Chuyện ít biết về 3 ngôi mộ của vị danh tướng triều Nguyễn
Võ Tánh (mất ngày 27-7-1801, năm Tân Dậu) là vị danh tướng theo phò Nguyễn Ánh. Võ Tánh có đến ba ngôi mộ, trong đó một cái nằm ở Bình Định và hai cái ở TP.HCM.
Ngôi mộ Võ Tánh hình tròn, trên có đắp biểu tượng một con dơi, không có bình phong tiền nhưng có bình phong hậu, bên mộ có hai con nghê đá ngồi chầu. Mộ được xây trong nội cung thành Hoàng Đế, ngày nay thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, Bình Định. Ảnh: INTERNET
Theo tư liệu lịch sử, Võ Tánh sinh tại huyện Phước An, Biên Hòa (nay thuộc tỉnh Đồng Nai), sau chuyển về huyện Bình Dương, Gia Định.
Võ Tánh theo chúa Nguyễn Ánh từ năm 1788. Năm 1799, chúa Nguyễn và Võ Tánh phá được thành Quy Nhơn do hai tướng quân của nhà Tây Sơn nắm giữ. Thành Quy Nhơn được đổi tên là thành Bình Định (tọa lạc tại thị xã An Nhơn, Bình Định ngày nay).
Tháng giêng năm 1800, tướng Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng của nhà Tây Sơn công thành. Biết không giữ nổi thành, Võ Tánh đã viết thư cho Trần Quang Diệu, mong tướng quân này không giết người dân vô tội.
Hai vị tướng dưới trướng vua Quang Trung đã thực hiện lời hứa. Riêng Võ Tánh thì tuẫn tiết khi thành thất thủ.
Ngôi mộ chính của Võ Tánh nằm trong nội cung thành Hoàng Đế (thành do Nguyễn Nhạc xây trước đó), ngày nay thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, Bình Định.
Tại TP.HCM có hai ngôi mộ gió của ông. Đầu tiên là ngôi mộ gió do Nguyễn Ánh cho xây dựng tại Gia Định cũng trong năm 1801 (hiện nằm ở hẻm 19, đường Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận); ngôi mộ thứ hai nằm trên đường Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình, do người dân lập nên để nhang khói và tưởng nhớ vị tướng quân một lòng vì dân.
Từ cổng vào lăng mộ Võ Tánh có khu thờ tự trang nghiêm với khoảng sân rộng, yên tĩnh và thoáng mát.
Ngôi mộ gió của Võ Tánh do Nguyễn Ánh cho xây dựng tại Gia Định năm 1801 – nay là hẻm 19, đường Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Mặt trước bức bình phong tiền vẽ hình con hổ.
Mặt sau vẽ hình “long mã hà đồ” – trên lưng con long mã có cột thanh gươm trên chồng binh thư, quanh mình long mã là những đốm lửa tượng trưng cho người có tài thao lược nhưng phải tự thiêu để tỏ khí tiết.
Sau bình phong tiền là cửa lăng rộng hơn 2 m, hai bên có trụ biểu, trên đầu mỗi trụ có chạm búp sen lớn nên chiều cao mỗi trụ lên đến 2,5 m.
Hai bên cổng vào mộ có những ô được vẽ hình phong cảnh.
Video đang HOT
Trước mộ có nhang án.
Phần nấm mộ có hình chữ nhật, giật hai cấp, chiều dài 4 m, rộng 3 m và cao khoảng 4 tấc.
Cuối cùng là bình phong hậu vẽ hình hạc, ngụ ý võ tướng công cưỡi hạc về trời.
Lăng có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ. Người hiện nay chăm sóc, nhang khói là bà Sáu (tên thật là Nguyễn Thị Bao, 73 tuổi, bộ đội phục viên).
Khu mộ nằm được bao quanh bởi cây xanh, thoáng mát.
Từ cổng lăng vào lần lượt là nhà võ ca, đền thờ, lăng mộ.
Mộ gió của Võ Tánh trên đường Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình), ngay sau chốt dân phòng của tổ bảo vệ dân phố khu phố 7, dưới tán một gốc cổ thụ sum suê.
Mặt tiền của nấm mộ được xây (mới) dạng một cái am nhỏ có mái giả bằng xi măng. Mặt trước am chia làm ba ô nhỏ, trước mỗi ô đều đặt bát nhang. Ở ô chính giữa có ghi hàng chữ “Phần mộ: Ông Võ Tánh, mất ngày 27-7-1801, năm Tân Dậu”.
Ngôi mộ này có chiều dài khoảng 10 m, rộng khoảng 7 m, xung quanh có tường thành bao quanh (không có bình phong hậu nhưng trên bờ tường có chạm những phù điêu hình thú, hoa điểu… đã bị nứt nẻ, bốn góc mộ có xây trụ cột.
Ngôi mộ có mái trũng bám đầy rêu xanh.
Chị Tâm, người đặt bàn máy may dưới cây đa trước mộ, hằng ngày vẫn quét tước, nhang khói cho ngôi mộ.
Một đoạn bờ thành phía sau mộ bị xô lệch, nứt nẻ.
Xung quanh khu mộ là nơi tập kết các thùng rác và vật dụng người dân bỏ đi.
Các bàn thờ ông Địa của người dân bỏ quanh khu mộ.
Theo Hoàng Giang ( Pháp luật TPHCM)
Mộ cổ khang trang của vị tiền hiền sáng lập chợ Thủ Đức
Ngôi mộ cổ nằm sâu trong con đường số 10, khu phố 4, phường Linh Chiểu (quận Thủ Đức, TP.HCM) từ xưa đã tồn tại một ngôi mộ cổ nằm sát đường qua lại, xuống cấp nghiêm trọng, nay được cải tạo lại khang trang nhưng vẫn giữ gìn được nét kiến trúc cũ.
Đây là mộ phần của ông Tạ Dương Minh (Tạ Huy), hiệu Thủ Đức, tiền hiền thôn Linh Chiểu. Ông mất ngày 19 tháng 6 (không rõ năm). Hương chức trong thôn lập mộ bia vào ngày lành tháng 2 năm 1890.
Tạ Dương Minh là người có công khai sáng vùng đất Thủ Đức, tên hiệu của ông được đặt tên quận Thủ Đức ngày nay.
Ông Thái Bá Cởi - Tổ trưởng dân phố cho biết, do ngôi mộ xuống cấp nên mới đây chính quyền địa phương và ngành Văn hóa thông tin quận tổ chức quyên góp các mạnh thường quân để trùng tu, với kinh phí gần 120 triệu đồng, khánh thành vào ngày 22-7-2016.
Ngôi mộ được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố vào năm 2007, mộ nằm trên gò đất cao so với các vùng xung quanh của phường Linh Chiểu, cách chợ Thủ Đức khoảng 500 mét.
Hiện nay, có một Ban quản lý tại địa phương chịu trách nhiệm về khu mộ cổ này. Hằng ngày, ông Cởi là người nhang khói và chăm sóc phần mộ.
Toàn cảnh khu mộ cổ đã được cải tạo khang trang.
Ngôi mộ có 2 vòng tường trong ngoài bao quanh. Trong ảnh: Lối vào mộ nằm ở hai bên, phía chính diện có tấm bia ghi thông tin phần mộ.
Phần mộ được cải tạo vẫn giữ nguyên kiến trúc cũ, ngôi mộ kiến trúc theo hình voi phục.
Gắn liền phần chân mộ là tấm bia đá granit cao 42cm, rộng 32cm và dày 4cm. Bia khắc 37 chữ Hán, chia thành một hàng ngang và 3 hàng dọc, số chữ Hán này đã mờ vì trải qua năm tháng và mưa nắng. Nội dung bia mộ: "Mộ ông Tạ Huy, hiệu Thủ Đức tiền hiền thôn Linh Chiểu Đông nước Đại Nam. Ông mất ngày 19 tháng 6. Hương chức trong thôn lập mộ bia vào ngày lành tháng 2 năm 1890".
Theo nhiều tài liệu đã ghi chép ông Tạ Dương Minh tức Tạ Huy là một người minh hương lánh nạn sang Việt Nam đến khu vực này khai khẩn lập ấp tại vùng Linh Chiểu xưa và lập ngôi chợ đầu tiên mang tên hiệu ông là chợ Thủ Đức.
Phần mộ có dáng Ngưu miên (Trâu ngủ). Ông Thái Bá Cởi kể lại một câu chuyện dở khóc dở cười. Rằng nhiều năm trước, có người dân nhiệt tình mang sơn trắng ra sơn cho mộ trông sáng sủa hơn. Khi phát hiện ra nấm mộ cổ trắng toát thì đã muộn. Mộ này được gọi là dáng trâu ngủ, mà con trâu thường đầm trong bùn, con trâu thì màu đen chứ sao sơn trắng được.
Bia sau mộ nằm sát nhà dân, ngôi mộ được bao quanh bởi 2 vòng tường.
Hoa văn trên thành tường bao quanh mộ được giữ nguyên.
Cửa mộ có hai trụ gắn vào tường bao. Trên đầu cột trụ có chạm búp sen.
Trong quá trình cải tạo mộ, từng đường nét kiến trúc trên từng trụ cột vẫn được giữ nguyên.
Dưới nền khu mộ còn lại những mảng đá tổ ong tồn tại hàng trăm năm nay.
Hiện còn hạng mục tấm bia đá ghi thông tin để dựng tại khu mộ và hệ thống bảng chỉ đường vào khu mộ, kinh phí dự kiến khoảng 30 triệu đồng, đang tiếp tục được vận động để thực hiện.
Khu mộ lúc chưa được cải tạo. Ảnh: Internet.
Theo Hoàng Giang (Pháp luật TP.HCM)
Khai quật mộ cổ cụ ông thế kỷ 19 Bước đầu các nhà khoa học xác định ngôi mộ hợp chất có đặc điểm trong quan ngoài quách là của cụ ông quý tộc. Đoàn khai quật mộ cổ. Ảnh: Phương Thảo Ngày 18/11, Hội khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao Du lịch tỉnh Bình Định hoàn tất khai quật ngôi mộ cổ ở...