Chuyện ít biết về nữ phạm nhân và những đứa trẻ ở tù từ khi lọt lòng
“Ngày bị bắt, em còn không biết mình mang thai. Giờ sinh các con trong tù, em thấy thương chúng nó quá”, một nữ phạm nhân tâm sự.
Nữ phạm nhân được phép nuôi con trong tù cho đến khi con tròn 36 tháng tuổi. (Ảnh minh họa).
Những thiên thần nhỏ trong trại giam
Một góc của khu giam giữ phạm nhân nữ, nằm nép mình sau những rặng cây là căn phòng nhỏ, kín đáo thuộc phân trại 2, trại giam Phú Sơn 4 – Thái Nguyên. Tại đây, những tiếng ru ầu ơ của các bà mẹ đang thụ án nuôi con trong trại vẫn đều đặn phát ra hàng ngày. Những đứa trẻ được sinh ra và nuôi nấng tại đây có những hoàn cảnh éo le khác nhau. Mẹ của chúng phần lớn phải chịu án buôn bán, vận chuyển ma túy, hoặc buôn bán phụ nữ. Trong số đó, không ít trẻ được khai sinh ngay tại chốn lao tù, có đứa lại đôi ba lần cùng mẹ chuyển đến “nơi ở mới”.
Sinh năm 1987, Nông Thị Huyền quê ở Bắc Kạn là bà mẹ trẻ nhất trong trại. Bởi buôn bán ma túy, Huyền bị bắt khi đang mang thai đứa con đầu tiên được hơn 1 tháng. Huyền đi trại 6 ở Thanh Chương, Nghệ An, được hơn 6 tháng thì sinh con. Cô được hoãn chấp hành hình phạt tù, cho tại ngoại 3 năm để nuôi con nhỏ. Trong thời gian này, cô lại mang thai đứa nhỏ thứ 2. Chồng Huyền cũng bị bắt vì tội buôn bán ma túy. Chồng đi tù được 5 tháng, Huyền cũng theo chân chồng vào trại để trả án. Vậy là 2 con của Huyền đều được sinh trong tù.
Giờ bé lớn của Huyền đã được 7 tuổi, ở với ông noại. Ôm đứa con trai thứ hai Nông Quang Dũng hơn 1 tuổi vào lòng, Huyền nghẹn ngào: “Vì nghèo khổ và thiếu hiểu biết, suốt ngày cắm đầu vào ruộng đồng nên nghe lời rủ rê, dụ ngọt của kẻ xấu mà vợ chồng em phạm tội mua bán ma túy. Cứ nghĩ kinh doanh vài chuyến để kiếm chút tiền, ai ngờ… Ngày bị bắt, em còn không biết mình mang thai. Giờ sinh các con trong tù, em thấy thương chúng nó quá. Em đã sai, em xin chịu, nhưng chỉ thấy ân hận nhất là làm khổ những đứa con bé bỏng này. Em đang nỗ lực thực hiện tốt nội quy của trại, mong sớm được giảm án, để về với cuộc đời, với con”.
Nữ phạm nhân Đàm Thị Toàn Hoa, 30 tuổi, quê ở Bắc Giang, cũng phạm tội buôn bán ma túy, chịu án 7 năm. Sau ngày cô bị bắt, chồng bỏ đi biệt tích. Hoa sinh con ở bên ngoài, thằng bé được 3,5 tháng nhưng không người chăm nuôi, đành bất đắc dĩ theo mẹ vào trong tù. Giờ Hoa mới thụ án được 7 tháng, nghĩa là 7 tháng cháu Hải theo mẹ sống trong trại. Hoa chua xót tâm sự: “Ông bà nội đã mất, ở quê nhà Bắc Giang, ông bà ngoại đang chăm hai đứa con lớn của em. Quy định của trại chỉ cho nuôi con đến 36 tháng, con em đủ 3 tuổi chắc em cũng phải gửi con ở trại trẻ mồ côi chứ ông bà ngoại không nuôi nổi nữa. Mẹ em lên thăm nói về chồng em trong nước mắt: “Nó bỏ mày và 3 đứa con đi rồi Hoa ơi”. Nhưng em luôn tin rằng anh ấy chỉ đi làm ăn xa một thời gian rồi sẽ quay về với mẹ con em thôi”.
Video đang HOT
8 bà mẹ và 8 đứa trẻ trong trại giam Phú Sơn 4
Con là niềm an ủi cho nữ phạm nhân
Đối với các nữ phạm nhân, con cái chính là động lực, niềm an ủi giúp họ quên nỗi đau, sự cô đơn. Chính vì vậy, có một số trường hợp tìm cách “vượt rào” trong trại giam như nữ phạm nhân Duyên, Hằng, Hồng. Các chị tìm cách sinh con với phạm nhân nam trong trại. Bố các bé có người đã bị chuyển đi trại khác, có người đã mãn hạn tù, có người đã chết. Có đứa trẻ được thừa nhận, cũng có những đứa trẻ vô thừa nhận.
Bé Nông Văn Sơn đang bập bẹ tập nói, ra đời trong hoàn cảnh như thế. Mẹ của bé là phạm nhân Nguyễn Thị Hằng, quê ở Cao Bằng, thụ án 12 năm về tội buôn bán phụ nữ. Chặng đường tù tội Hằng đã đi được 8 năm, nghĩa là còn 4 năm nữa cô mới mãn hạn tù. Ngày Hằng đi trại, đứa nhỏ ở nhà mới lên 2, giờ đã 10 tuổi. Chia tay chồng ngoài xã hội, trong những ngày cải tạo, Hằng đã “vượt rào” với một phạm nhân nam quê ở Thái Nguyên, rồi bé Nông Văn Sơn ra đời. Hằng tâm sự: “Lúc có thai, nhiều đêm nằm trong buồng giam, nghe tiếng con đạp đạp trong bụng mà em chảy cả nước mắt, thầm nghĩ sau này có điều kiện hơn sẽ bù đắp cho con”.
Niềm vui của hai mẹ con một nữ phạm nhân
Năm 2011, cặp vợ chồng phạm nhân Nguyễn Thị Nga cùng bị bắt vì tội buôn bán ma túy. Nga lĩnh án khi đang mang bầu 7 tháng, sinh con trai Nguyễn Hoàng Minh trong trại giam ở Quảng Ninh. Do phải nuôi con nhỏ nên Nga được chuyển đến trại Phú Sơn 4. Còn chồng Nga là Hoàng Minh Tuấn, hiện đang thụ án ở đội 6, trại số 3, Tân Kỳ, Nghệ An. Nga xót xa nhìn con kể: “Em quê ở Thanh Hóa, lấy chồng từ năm 20 tuổi. Cưới nhau xong, hai vợ chồng về Quảng Ninh, quê chồng lập nghiệp. Những ngày đầu trong trại giam, em chỉ biết khóc cho sai lầm của mình. Ngày trước, em sinh con ở trại Quảng Ninh, bà nội có điều kiện đi thăm nom tiếp tế nên thằng cu to béo lắm, giờ chuyển lên đây xa xôi, nó gầy đi nhiều. Ở bên ngoài còn có điều kiện lo chon con, trong này không lo được cho con ăn no ăn no đủ như người ta. Tiêu chuẩn của con 430 ngàn/tháng, em phải tự túc lo sữa, cháo, bỉm thịt… Ông nội mất rồi, một năm bà chỉ lên thăm hai mẹ con một lần nên khó khăn em phải tự khắc phục. Mỗi tháng vợ chồng em viết cho nhau một lá thư nhờ cán bộ gửi. Những cánh thư đi thư lại của hai vợ chồng khiến em cảm thấy cuộc sống còn ý nghĩa, những mong cuộc đời này đừng có ai lầm lỡ như vợ chồng em”.
Đại úy Phan Văn Hạnh – phó giám thị phân trại 2 – trại giam Phú Sơn 4 cho biết: “Việc các sản phụ “lầm đường lạc lối” là điều đáng tiếc nhưng bản năng làm mẹ của họ vẫn rất thiêng liêng. Dựa trên tội trạng của họ, cần phải xử lý một cách nghiêm minh để kịp thời răn đe giáo dục. Tuy nhiên, những đứa trẻ chào đời, dù là con của ai và trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có quyền được hưởng sự yêu thương, chăm sóc và nâng đỡ. Với tinh thần đó, ngay từ khi biết các phạm nhân nữ mang thai, đơn vị đã lên kế hoạch có chế độ chăm sóc đặc biệt, làm tất cả những gì có thể để đảm bảo cho sản phụ và thai nhi được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất. Nhưng điều chúng tôi rất trăn trở là nghĩ đến thân phận các bé sau này, bởi không đâu tốt hơn cho trẻ bằng việc được chăm sóc, vui chơi, học hành trong gia đình và môi trường xã hội lành mạnh”.
Hiện tại, trại giam Phú Sơn 4 có tất cả 8 cháu nhỏ đang được nuôi nấng, chăm sóc. 8 đứa trẻ trong trại là 8 phận đời gắn liền vói những năm tháng tù tội của mẹ chúng. Mỗi ngày, sẽ có 2 phạm nhân nữ cải tạo tốt được phân công chăm sóc những đứa trẻ cho đến khi mẹ chúng hết giờ lao động trở về. Các bà mẹ và con được ở chung một phòng cùng với những trường hợp đang mang thai, những phạm nhân nữ tuổi vị thành niên và người trông trẻ. Dường như cũng thấu hiểu phần nào hoàn cảnh của mình nên các bé đều rất ngoan. Ban giám thị cũng tạo điều kiện cho các nữ phạm nhân làm việc gần nơi ở để có thể chăm sóc, quản lý con…
Khi chúng tôi xin phép được chụp một bức ảnh tập thể, các nữ phạm nhân cười nói và vuốt lại mái tóc, nhờ nhau chỉnh lại chiếc áo kẻ sọc đang mặc. Dù ở đâu, hoàn cảnh nào, phụ nữ vẫn là phái đẹp và vẫn mang trong mình thiên chức làm mẹ thiêng liêng.
Theo quy định của pháp luật, chính sách nhân đạo của Nhà nước cho phép các nữ phạm nhân có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, không người nuôi dưỡng được mang con vào trại. Nữ phạm nhân được phép nuôi con trong tù cho đến khi con tròn 36 tháng tuổi. Qua tuổi này, các bà mẹ còn thụ án phải tìm cách gửi con về địa phương cho thân nhân tiếp tục nuôi dưỡng. Trường hợp những đứa trẻ không còn thân nhân nuôi, bắt buộc những người có trách nhiệm trong trại giam phải lo hồ sơ gửi trẻ vào các trung tâm bảo trợ xã hội, khi nào mẹ mãn hạn tù sẽ quay lại đón con.
Theo Xahoi
Nữ sinh hại người tình trên xe Lexus muốn quên quá khứ
Kim Anh tâm sự, giờ không muốn nhắc lại quá khứ buồn mà chỉ mong cải tạo tốt để sớm ra trại, làm lại cuộc đời. Cô muốn được đền chút ơn hiếu cho bố mẹ và những người yêu thương của mình dù là muộn màng.
Ngày hửng nắng, trong hội trường Trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên), đội văn nghệ đang chuẩn bị các tiết mục cho hội diễn đầu xuân. Nữ phạm nhân Kim Anh cũng đang say mê tập múa.
Vụ án trên xe Lexus xảy ra đúng ngày lễ tình nhân 14/2/2009. Vài hôm sau, dư luận càng xôn xao hơn khi biết hung thủ là cô gái xinh đẹp học năm thứ 4 đại học danh tiếng. Nếu không xảy ra vụ án đó, có lẽ giờ này Kim Anh đã là cô giáo ngày ngày đứng trên bục giảng. Đã có nhiều ý kiến trái chiều về nữ hung thủ cho đến tận sau ngày cô bị kết án.
Kim Anh (trái) đang đọc thư của gia đình.
Thời gian dần trôi, dư âm vụ án dần lắng xuống. Giờ Kim Anh vẫn đẹp như ngày nào nhưng già dặn hơn. Không có những giọt nước mắt đổ xuống như ngày mới bị bắt, cũng không còn nhiều e dè, Kim Anh lặng lẽ trò chuyện.
Ngày mới vào trại, Kim Anh buồn và khóc suốt. Được sự động viên của cán bộ trại và các nữ phạm nhân cùng buồng giam, cô dần lấy lại được thăng bằng, tìm được niềm vui trong lao động và những buổi tập, diễn văn nghệ. Sau khi đọc nhiều bài báo viết về mình, cô tâm sự: "Có một số bài viết không hoàn toàn đúng sự thật và suy diễn quá về em cũng như gia đình em. Em buồn lắm nhưng chẳng biết làm sao".
Mỗi tháng, bố mẹ và chị gái lại được tới thăm Kim Anh một lần, đó là những giờ phút vui nhất. Cô thương bố mẹ vì họ có tuổi rồi mà vẫn phải lặn lội mấy trăm cây số từ Cao Bằng xuống thăm con.
Theo lời Kim Anh, hồi đó cô còn trẻ người non dạ, chẳng chuyên tâm học hành mà sa vào một số mối quan hệ chẳng đâu vào đâu. Trong một phút nông nổi cô đã làm chuyện tày đình khiến bản thân và bao người, nhất là người thân phải khổ.
"Chuyện đã qua lâu rồi, em không muốn nhắc nhiều đến quá khứ buồn. Giờ em chỉ mong được dần quên đi nỗi buồn ấy để cải tạo thật tốt, sớm được ra trại để làm lại tất cả, để được đền chút ơn hiếu nghĩa cho bố mẹ và những người yêu thương em dù là muộn màng...", Kim Anh nói.
Khi mới vào trại, Kim Anh được phân công lao động tại xưởng gia công của phạm nhân nữ, sau đó được tham gia đội văn nghệ của trại. Sở trường của cô được phát huy vì đã đóng góp rất nhiều vào thành tích của đội văn nghệ. Điệu múa, lời ca, tiếng hát của cô như lời tự sự của chính nỗi lòng mình trên con đường hướng thiện.
Trong buổi trò chuyện, Kim Anh chợt hỏi về con đường Trần Quốc Hoàn phía sau trường nơi cô đã học. Đây là con đường có nhiều quán ăn vặt mà cô cùng các bạn vẫn thi thoảng la cà khi còn là sinh viên. "Giờ này ngày trước là lúc bọn em xuống trường sau kỳ nghỉ Tết. Sau giờ học bạn bè lại rủ nhau lượn phố đi mua sắm đầu xuân...", nữ phạm nhân trải lòng và khoe vừa nhận được thư của mẹ gửi lên.
Nhìn Kim Anh đọc thư và chia sẻ với một nữ phạm nhân khác, ai cũng nghĩ rằng dù cô có sai lầm nhưng vẫn còn nhiều người yêu thương và chia sẻ. Đó là niềm tin, là nguồn động viên để nữ phạm nhân này vững tin đứng lên làm lại tất cả.
Thiếu tá, Phó giám thị Lê Đình Thanh cho biết, vì tò mò bởi vụ án xôn xao ngày ấy mà nhiều đoàn khách khi đến làm việc tại trại giam muốn gặp "người phụ nữ nổi danh". Nhưng để đảm bảo tính nhân văn và tạo điều kiện để phạm nhân yên tâm cải tạo, Ban giám thị trại đều phải xem xét kỹ từng yêu cầu gặp và khéo léo từ chối những yêu cầu không cần thiết.
Ông bảo, mỗi người mỗi số phận, nếu ai phạm tội thì khi bị kết án là họ đã phải trả giá cho những sai lầm của mình, điều cần làm là hãy tạo điều kiện tốt nhất có thể để họ đứng lên làm lại cuộc đời từ những vấp ngã ấy.
Đầu năm 2009, xảy ra vụ án giết người trên xe Lexus khiến dư luận xôn xao. Trong phiên xử cuối năm đó, Kim Anh khai thành khẩn, ăn năn hối cải và TAND Hà Nội tuyên án 14 năm tù.
Theo ANTD
Sản phụ tử vong tại BV Phụ sản TƯ: Gia đình đòi hỗ trợ 400 triệu Gia đình sản phụ tử vong Nguyễn Thị Hằng cho rằng, nếu nếu Bệnh viện Phụ sản TƯ không hỗ trợ được mức 450 triệu đồng thì cũng phải được mức 400 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Lụa - mẹ chồng của sản phụ tử vong Nguyễn Thị Hằng và con trai của chị Hằng hiện đã được hơn 1 tuổi Liên quan...