống dễ dàng hơn với yêu cầu của công tác phòng chống dịch bệnh.
Anh Đặng Đình Nghĩa (51 tuổi, người dân xóm Bàng) vốn làm nghề lái xe.
Ngay sau khi chỉ thị cách ly xã hội được nới lỏng, người dân ở khắp các địa phương đều bắt đầu bước sang 1 giai đoạn mới, đó là giai đoạn sống chung với những thói quen để chống dịch, bên cạnh đó cũng tiến hành ổn định và phát triển kinh tế tài chính, góp phần đưa nền kinh tế chung của nước nhà quay trở lại với đà phát triển mạnh mẽ như trước đây.
Những ngày thực hiện lệnh cách ly tại thôn Hạ Lôi, anh mới bắt đầu học cắt từ những bước sơ đẳng nhất.
Nỗi niềm về giảm đau kinh tế luôn bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt nhất, từ những cá thể riêng biệt nhất trong tổng thể cộng đồng xã hội. Và cách người dân Hạ Lôi tiếp cận, giảm đau kinh tế cũng rất đời thường, bắt đầu từ những sự việc rất nhỏ bé.
Đó là câu chuyện của anh Đặng Đình Nghĩa (51 tuổi, người dân xóm Bàng), vốn là trụ cột kinh tế chính trong gia đình, công việc chính của anh là nguồn thu nhập cố định để duy trì những sinh hoạt cơ bản trong cuộc sống hằng ngày.
Tuy mới học nghề nhưng cỏ vẻ như anh Nghĩa rất thành thục với công việc tay trái này.
Vốn làm nghề lái xe, ngành nghề ảnh hưởng rất nhiều khi thực hiện chỉ thị cách ly xã hội và lệnh cách ly riêng đối với thôn Hạ Lôi, từ ngày có dịch, anh gần như không có việc để làm.
Chẳng biết do bản thân có năng khiếu tiềm ẩn bao nhiêu năm hay do cái duyên bỗng nhiên đến trong những ngày cách ly tại thôn Hạ Lôi mà bỗng nhiên chỉ học mới học sơ qua một chút mà anh Nghĩa lại có thể cắt tóc cho người khác rất lành nghề.
“Đợt dịch này tôi mới học cắt tóc chứ trước làm nghề chạy xe, ở nhà rảnh không có việc làm nên mở cắt tóc cho người dân trong thôn, bây giờ thì đang cắt miễn phí hết cho mọi người”, anh Nghĩa chia sẻ.
Thời gian rảnh rỗi khá nhiều khiến anh Nghĩa quyết định các tóc miễn phí cho người dân trong thôn.
Vì có nhiều thời gian rảnh do không thể chạy xe như ngày thường, anh Nghĩa mở hẳn “tiệm” cắt tóc miễn phí cho người dân trong thôn. Ai đã từng sống trong khu vực cách ly mới hiểu, các loại hình dịch vụ đều có xu hướng tự cung tự cấp.
Chính vì vậy, tiệm cắt tóc mới mở chẳng thu tiền này thu hút khá nhiều khách hàng. Có lẽ bởi liên tục cắt tóc giúp bà con trong thôn mà tay nghề của anh cũng ngày càng được cải thiện hơn.
Anh Nghĩa vui vẻ chia sẻ về nghề nghiệp mới khiến anh vô cùng thích thú, thậm chí anh còn tính đến việc phát triển sự nghiệp mới.
“Xong đợt dịch này có khi đổi nghề luôn”.
Người đàn ông bất ngờ phát hiện mình sở hữu 1 đôi tay khéo léo sau đợt cách ly này. Anh tiến hành cắt tóc cho rất nhiều bà con nhưng tuyệt đối không rời chiếc khẩu trang. Có thể thấy những thói quen mới tích cực được hình thành trong giai đoạn cách ly phòng chống dịch.
Tiệm cắt tóc mới tinh có vẻ như rất đắt khách.
Đó là câu chuyện về người đàn ông bỗng tìm thấy “năng lực” mới trong ngành nghề chẳng có chút gì liên quan đến công việc mình làm. Trong suốt 28 ngày cách ly tại thôn Hạ Lôi cũng nhưng thời gian cách ly xã hội toàn quốc vừa qua, rất nhiều người đã tìm thấy con đường cải thiện kinh tế cho bản thân.
Đây là những tín hiệu tích cực, dễ thương và vô cùng đời thường nhưng lại mang đến những kết quả hết sức thiết thực trong giai đoạn toàn quốc chung tay giảm đau cho nên kinh tế nước nhà.
Ảnh: Gia Đoàn
Người dân thôn Hạ Lôi gom hoa màu, chờ thời khắc dỡ bỏ cách ly
Nhiều người dân thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội) đã gom hoa màu, chờ hết lệnh cách ly để xuất đi các nơi.
Chỉ còn ít giờ nữa, thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội) sẽ dỡ bỏ lệnh cách ly 28 ngày, người dân nơi đang rất hồ hởi, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để quay trở lại lao động, sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Nhàn (47 ở xóm Bàng, thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội) cho biết: "Chúng tôi phải nghỉ suốt gần 1 tháng, thiệt hại vô cùng lớn, bây giờ nghe lệnh chuẩn bị được dỡ bỏ cách ly nên nhà tôi tranh thủ gom hoa còn sót lại của gia đình và hoa từ những nhà đi "mót" để mang đi Hà Nội bán ngay sau thời khắc được đi ra khỏi làng".
Bà Nguyễn Thị Nhàn chuẩn bị hoa mang đi bán ngay trong đêm.
Theo bà Nhàn, bình thường cứ 21h hàng ngày, gia đình bà sau khi thu gom sẽ vận chuyển xuống Hà Nội giao cho các mối nhưng đêm 5/5, dỡ bỏ cách ly lúc 0h thì bà Nhàn sẽ tranh thủ mang đi ngay từ thời khắc đó.
"Hôm nay chúng tôi gom được gần 1 vạn bông hoa hồng và hoa loa kèn. Mọi khi mỗi ngày chở theo gần 3 vạn bông để cung cấp xuống Hà Nội nhưng nay nguồn cung bị hạn chế do dịch. Chúng tôi chờ mỏi mòn đến thời khắc này, mong hoa mang xuống Hà Nội bán sẽ được giá để dân chúng tôi bớt khổ cực vì dịch", bà Nhàn chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Thủy cắt tỉa hoa.
Chị Nguyễn Thị Thủy là giáo viên ở xóm Bàng, (thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội) cho biết: "Hôm nay tranh thủ thời gian rảnh tôi sang giúp nhà anh chị Nhàn để cắt tỉa hoa mang xuống Hà Nội bán sau khi dỡ bỏ lệnh cách ly. Nghe tin chuẩn bị dỡ bỏ cách ly chúng tôi rất hồi hộp, xen lẫn niềm vui khi được quay trở lại cuộc sống bình thường. Những ngày cách ly tuy khó khăn, vất vả, lo lắng nhưng người dân chúng tôi luôn động viên nhau cố gắng vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống để chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện khôi phục lại sản xuất, khắc phục những thiệt hại do dịch".
Người dân bó hoa chuẩn bị mang đi bán.
Theo ông Tạ Quang Thái - Chủ tịch UBND xã Mê Linh (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) cho biết, giai đoạn dịch đã gây ra nhiều khó khăn cho người dân, nhất là những hộ dân đầu tư vào trồng hoa màu đã bị thiệt hại nặng nề.
"Trong thời gian sắp tới chúng tôi sẽ kêu gọi hỗ trợ từ các cấp để giúp người dân vơi bớt khó khăn, nhanh chóng ổn định lại cuộc sống", ông Thái cho hay.
Trước đó, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 thành phố chiều 7/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung ủy quyền cho Chủ tịch huyện Mê Linh ký quyết định phong tỏa thôn Hạ Lôi gồm 2.700 hộ với trên 11.500 người sau khi phát hiện một người dân tại đây mắc Covid-19 (bệnh nhân 243).
Người dân thu gom hoa chờ thời khắc dỡ bỏ cách ly để xuất đi.
Tính đến nay, huyện Mê Linh đã qua nhiều ngày không ghi nhận thêm ca mắc mới Covid-19. Trong 13 ca mắc bệnh, hiện có nhiều bệnh nhân có kết quả âm tính đã được bệnh viện thông báo khỏi bệnh.
Thôn Hạ Lôi trước ngày dỡ phong toả 'nội bất xuất, ngoại bất nhập' Thôn Hạ Lôi (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội) sẽ được gỡ bỏ phong toả "nội bất xuất, ngoại bất nhập" phòng dịch COVID - 19 vào ngày mai 5/5. rong suốt 1 tháng qua, ngoài việc phun thuốc khử khuẩn phòng dịch thường xuyên, các cơ quan chức năng còn tiến hành phun mù nóng để diệt muỗi và côn...