Chuyện ít ai biết về nhà văn Kim Dung: Chỉ yêu thích sách và cực kỳ ghét máy tính!
Kim Dung không chỉ một lần biểu lộ sự chán ghét của mình đối với máy tính, ông còn cho rằng phát minh này mang đến cho nhân loại tác hại nhiều hơn là lợi ích.
Ngày 30/10, tiểu thuyết gia Kim Dung, người có ảnh hưởng đặc biệt tới toàn bộ giới văn học Trung Quốc, đã qua đời ở Hong Kong, thọ 94 tuổi. Có thể nói ngoài những áng văn chương, Kim Dung còn có sức ảnh hưởng đặc biệt tới nghệ thuật, điện ảnh, game online,… khi mà toàn bộ tác phẩm của ông điều được chuyển thể thành phim và các nhà làm game khai thác.
Mặc dù, trước khi đến với nghiệp sáng tác văn chương, Kim Dung từng có thời gian làm nhà báo, biên tập viên báo chí và phải tiếp xúc với nhiều thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, tiểu thuyết gia nổi tiếng này từng không ít lần thể hiện sự ghét bỏ của mình đối với máy tính.
Trong một bài viết của tờ Sohu khi phỏng vấn tiểu thuyết gia với tiêu đề “Kim Dung: Từ ngữ là bộ mặt của người Trung Quốc, đừng bao giờ Tây hóa chữ viết đi”, nhà văn đã biểu lộ sự chán ghét của mình với máy tính:
“Tôi chỉ thích dùng bút để ghi chép mà thôi. Lúc dạy học sinh tôi thường lấy ví dụ, đem một trăm cái máy tính đặt ở trước mặt chúng, xem xem chúng có thể phát minh ra định luật Newton hay không?. Đối với tôi, máy tính vĩnh viễn cũng không thể nào viết ra một bài thơ. Hiện nay trên mạng Trung Quốc, đến đứa nhỏ 12, 13 tuổi còn dám mang tiểu thuyết của tôi ra tiến hành “xào nấu” viết lại!”, tiểu thuyết gia bực bội.
Video đang HOT
Kim Dung không chỉ một lần biểu lộ sự chán ghét của mình đối với máy tính, trong chuyên mục “Kim Dung Trà Quán” của tác gia Lư Mỹ Hạnh (Lu Meixing) được đăng tải trên Yuan-Liou có đoạn:
- Lư Mỹ Hạnh: Xin hỏi ngài có thể mở trang web cá nhân của mình, để đọc giả có thể cùng ngài giao lưu cũng như tìm hiểu về tác phẩm mới nhất của ngài được không ạ?
- Kim Dung: Không thể nào, tôi không thích các trang web, cũng không dùng e-mail. Trong thực tế, tôi cũng không có ấn tượng tốt lắm với máy tính. Tôi chỉ thích sách, không thích máy tính nên khi nhìn thấy sách tôi thấy rất vui vẻ, còn máy tính thì lâu lâu dùng chơi cờ vây cũng tạm được.
Trong bài viết “Chúng tôi sắp xếp lại 100 chuyện cũ, Cáo biệt Kim Dung” của Lãng Hồ studio mới đây cũng có đoạn: “Kim dung tuổi xế chiều rất ghét máy vi tính. Ông cho rằng phát minh này mang đến cho nhân loại tác hại nhiều hơn là lợi ích”.
Trong thực tế, Kim Dung không phải người nổi tiếng duy nhất tỏ ra ghét bỏ những món đồ công nghệ. Hiện nay, vẫn có những người nổi tiếng hàng đầu thế giới chủ ý tránh xa mạng xã hội và hạn chế sử dụng đồ công nghệ như Brad Pitt, Angelina Jolie, Adele,… hay thậm chí Nữ hoàng Queen Elizabeth II.
Theo Saostar
Lễ tang Kim Dung được tổ chức như thế nào?
Theo di nguyện của Kim Dung, gia đình sẽ tổ chức tang lễ riêng tư và kín đáo. Độc giả yêu quý ông có thể tới chia buồn từ ngày 12/11 đến ngày 30/11 tại Kim Dung Quán, Hong Kong.
Theo báo Nam Đô, gia đình tiểu thuyết gia Kim Dung vừa thông báo về lễ tang của ông. Gia đình sẽ tổ chức tang lễ theo đúng di nguyện lúc sinh thời của tác giả Lộc đỉnh ký.
"Căn cứ ý nguyện khi còn sống của ông Tra Lương Dung, tang lễ sẽ tổ chức riêng tư và kín đáo tại Hong Kong. Từ ngày 12/11 đến ngày 30/11, tại Kim Dung Quán thuộc Bảo tàng Văn hóa Hong Kong, ban lễ tang sẽ đặt sổ tang để những khán giả yêu quý Kim Dung có thể đến tiễn biệt lần cuối", Nam Đô trích thông báo từ gia đình.
Lễ tang Kim Dung sẽ được tổ chức riêng tư, kín đáo. Ảnh: Sina.
Gia đình Kim Dung hạn chế cung cấp thêm thông tin chi tiết. Một số câu hỏi liên quan đến thời gian, địa điểm đưa tang và an táng không được hé lộ. Cùng lúc này, Đại học Chiết Giang (quê gốc của nhà văn) cho biết sẽ tổ chức lễ tưởng nhớ Kim Dung tại trường.
Cũng theo ý nguyện Kim Dung, công ty xuất bản Minh Hà là đại diện hợp pháp nắm giữ bản quyền các tác phẩm của ông sau khi qua đời.
"Thái đẩu võ hiệp" Kim Dung qua đời ngày 30/10, hưởng thọ 94 tuổi. Theo QQ, khi tin tức được chia sẻ trên mạng xã hội Weibo, cư dân mạng đã hy vọng đây chỉ là tin đồn.
Đại diện nhà văn Kim Dung ngay sau đó xác nhận tin buồn và chấm dứt mọi hi vọng của độc giả. "Thật xin lỗi khi đó lại không phải là tin giả. Chúng tôi không biết nói gì vào lúc này, bình yên và lặng lẽ". Con trai Kim Dung nói về cái chết của cha: "Một buổi chiều bình yên và thanh thản".
Hình ảnh minh họa truyện Kim Dung được trưng bày trong triển lãm về Kim Dung tại Bảo tàng Di sản Hong Kong hồi năm 2017. Ảnh: South China Morning Post.
Bạn thân Kim Dung là ông Lý Thuần An cho biết trong những năm cuối đời, Kim Dung ít gặp gỡ bạn bè. Ông cũng không còn nhận ra người quen. "Nhiều lúc ông ấy như một đứa trẻ, thích đùa giỡn nhưng xa lạ với mọi người. Ngay cả người thân ông cũng không nhận ra. Ông ấy chỉ nhớ được vợ và con gái", Lý Thuần An nói trên Apple Daily.
Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại Chiết Giang (Trung Quốc). Ông là tác giả tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc đương đại, được mệnh danh là "Võ lâm minh chủ", doanh số bán sách cao nhất trong giới văn đàn Trung Quốc. Ông còn là người sáng lập tờ Minh báo nổi tiếng tại Hong Kong.
Trong sự nghiệp của mình, tiểu thuyết gia hàng đầu Trung Quốc viết 15 bộ tiểu thuyết. Nhiều người cho rằng Kim Dung đã hoàn thành giấc mộng võ hiệp của chính mình và cũng mang tới giấc mộng võ hiệp cho hàng triệu trái tim khác.
Hiểu Nguyệt
Theo Zing
Đệ nhất tiểu thuyết gia võ hiệp Kim Dung giàu có, quyền lực cỡ nào? Dù trong giới văn sĩ hay trong giới doanh nhân, một nhân vật như Kim Dung có thể nói là "vô tiền khoáng hậu". Từ năm 1955 đến năm 1970, tiểu thuyết gia Kim Dung đã sáng tác 14 bộ tiểu thuyết. Số lượng phát hành trên toàn thế giới lên tới hàng trăm triệu bản, tổng số phim điện ảnh và truyền...