Chuyện ít người biết về núi Ngũ Hành Sơn của Đà Nẵng
Tỉnh dậy, ông già kinh ngạc khi thấy một thiếu nữ tuyệt đẹp ngồi bên mình, còn quả trứng bị vỡ thành năm mảnh, đã biến thành năm hòn núi đá to lớn, cỏ cây rậm rạp, mà ngày nay là danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước được coi là danh thắng hàng đầu của thành phố Đà Nẵng. Phía sau những ngọn núi tuyệt đẹp này là một truyền thuyết đầy màu sắc huyền bí mà không phải ai cũng biết.
Truyền thuyết về Ngũ Hành Sơn được ghi lại từ kho tàng truyện cổ của người Chăm. Theo cổng thông tin điện tử của thành phố Đà Nẵng, chuyện kể rằng từ thời xa xưa có một cụ già từ miền biển phía Bắc đi trên một con thuyền và theo gió cập vào một bãi biển hoang sơ mà ngày nay là bãi biển Non Nước.
Thấy địa thế thuận lợi, cụ dựng một túp lều cỏ và sống bằng nghề chài lưới. Một ngày nọ, khi sửa soạn ra khơi, cụ bỗng thấy trời bổng nổi sấm, mặt biển rung động dữ dội. Rồi một con rồng khổng lồ từ biển tiến vào. Cụ hoảng hốt tìm nơi lẩn trốn.
Từ nơi ẩn nấp, cụ nghe thấy tiếng gầm thét dữ dội. Hé mắt ra nhìn, cụ thấy dưới bụng con rồng lăn ra một quả trứng lớn. Sáng hôm sau, rồng trườn về phía biển sâu. Rồi từ dưới biển, một con rùa vàng khổng lồ hiện lên, xưng là thần thần Kim Quy và nhờ ông cụ bảo vệ quả trừng của Long Quân.
Biết là thần linh hiển thị giao cho mình việc trọng đại, cụ già than thở rằng mình tuổi già, sức yếu không đủ sức đảm đương. Thần Kim Quy liền trao cho cụ già một chiếc móng và nói rằng hễ có chuyện chẳng lành thì cứ cầm móng và cầu nguyện, thần sẽ có cách giúp. Cụ già đành nhận lời.
Thần Kim Quy liền quay ra biển và biến mất. Còn cụ già từ đó giữ gìn và chăm nom quả trứng rất cẩn thận, không lúc nào lơ là. Thời gian trôi qua, quả trứng càng ngày càng lớn.
Một hôm, gian lều của ông cụ bị những tên vô lại đốt cháy. Ông cụ cầu cứu móng rùa. Bỗng nhiên quả trứng lớn bổng và lòng trứng hiện ra một cái hang đá có đủ giường chiếu sẵn sàng. Ông già vừa đặt mình xuống là ngủ thiếp ngay.
Giữa lúc đó thì một cô gái bé từ trong lòng trứng xuất hiện bên cạnh giường của ông già. Sữa ở mạch đá trong hang chảy ra nuôi cô gái bé lớn lên như thổi. Hàng ngày có những con khỉ hái hoa quả đến cho cô ăn, có những con chim cu tha bông đến dệt cho cô mặc.
Ông già ngủ một giấc dài tỉnh dậy lấy làm kinh ngạc khi thấy một thiếu nữ xinh đẹp ngồi bên cạnh mình, còn quả trứng bị vỡ thành năm mảnh, đã biến thành năm hòn núi đá to lớn, cỏ cây rậm rạp, chim chóc thú vật nhộn nhịp.
Từ đây, ông già ở bên cô gái của Long Quân như ở với con ruột của mình. Hai người sống no đủ bằng các sản vật của năm ngọn núi và dốc lòng làm việc thiện, cứu chữa dân nghèo trong vùng, khiến tiếng lành vang tới tận kinh đô.
Chẳng bao lâu, nhà vua nghe tin cô gái xinh đẹp sống ở vùng núi đẹp như tiên cảnh, bèn sai quan quân mang lễ vật đến cầu hôn và cưới cô gái về làm vợ. Ông lão vô cùng buồn rầu nhưng vì hạnh phúc của người được thần gửi gắm nên ngậm ngùi tiễn đưa cô về cung.
Khi cô gái và đoàn tùy tùng vừa rời khỏi, mặt biển bỗng dậy sóng và thần Kim Quy hiện lên, giọng vang vang: “Ngươi đã làm tròn bổn phận của mình, Long Vương rất cảm kích. Nay ngươi hãy cùng ta xuống long cung để tận hưởng cuộc sống bất tử”.
danh thắng xa gần biết đến…”>
Và ông lão ngồi lên lưng rùa để đến với cuộc sống mới mà ông xứng đáng được nhận. Nơi ông từng sống trở thành vùng đất thiêng, được gọi là Ngũ Hành Sơn. Theo thời gian, người dân đến quần tụ dưới chân núi, lập đền chùa trên núi, và Ngũ Hành Sơn trở thành danh thắng xa gần biết đến…
Mời quý độc giả xem video: Đà Nẵng chuyển mình xứng tầm “anh cả” miền Trung.
Đà Nẵng 'đứng im'
Thành phố rực sáng ánh đèn đêm nhưng các bến xe vắng khách, tàu thuyền neo đậu im lìm hàng ngày giữa Covid-19.
Toàn cảnh Đà Nẵng lung linh trong màn đêm, cầu sông Hàn, cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý từ phía xa vào tối 27/7, ngày đầu áp dụng các biện pháp cách ly xã hội. Bộ ảnh do tay máy trẻ Hà Vũ Linh (sống tại TP Đà Nẵng), thực hiện nhằm lưu lại những khoảnh khắc thành phố trong thời gian chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Đà Nẵng là địa phương đầu tiên ở Việt Nam ghi nhận ca lây nhiễm nCoV trong cộng đồng, ngày 25/7, chấm dứt chuỗi 99 ngày không có ca mắc mới.
Tạm dừng hoạt động, những hàng xe buýt đậu nối tiếp nhau tại bến đỗ đường Như Nguyệt, dưới chân cầu Thuận Phước, quận Hải Châu tối 8/8.
Cầu Thuận Phước rực sáng ánh đèn, không xe cộ tham gia giao thông dù mới hơn 19h ngày 30/7.
Phía bên kia cầu là khách sạn bật đèn sáng trong 65 phòng để tạo thành hình trái tim và chữ DN. "Việc thắp sáng này xem như một biểu tượng tinh thần, là động lực, góp sức vào việc đẩy lùi dịch bệnh", đại diện khách sạn cho biết.
Cầu Rồng thưa thớt xe lúc gần 18h ngày 10/8. Cầu Rồng - có kiến trúc độc đáo mô phỏng hình con rồng thời Lý, bắc qua sông Hàn, nối sân bay quốc tế với các bãi biển tuyệt đẹp và cũng là cây cầu biểu tượng của du lịch Đà Nẵng.
Đà Nẵng có những tên gọi như "thành phố của những cây cầu" hay "thành phố ánh sáng" với nhiều cao ốc và các khu nghỉ dưỡng, được công nhận là đô thị loại I vào năm 2003, là trung tâm của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Góc phố Đống Đa - Bạch Đằng vắng người. Bến tàu sông Hàn, quận Hải Châu không hoạt động vào sáng 6/8. Thông thường, du khách có thể xuất phát tại bến tàu du lịch này để ngắm trung tâm thành phố về đêm và vẻ đẹp các cây cầu.
Taxi của các hãng đậu kín bãi trong khuôn viên Trung tâm Hội chợ - Triển lãm, đường Cách mạng tháng 8, quận Cẩm Lệ, vào sáng 8/8.
Một góc ngã tư đường 2-9, quận Cẩm Lệ. Theo ghi nhận của tác giả Vũ Linh, người dân Đà Nẵng chấp hành nghiêm các quy định trong thời gian cách ly xã hội. Mọi người ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết.
Những tàu thuyền đậu sát nhau tại âu thuyền Thọ Quang, quận Sơn Trà không ra khơi do thực hiện cách ly xã hội.
Bình minh huyền ảo trên quần thể kiến trúc chùa Linh Ứng Sơn Trà ngày 7/8. Quần thể có điểm nhấn là tượng Phật Bà Quan Âm cao 67 m, đứng trên tòa sen có đường kính 35 m. Từ đây, du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ khu vực bán đảo Sơn Trà.
Bán đảo Sơn Trà, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 10 km về hướng đông bắc, được mệnh danh là "viên ngọc quý" với nhiều danh thắng, địa điểm nổi tiếng như chùa Linh Ứng, đỉnh Bàn Cờ hay cảng Tiên Sa nhưng nay vắng vẻ.
Khu vực Hồ Xanh vắng khách. Hồ nằm trên tuyến đường chính lên bán đảo Sơn Trà, là một trong những thắng cảnh độc đáo của TP Đà Nẵng, nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, mặt nước xanh và không khí trong lành. Đây cũng là điểm chụp hình, tham quan lý tưởng của du khách và người dân.
Chính quyền quận Sơn Trà cùng các đơn vị chức năng thiết lập 4 chốt trực để ngăn chặn người dân, du khách tụ tập đông người ở khu vực bán đảo Sơn Trà, góp phần thực hiện tốt cách ly xã hội, bảo đảm công tác phòng, chống Covid-19.
Quang cảnh Ngũ Hành Sơn yên tĩnh lúc bình minh, với điểm nhấn là Chùa Quán thế âm. Chùa được thành lập vào năm 1957, tọa lạc tại chân núi Kim Sơn, một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn.
Dự báo Covid-19 diễn biến phức tạp, chính quyền TP Đà Nẵng quyết định tiếp tục cách ly xã hội lần 2 từ 0h ngày 12/8 cho đến khi có thông báo mới.
Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng thực chất có mấy ngọn núi? Cách trung tâm Đà Nẵng khoảng gần 10 km về phía đông nam, quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn nổi tiếng gồm các núi: Thủy Sơn, Thổ Sơn, Kim Sơn, Hỏa Sơn và Mộc Sơn. Tuy nhiên, có thực sự nơi đây có 5 ngọn núi? Cách trung tâm Đà Nẵng khoảng gần 10 km về phía đông nam, quần thể danh...