Chuyện ít biết về hãng hàng không mang tên ông Trump
Donald Trump từng sở hữu một hãng hàng không mang tên mình vào cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990. Song, Tổng thống Mỹ hiện có thể muốn giấu nhẹm chuyện đó.
Vào những năm 1980, ông Trump đã nổi lên như một doanh nhân thành đạt và khiến nhiều người ngưỡng mộ. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, một phụ nữ thậm chí còn lên tiếng ca ngợi ông là người có khả năng “biến mọi thứ thành vàng khi chạm vào”.
Năm 1988, ông Trump thực sự là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực địa ốc. Tờ New York Times đánh giá ông là một trong những người giàu nhất trên thế giới, với tổng tài sản trị giá khoảng 3 tỉ USD.
Tổ chức Trump lúc bấy giờ đã là một tập đoàn nắm giữ trong tay nhiều tài sản giá trị, bao gồm các khách sạn, tòa nhà văn phòng cho thuê và các bất động sản khác. Sau khi bỏ ra 390 triệu USD để mua lại khách sạn hạng sang Plaza Hotel, ông Trump tiếp tục mạnh tay thâu tóm một hãng hàng không và đặt tên là Trump Shuttle.
Henry Harteveldt, người từng làm giám đốc marketing cho Trump Shuttle kể, ông Trumptin, việc có trong tay một hãng hàng không sẽ hỗ trợ các mảng hoạt động khác, liên quan đến du lịch của tập đoàn.
Theo tạp chí Business Insider, việc đi lại bằng đường không vào những năm 1980 rất khác với hiện tại, đặc biệt nếu bạn chọn bay vì công việc. Khi đó, các hãng hàng không như Pan Am và Eastern Air Shuttle thường xuyên cung cấp các chuyến bay qua lại giữa New York, Boston và Washington, chỉ cách nhau có một tiếng đồng hồ.
Vào năm 1988, một cuộc đình công quy mô lớn khiến hãng Eastern Air Shuttle phải ngưng hoạt động và quyết định “bán mình” trong một cuộc đấu giá công khai. Nhiều hãng hàng không khác cũng tham gia đấu giá, nhưng nhờ giành được 365 triệu USD vốn vay từ các ngân hàng, ông Trump rốt cuộc đã chiến thắng. Thỏa thuận được ký kết sau một cuộc gặp tại Plaza Hotel giữa ban lãnh đạo Tổ chức Trump với Frank Lorenzo, ông chủ của Eastern Air Shuttle. Hãng hàng kh ông Trump Shuttle ra đời kể từ đó.
Ông Trump tại lễ cắt băng khai trương chuyến bay của hãng hàng không Trump Shuttle ở sân bay quốc tế Logan tại Boston. Ảnh: WBUR
Đội bay của Trump Shuttle gồm 21 chiếc Boeing 727 kế thừa của Eastern Air Shuttle. Ông Trump đã bỏ tới 1 triệu USD để tân trang cho mỗi chiếc máy bay trong số này. Hãng hàng không mang tên ông nhanh chóng chào mời các chuyến bay nhanh giữa các địa điểm ở bờ Đông nước Mỹ, gồm sân bay Logan ở Boston, LaGuardia tại New York và Reagan ở thủ đô Washington.
Hãng hàng không mới thành lập của ông Trump đã tạo ra hơn 1.000 việc làm mới và cung cấp tới 64 chuyến bay mỗi ngày giữa 3 thành phố. Song, các tuần đầu tiên mọi thứ diễn ra lộn xộn do công tác điều hành còn chưa trơn tru.
Video đang HOT
Đối thủ của lớn nhất của Trump Shuttle lúc đó là Pan Am. Và ông Trump đã không ngại ngần dùng tiền để chiêu dụ Bruce Nobles, cựu Chủ tịch của hãng hàng không đối thủ về làm quản lý hãng hàng không cho mình. Phát biểu trước báo giới, ông Trump thậm chí còn nhận định, các khó khăn tài chính của Pan Am có thể ảnh hưởng đến sự an toàn các chuyến bay của hãng. Hành động của ông Trump được coi là vi phạm một luật bất thành văn trong lĩnh vực hàng không: không bao giờ công kích tình hình tài chính và sự an toàn của hãng hàng không khác.
Không lâu sau, chính ông Trump lại phải nhận “quả đắng” vì vấn đề an toàn hàng không. Tháng 8/1989, một chuyến bay của Trump Shuttle phải hạ cánh khẩn cấp ở Boston vì gặp trục trặc ở bộ phận tiếp đất trước. Không ai trên chuyến bay bị thương tích gì, nhưng sự cố đánh dấu sự khởi đầu của hàng loạt rắc rối xảy ra tiếp sau đó với hãng hàng không của ông Trump.
Việc Iraq tiến đánh Kuwait vào năm 1990, châm ngòi nổ cho Chiến tranh Vùng Vịnh đã khiến giá dầu thô trên thị trường thế giới leo thang. Nước Mỹ trên bờ vực suy thoái kinh tế và người dân cũng ít chọn đi lại bằng máy bay hơn để tiết kiệm chi phí.
Khó khăn buộc hãng Trump Shuttle phải sa thải 100 nhân viên. Chỉ 18 tháng sau khi bắt đầu đi vào hoạt động, hãng mất tới 128 triệu USD.
Năm 1992, ông Trump quyết định đã đến lúc phải bán tháo hãng hàng không của mình. Citigroup, công ty nắm giữ đa số cổ phần của Trump Shuttle bắt đầu đàm phán chuyển nhượng hãng cho công ty US Air. Hãng Trump Shuttle sau đó đổi tên thành US Air Shuttle và hiện vẫn đang cung cấp dịch vụ bay ở các thành phố New York, Boston, Washington và Chicago của Mỹ với tên gọi American Airlines Shuttle.
Sau khi bán Trump Shuttle, ông Trump tuyên bố trên tờ Boston Globe rằng, ông không bị lỗ vì vụ đầu tư này, đồng thời nhấn mạnh bản thân ông rất “khôn ngoan và đã rút chân đúng thời điểm”.
Đối với một số người, ông Trump chẳng tổn thất nhiều lắm. Song, nhiều người khác cho rằng, đây là một thương vụ thất bại của doanh nhân đại tài. Thực tế, về sau, ông Trump gần như không đề cập tới vụ làm ăn này. Một số người tin, ông thậm chí còn muốn giấu nhẹm sự việc.
Tuấn Anh
Theo Vietnamnet
Sự nổi lên của các nhân vật bảo thủ làm cho giới cấp tiến tỉnh giấc
Việc tranh cãi giữa Tổng thống và phe đối lập chỉ là bề mặt của sự chia rẽ trầm trọng trong lòng nước Mỹ.
Một phần chính phủ Hoa Kỳ không hoạt động đã tròn một tháng. Ảnh time.com
LTS: Tổng thống Trump vừa thẳng tay tước quyền dùng máy bay quân sự, một kiểu chuyên cơ, của bà chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, nhân vật được coi là quyền lực thứ ba trong hệ thống chính trị Mỹ.
Trong thư gửi bà Nancy Pelosi, ông Trump, nói rằng "chuyến du ngoạn" 7 ngày của bà tới Brussels, Ai Cập, Afghanistan đã bị hủy bỏ vì chính phủ đóng cửa, và tốt nhất là lúc này bà đừng có đi đâu cả, ở Washington còn bàn với tôi chuyện xây tường biên giới và mở cửa chính phủ trở lại. Còn vẫn muốn đi, thì mua vé máy bay thương mại mà đi...
Bức thư của ông Trump được công bố chưa đầy một tiếng trước khi bà Pelosi lên đường, khi mà chiếc xe bus Air Force màu xanh da trời đã đậu sẵn ngoài cửa nhà Quốc hội đợi đưa bà chủ tịch Hạ viện và tuỳ tùng ra máy bay.
Một ngày trước đó, bà Nancy Pelosi đã gửi thư yêu cầu ông Trump lùi ngày đọc thông điệp liên bang (theo kế hoạch vào 29/1) sang một thời điểm khác, sau khi chính phủ được mở cửa trở lại. Lý do bà Pelosi viện ra, là chính phủ đang đóng cửa, nếu giữ đúng lịch cũ thì các nhân viên an ninh mật vụ sẽ phải đi làm để bảo vệ cho sự kiện này trong lúc đang không được trả lương.
Một phần chính phủ Hoa Kỳ không hoạt động đã tròn một tháng. Hai phe kình nhau là Tổng thống Donald Trump và Đảng Dân chủ đối lập vẫn đang đổ lỗi cho nhau và chưa thấy ánh sáng nào cuối đường hầm.
Nguyên nhân của sự bất đồng chính là bức tường biên giới phía Nam mà ông Trump hứa với những người ủng hộ ông hồi vận động tranh cử.
Không may cho ông Trump là sau hai năm cầm quyền, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hồi tháng 11/2018 đã đưa Đảng Dân chủ nắm đa số tại Hạ viện. Và Đảng này với sự lãnh đạo của nữ nghị sĩ dày dặn kinh nghiệm chính trường Nancy Pelosi, chỉ nhất định cho ông Trump có hơn 1 tỉ đô la thôi, trong khi ông đòi đến gần 6 tỉ.
Ông Trump thì muốn xây một bức tường... trông thấy được, bằng gạch bằng đá, bằng sắt bằng thép hay cái gì đó miễn là cử tri của ông sờ thấy được nó. Phe dân chủ cũng công nhận là cần phải ngăn luồng nhập cư bất hợp pháp từ phía Nam, nhưng họ cho rằng chuyện xây tường kiểu Tần Thủy Hoàng ngày xưa bên Tàu là lỗi thời rồi, bây giờ là radar điện tử, drone,... và cần nhất là lực lượng con người bảo vệ biên giới.
Nhưng phải nói một cách công bằng rằng việc đóng cửa một phần chính phủ lần này là do ông Donald Trump.
Trước lễ Giáng sinh, ông Trump tự dưng muốn tranh cãi với các lãnh tụ phe đối lập là bà Pelosi và ông Chuck Schumer, về ngân sách công khai trước ống kính báo chí, thay vì họp kín như tất cả những lần trước. Trong buổi tranh luận truyền hình trực tiếp đó ông nói nếu ông không có tiền xây tường thì ông đóng cửa chính phủ, và ông tự hào về điều đó.
Nhưng sau đó khi bản dự trù ngân sách tạm thời của bà Pelosi từ Hạ viện, lúc đó vẫn do Đảng Cộng hòa nắm đa số, được đưa lên Thượng viện vẫn do Đảng Cộng hòa của Tổng thống nắm giữ lại được thông qua, và đêm đó ông Trump cho thấy ông sẽ ký bản dự trù đó, theo như thông lệ từ trước đến nay.
Nhưng tối hôm đó hai chương trình radio bảo thủ nhất do hai nhân vật Rush Limbaugh và Ann Coulter điều khiển, chỉ trích rằng Tổng thống đã đầu hàng. Và thế là Tổng thống Trump đổi ý kiến, phủ quyết bản dự toán ngân sách tạm thời.
Đây chính là điểm quan trọng nhất đằng sau cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay của nước Mỹ.
Việc tranh cãi giữa Tổng thống và phe đối lập chỉ là bề mặt của sự chia rẽ trầm trọng trong lòng nước Mỹ. Một bên là nước Mỹ của hai bờ biển toàn cầu hóa với hai tiểu bang giàu mạnh là California và New York dẫn đầu, còn bên kia là phần bên trong của nước Mỹ nông nghiệp và công nghiệp nặng lỗi thời bị cuộc toàn cầu hóa của chính nước Mỹ chủ xướng bỏ rơi.
Chính trong hoàn cảnh đó đã xuất hiện những nhân vật như Limbaugh, Coulter, hay một tỉ phú bảo thủ là gia đình nhà tài phiệt Mercer. Họ thấy rằng nước Mỹ ... Trắng, Ki Tô giáo,.... Đang bị lấn lướt bởi một nước Mỹ Nâu, đa dạng văn hóa hơn. Mà nước Mỹ Nâu này là một tập hợp của nhiều người di dân từ những châu lục ngoài châu Âu da trắng vốn được coi là đại diện cho văn minh phương Tây.
Những nhân vật này đã tìm thấy ở Donald Trump điều mà họ muốn, khả năng dân túy kêu gọi tạo lập lại nước Mỹ huy hoàng ngày xưa, ngày mà chưa có những người da nâu giàu có làm việc tại thung lũng Silicon California hay những tòa nhà tài chính tại New York.
Một điều đặc biệt của nước Mỹ là vai trò của chính phủ trong việc vận hành nền kinh tế, có lẽ là thấp nhất thế giới. Điều đó có nghĩa là chính phủ có đóng cửa ít ngày thì cũng không sao. Nhưng lần đóng cửa này đã trở thành lần đóng cửa dài nhất lịch sử Hoa Kỳ, và nó bắt đầu ảnh hưởng đến một số lĩnh vực của đời sống bên cạnh sự ngơ ngác của 800 ngàn nhân viên liên bang không được trả lương một tháng nay.
Các cơ quan bị đóng của là Bộ ngoại giao, Bộ nông nghiệp, Bộ tư pháp, Bộ nội an. Bộ nông nghiệp đóng cửa dẫn đến việc các nông dân nhận trợ cấp của chính phủ để bù đắp lại thiệt hại do cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, bắt đầu gặp khó khăn. Nhưng điều lo lắng nhất là vấn đề an ninh khi các nhân viên kiểm soát an ninh vốn của Bộ nội an không làm việc. Các sân bay quốc tế tại Texas, Florida đã bắt đầu bị ảnh hưởng.
Đánh giá về hậu quả chính trị của vụ đóng cửa lần này, một nhà quan sát của đài Fox, kênh truyền hình bảo thủ ưa thích của Tổng thống Trump, nói rằng ông có thể chịu hậu quả chính trị nặng nề cho cuộc tái ứng của hai năm tới.
Thống kê mới của đài CNN cho thấy có 55% người được hỏi cho rằng người chịu trách nhiệm trong vụ đóng của lần này là tổng thống, chỉ có 32% nói lỗi ở Đảng Dân chủ.
Sự nổi lên của các nhân vật bảo thủ lại dường như làm cho giới cấp tiến tỉnh giấc. Một số nhân vật Đảng Dân chủ bắt đầu tuyên bố ứng cử tổng thống sắp tới đây vào năm 2020, và họ toàn là những người cấp tiến.
Như vậy là sau hai năm nắm quyền có lẽ ông Trump bắt đầu nhận thấy rằng quyền lực của tổng thống Mỹ không lớn như tổng giám đốc một công ty, quyền quyết định của ông bị giới hạn hơn cả những vị lãnh đạo của những nước nhỏ như Campuchia, Triều Tiên, chứ chưa nói đến các lãnh đạo cường quốc như ông Tập Cận Bình hay ông Putin.
Có thể nói rằng từ thời nội chiến đến nay, chưa bao giờ nước Mỹ bị chia rẽ như hiện nay.
Nhưng bên cạnh đó cũng phải hiểu rằng nước Mỹ được thiết kế trên sự cãi vã. Các bộ phận của nhà nước có quyền lực phủ định lẫn nhau để không đưa đất nước rơi vào một chiều hướng nào duy nhất, và đó chính là sức mạnh của nước Mỹ.
Joaquin Nguyễn, từ Virginia, nước Mỹ
Theo Vietnamnet
Chính phủ Mỹ đóng cửa tròn 30 ngày: Mâu thuẫn chưa có hồi kết Ba mươi ngày sau khi chính phủ đóng cửa một phần, đảng Dân chủ và Cộng hòa dường như vẫn không thể tiến gần hơn đến kết thúc mâu thuẫn bế tắc về bức tường biên giới. Trong diễn biến mới nhất, Tổng thống Donald Trump đả kích những người phản đối sau khi họ bác bỏ một kế hoạch mà ông coi...