Chuyện ít biết về “thần y” số một của đế chế La Mã
Các lý thuyết y học của Claudius Galenus đã chi phối nền y học châu Âu hơn 1.000 năm sau khi ông qua đời, trước khi được thay thế bằng cácchính xác hơn của các nhà y học giai đoạn cuối thời Trung cổ.
Claudius Galenus (129-200/217), hay còn gọi là Galen là một thầy thuốc và nhà triết học nổi tiếng người La Mã gốc Hy Lạp. Ông được coi là nhà nghiên cứu y học tài ba nhất của thời La Mã.
Tương truyền, lúc 15 tuổi, Galenus bắt đầu học logic và triết học. Nhưng hai năm sau, cha ông thấy một giấc mơ lạ kỳ, trong đó con trai mình trở thành một nhà thuốc đại tài. Từ đó, Galenus được hướng theo con đường y khoa như một sự nghiệp tiền định.
Và thực tế chứng tỏ niềm tin của người cha không sai. Claudius Galenus thực sự đã trở thành một nhà y khoa đại tài của La Mã. Các học thuyết của ông đã chi phối và ảnh hưởng đến y học phương Tây hơn một thiên niên kỷ.
Giải thích của Galenus về y học giải phẫu được thực hiện trên khỉ và lợn (do việc giải phẫu người không được phép thực hiện vào thời đó), dù còn nhiều điều không chính xác, nhưng đã có một số sự tiệm cận với kiến thức y khoa hiện đại.
Hiểu biết của Galenus về giải phẫu đã trở thành nền tảng chính trong chương trình giảng dạy đại học của bác sĩ thời trung cổ, và Byzantine là nơi di sản của ông được kế thừa đầy đủ nhất.
Galenus cũng đã thực hiện một số thí nghiệm thắt dây thần kinh lợn để lý giải cho học thuyết rằng não điều khiển mọi chuyển động của cơ liên quan đến hệ thần kinh ngoại biên và sọ.
Tác phẩm quan trọng ông để lại cho hậu thế là cuốn “Thầy thuốc giỏi cũng là một nhà triết học”, phản ánh quan điểm của ông về việc thực hành y học dựa trên những lý thuyết và hiểu biết về triết học.
Các lý thuyết y học của Galenus đã chi phối nền y học châu Âu hơn 1.000 năm sau khi ông qua đời, trước khi được thay thế bằng các kiến thức chính xác hơn của các nhà y học giai đoạn cuối thời Trung cổ.
Cho đến đến thế kỷ 19, một số quan điểm của Claudius Galenus vẫn được các sinh viên y học tìm hiểu và học tập trên giảng đường. Ngày nay, các sử gia đánh giá ông là một trong những thầy thuốc có tầm ảnh hưởng lớn nhất của trong lịch sử y học nhân loại.
Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.
T.B (tổng hợp)
Theo kienthuc.net.vn
Chuyện nắm quyền kỳ khôi của hoàng đế yếu kém nhất Byzantine
Dù đã bị chọc mù mắt và cầm tù 8 năm, hoàng đế Isaacs II Angelos lại một lần nữa quay trở lại cai trị đế quốc Byzantine. Nhưng lần này vận may không tiếp tục mỉm cười với ông...
Hoàng đế Isaacs II Angelos (1156-1204) của đế quốc Byzantine được coi là một trong những hoàng đế có sự nghiệp lạ lùng nhất lịch sử. Ông đã cai trị đất nước mình trong hai lần, lần 1 từ năm 1185-1195, lần 2 từ năm 1203-1204.
Trong lần trị vì đầu tiên, Isaac II bị coi là một hoàng đế yếu kém. Được vây quanh bởi một đám đông toàn là nô lệ, tình nhân và những kẻ xu nịnh, ông đã trao việc cai quản đế quốc vào trong tay những sủng thần không xứng đáng.
Trong khi đó, ông lại phung phí tiền của bòn rút được từ các tỉnh của mình vào việc xây cất các công trình tốn kém và những món quà đắt tiền cho các giáo đường tại kinh đô.
Dưới sự trị vì của Isaac, đế quốc Byzantine từng một thời bá chủ khu vực đã bị mất rất nhiều đất đai bởi không thể dập tắt được các cuộc nổi loạn nổ ra liên miên ở các thuộc địa.
Năm 1195, trong một lần hoàng đế Isaac đi săn, Alexios Angelos, anh trai của hoàng đế đã tự mình xưng đế và được binh lính công nhận với hiệu là Alexios III. Isaac bị tân đế sai người chọc mù mắt và đem giam tại Constantinopolis.
Sau tám năm bị giam cầm, Isaac II được trả tự do và đặt lên ngôi một lần nữa sau khi các quốc gia Thiên Chúa giáo tiến hành cuộc Thập tự chinh thứ tư và Alexios III trốn khỏi kinh thành.
Tuy nhiên, lúc này Isaac II đã suy nhược hoàn toàn và không còn năng lực trị vì, và con trai ông là Alexios IV Angelos nắm thực quyền. Sau 179 ngày ở ngôi, ông bị quan đại thần Alexios Doukas Mourtzouphlos lật đổ và một lần nữa bị tống vào ngục cùng con trai.
Lần này vận may không còn mỉm cười với Isaac. Vị hoàng đế bị phế truất đã chết trong u uất sau khi nghe tin con trai mình bị vua mới cho người bóp cổ chết.
T.B (tổng hợp)
Theo kienthuc.net.vn
Giải mã "bom bọ cạp" trong cuộc vây hãm thành Hatra gần 2.000 năm trước Vào khoảng 2.000 năm trước, 'bom bọ cạp' lần đầu được sử dụng trong cuộc vây hãm thành Hatra. Khi ấy, lực lượng Iraq sử dụng vũ khí nguy hiểm này để chống lại quân đội La Mã và giành chiến thắng. Vào năm 198 - 199 sau Công Nguyên, thành Hatra của người Iraq bị lực lượng La Mã vây hãm tấn...