Chuyện huyền linh về nơi đặt cỗ máy chém lớn nhất Sài Gòn

Theo dõi VGT trên

Những tù nhân chính trị yêu nước thường bị lôi ra giữa đường vào đêm khuya để thi hành án tử…

Chuyện huyền linh về nơi đặt cỗ máy chém lớn nhất Sài Gòn - Hình 1

Chiếc máy chém khổng lồ thực dân dùng để đàn áp các chí sĩ yêu nước

Có lẽ ít ai ngờ rằng, tòa Thư viện Khoa học Tổng hợp tọa lạc tại một góc yên bình của trung tâm Sài Gòn, lại là nơi chính quyền chế độ cũ đặt cỗ máy chém lớn nhất thời bấy giờ. Những tù nhân chính trị yêu nước thường bị lôi ra giữa đường vào đêm khuya để thi hành án tử. Sau khi xong xuôi, ngụy quyền cho xe vòi rồng đến xịt nước để rửa vết máu, khoảng 5 giờ sáng thì mọi dấu tích đã không còn. Tuy vậy, mùi tử khí, vẻ thâm u, rờn rợn của pháp trường đẫm máu vẫn khiến người dân vô cùng khiếp sợ mỗi khi ngang đường Lagran Dière cũ, mà nay là đường Lý Tự Trọng, Quận 1, Tp.HCM.

Khám Lớn Sài Gòn

Theo các cứ liệu lịch sử, thì thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM, số 69, đường Lý Tự Trọng, quận 1, xưa kia chính là Khám Lớn Sài Gòn – nhà tù chính trị lớn nhất Nam kỳ lục tỉnh. Thời còn Gia Định thành, địa điểm này vốn là một xưởng đúc tiền. Đến khi thành cũ không còn nữa, xưởng dần bị tàn phá và trở thành khu đất hoang. Sau, người dân Sài Gòn hay tới đây họp chợ,gọi nơi này là chợ Cây Da Còm, bởi trước chợ có một cây da nhỏ, cành lá quắt queo. Chợ chuyên bán trống lọng, yên ngựa, mão mũ tú tài… Năm 1886, Pháp giải tán chợ Cây Da Còm, dành đất để xây nhà ngục, gọi là Khám Lớn Sài Gòn. Công trình xây đến năm 1890 mới hoàn thành. Ban đầu, Khám Lớn chỉ có 2 dãy, dài 30 mét, rộng 15 mét, giữa có lối đi rộng khoảng 2 mét, mặt chính được rào kín bằng song sắt. Tường Khám Lớn được sơn đen, thâm u, nhìn xa đã sặc mùi hắc ám. Mỗi phòng giam chỉ có một ô cửa lưới sắt rất nhỏ ở trên cao, nền tráng bằng nước xi măng, xám xịt. Mỗi tù nhân ở đây đều bị cùm 1 chân, nối với một sợi xích sắt đủ dài để di chuyển quanh phòng giam. Khám lớn Sài Gòn còn có một xà lim dành riêng cho những tù nhân bị kết án tử hình. Đó là một đường hầm kín, dài 5 mét, rộng 3 mét, ba mặt là tường, còn lại là một cửa sắt dày, có đục lỗ để thông hơi. Do thiếu ánh sáng, vệ sinh kém và lượng tù nhân cứ ngày một tăng, nên Khám Lớn thường xuyên xảy ra dịch bệnh, khiến tù nhân tử vong vô kể. Sau này, do số tù nhân quá nhiều, thực dân Pháp phải cho xây thêm 4 dãy nhà giam nữa, chia thành nhiều khu vực, mỗi khu vực giam giữ một dạng tù khác nhau.

Khám Lớn được giới hạn bởi 4 trục đường chính của trung tâm Sài Gòn thời bấy giờ. Mặt chính của khám ở đường Lagran Dière (nay là đường Lý Tự Trọng), mặt sau giáp đường Espagne (Lê Thánh Tôn), hai bên là đường Mac Mahon (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa), và Filippini (Nguyễn Trung Trực). Dưới thời thuộc Pháp, Khám Lớn Sài Gòn cùng với Toà án Sài Gòn (xây năm 1881-1885) và Dinh Thống đốc Nam Kỳ, nay là Dinh Độc Lập (xây năm 1885 – 1890) nằm ở ba góc tạo thành “tam giác quỷ” biểu tượng hùng hồn nhất của bộ máy thống trị thực dân.

Năm 1917, Pháp đưa đến Khám Lớn một máy chém cao đến 4,5 mét, lưỡi dao nặng 50 ký. Tù nhân bị án tử, thường hành hình vào đêm khuya, tử tù bị lôi ra lề đường cùng cỗ máy chém ghê rợn. Thi hành án xong, giám quản cho xe vòi rồng đến xịt nước để rửa vết máu, đến rạng sáng thì con đường đã không còn dấu tích của cuộc hành hình đêm qua. Khám Lớn Sài Gòn là nơi giam giữ các nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, … Trong đó, hai chiến sĩ cách mạng Lý Tự Trọng và Nguyễn Thị Minh Khai đã bị đưa lên máy chém tại đây.

Các cao niên sống ở khu vực này kể lại, trong đêm khuya thanh vắng, người dân có thể nghe tiếng ken két của cỗ máy giết người, tiếng đọc án tử văng vẳng trong gió sương hiu hắt, và … một sinh linh lìa giã cõi đời. Bởi thế, 4 mặt của Khám Lớn Sài Gòn trở thành “vùng đất dữ” với những câu chuyện về hồn ma không đầu ngồi vắt vẻo trên cây kêu khóc oan tình. Cụ Nguyễn Hữu Thanh Nhơn, 76 tuổi, ngụ Gò Vấp, thuộc họ Nguyễn Hữu nổi tiếng đất Gia Định thành kể lại: “Lúc xa xưa, mỗi khi có việc đi ngang đường Lagran Dière cũ, người ta toàn chọn giờ sáng mà đi, ban đêm dù có đèn cũng hiếm ai dám đi qua. Vì nghe đâu, mỗi khi hành quyết, họ mang tù nhân ra đường Lý Tự Trọng là chủ yếu. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, chỉ nhìn tòa nhà màu đen u ám là đã lạnh người rồi, huống chi đi ngang con đường sặc mùi tử khí đó”.

Chuyện huyền linh về nơi đặt cỗ máy chém lớn nhất Sài Gòn - Hình 2

Khuôn viên thư viện Khoa học Tổng hợp xưa kia là Khám Lớn Sài Gòn

Video đang HOT

Linh hồn nghĩa sĩ

Không chỉ nổi tiếng với những câu chuyện “hồn ma bóng quế”, cung đường giáp 4 mặt Khám Lớn còn hết mực linh thiêng, bởi nơi đây rất nhiều nghĩa sĩ trong cuộc giải cứu “hoàng đế Phan Xích Long” ngã xuống. Phan Xích Long tên thật là Phan Phát Sanh, sinh năm 1893 ở Chợ Lớn cũ. Từ thuở nhỏ, ông đã căm thù sâu sắc bọn thực dân mang ách đô hộ sang dày xéo nước nhà. Vào khoảng năm 1911, Phan Phát Sanh mới vừa 18 tuổi, ông đã được các tri thức yêu nước là Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Văn Hiệp suy tôn làm lãnh tụ Hội kín chống Pháp. Đây là phong trào yêu nước nông dân mang đậm màu sắc tôn giáo và phong kiến. Để quy tụ được nghĩa sĩ, Phan Phát Sanh đã mượn danh nghĩa con trai vua Hàm Nghi, tự phong là “Đông cung thái tử”, “Phan Xích Long hoàng đế”. Sở dĩ vậy, bởi các chí sĩ yêu nước của Hội kín muốn “danh chính ngôn thuận” kế thừa phong trào yêu nước Cần Vương, đã từng khiến bọn thực dân điêu đứng trong một thời gian khá dài.

Hội kín chống Pháp cùng với Phan Xích Long đã về vùng Thất Sơn ở biên giới Tây Nam để lập căn cứ. Rất nhiều nông dân tay cầm đao chưa chặt, và nhiều anh hùng hảo hán, giang hồ tứ chiến ở khắp nơi về dưới trướng “Phan Xích Long hoàng đế”. Phan Xích Long cùng với sự tham mưu của các chí sĩ đã cho in truyền đơn kêu gọi nhân dân nổi dậy chống quân xâm lược rồi cho người đi rải khắp nơi, tập trung chủ yếu ở Sài Gòn, Chợ Lớn. Chàng trai trẻ với danh xưng “chân mệnh đế vương” đã rong ruổi khắp các tỉnh thành để vận động thêm nghĩa sĩ và liên kết các hội kín nhỏ lẻ lại với nhau. Cuối cùng, sau nhiều tháng ấp ủ, Hội kín Phan Xích Long đã lập kế hoạch bí mật ném bom, tạc đạn phá hoại các đồn lính Pháp tại Sài Gòn, Chợ Lớn. Đêm 23 rạng sáng 24/03/1913 được gọi là ngày định mệnh của hội kín yêu nước, bởi trước đó, thực dân Pháp đã nắm được hành tung của hội. Bị địch phục kích, hơn nửa số nghĩa quân bị giết hại, bắt bớ … Trước đó 2 ngày, thủ lĩnh trẻ tuổi Phan Xích Long cũng bị bắt tại Phan Thiết khi đang vận động nghĩa quân. Địch tức tốc dẫn ông về Khám Lớn Sài Gòn giam cầm, khảo tra cùng với các nghĩa sĩ dưới trướng.

Bọn thực dân tra khảo Phan Xích Long dã man, nhưng chúng chưa dám giết ông, vì sợ tàn quân của Hội kín yêu nước tiếp tục làm loạn, và dấy lên sự căm phẫn dồn nén bấy lâu nay của người dân. Ở bên ngoài, Hội kín vẫn tiếp tục bí mật hoạt động, thu quân, tuyên truyền kêu gọi lòng yêu nước của các tầng lớp nhân dân. 3 năm sau, tức 1916 Pháp bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, cảm thấy đây là thời cơ tốt, Hội kín đã lên kế hoạch giải cứu thủ lĩnh Phan Xích Long cùng các nghĩa sĩ. Đêm 14 rạng sáng 15/02/1916 hơn 300 hội viên từ Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, Biên Hòa… bí mật về trung tâm Sài Gòn để cướp ngục. Nhưng với vũ khí thô sơ, chỉ là gươm đao, giáo mác, đoàn nghĩa sĩ đã bị thực dân đàn áp đẫm máu. 19 nghĩa sĩ đã hy sinh ngay trong đêm cướp ngục, số khác bị bắt giam cùng với Phan Xích Long. Cuộc cướp ngục giải cứu Phan Xích Long bất thành, nhưng đã dậy lên làn sóng yêu nước trong lòng nhân dân và gây chấn động dư luận quốc tế. Nhắm tình hình không ổn, Pháp kết án tử hình Phan Xích Long và 37 nghĩa sĩ bị bắt để thị uy những người chống đối. Ngay sau đó, ngày 22/02/1916 Phan Xích Long cùng 37 nghĩa sĩ đã bị hành quyết. Phan Xích Long bị bắt năm 20 tuổi, và bị xử tử ở cái tuổi 23 đã khiến người dân Việt Nam vô cùng thương tiếc và nể phục. Người dân bắt đầu kể những câu chuyện về hồn tử sĩ quẩn quanh Khám Lớn Sài Gòn, hù dọa và bắt hồn lính Pháp. Có người còn bí mật cắm nhang dưới các gốc cây của cung đường 4 mặt giáp Khám Lớn Sài Gòn. Nơi nhuốm màu chết chóc bậc nhất Sài Gòn lại trở thành chốn linh thiêng mang oan hồn nghĩa sĩ.

Sau, do lượng tù nhân càng nhiều, đặc biệt là sau phong trào Nam kỳ Khởi Nghĩa, chính quyền Bảo Đại đã cho xây Khám Chí Hòa. Đến ngày 8/3/1953, khi khánh thành Khám Chí Hòa, chính quyền đã phá hủy Khám Lớn Sài Gòn, phóng thích một số tù nhân, còn lại khoảng 1.600 người cùng chiếc máy chém chuyển về khám Chí Hoà.

Giờ đây, khu đất tang thương ngày nào đã trở thành Thư viện Khoa học Tổng hợp khang trang với ngàn đầu sách, có thể đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của thành phố triệu dân này. Nhưng thỉnh thoảng, đâu đó trong không gian có phần trầm mặc tại nơi đây, những cao niên vẫn kể những câu chuyện huyền linh gợi nhớ về một Khám Lớn Sài Gòn nhuốm màu tang thương nhưng bi tráng…

KỲ TỚI: Bí ẩn cây gạo “báo” gái chửa hoang và câu chuyện thằng Ngô nhập hồn

Theo Xahoi

André Menras: 'Con người huyền thoại, Tướng Giáp không còn nữa'

Năm 2009, có một người Pháp đã đạt được mong mỏi đến nhà thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội. Lần đầu tiên, ông được nắm tay, nói chuyện với vị tướng huyền thoại mà ông ngưỡng mộ và tôn kính.

Chuyên đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp

André Menras: &'Con người huyền thoại, Tướng Giáp không còn nữa' - Hình 1

Trang nhất của tờ La Marseillaise. Bài viết của ông Hồ Cương Quyết đăng ở trang 34, được giới thiệu trên trang nhất

Thực ra, câu chuyện của ông liên quan đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ một kỷ niệm hết sức đặc biệt, từ 37 năm trước, trong khám Chí Hòa. Mà nhờ đó, từ một thanh niên nước ngoài chưa hiểu về lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của Việt Nam, ông đã có cái nhìn hoàn toàn khác để rồi kề vai sát cánh tham gia vào cuộc đấu tranh chống chiến tranh xâm lược ở Việt Nam một cách sâu sắc.

Hôm nay, ông đã là một công dân mang 2 quốc tịch Pháp - Việt, ông André Menras Hồ Cương Quyết. Ngay sau khi nghe tin tướng Giáp qua đời, ông đã có bài viết xúc động được đăng toàn trang trên báo La Marseillaise của Pháp ngày 5.10.

Bài báo có tựa "Légende planétaire, Le général Giap ne plus", tạm dịch: "Con người huyền thoại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không còn nữa". Sa-pô của bài báo viết: "Việt Nam: người thắng trận Điện Biên Phủ và thắng cả quân đội Mỹ, người đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì độc lập của đất nước". Bài báo được chia làm 4 phần: Anh Võ, Anh Văn, Người giữ gìn độc lập không khoan nhượng và Ra đi không một nếp nhăn trên mặt.

Ông Hồ Cương Quyết viết: "Là Tổng tư lệnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ nhiều thập niên nay đã khắc sâu như một huyền thoại vào lịch sử những cuộc đấu tranh vẻ vang giải phỏng các dân tộc. Cho tới hơi thở cuối cùng, ông vẫn nguyên vẹn là một nhà yêu nước và một chiến sĩ".

Đang trên đường đến thành phố Saintes, gần Boxdeau, để chiếu phim "Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát" do ông làm đạo diễn, qua điện thoại, ông vô cùng xúc động chia sẻ với Thanh Niên Online: "Buồn quá! Từ hôm qua, nhiều người Việt ở đây và cả nhiều bạn bè của tôi là người Pháp hay tin này đều buồn lắm, mặc dù chúng ta ai cũng hiểu sẽ đến ngày này. Tôi nghĩ những ai yêu mến Tướng Giáp, ủng hộ cuộc chiến đấu giành quyền độc lập tự do cho Việt Nam, đều cảm thấy xúc động khi nghe tin này".

Ông André Menras năm nay đã 68 tuổi. Ông cho biết khi còn là một thành niên 26 tuổi, năm 1971, nhờ quyển sách Guerre du peuple, armée du peuple (Chiến tranh nhân dân, quân đội nhân dân) của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã giúp ông khám phá ra những chân trời mới, mới lạ mà rất đỗi gần gũi. "Tôi cảm nhận rõ tướng Giáp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí của họ đã đồng nhất tới mức nào với dân tộc Việt Nam", ông nói.

André Menras: &'Con người huyền thoại, Tướng Giáp không còn nữa' - Hình 2

Ông André Menras Hồ Cương Quyết đang phỏng vấn một ngư dân Việt Nam khi thực hiện bộ phim tài liệu về Hoàng Sa - Ảnh: Lê Hưng

Làm thế nào để một người tù đang bị giam cầm trong nhà tù của chế độ Việt Nam Cộng hòa lại đọc được quyển sách Guerre du peuple, armée du peuple trong của tác giả "phía bên kia" là Đại tướng Võ Nguyên Giáp một cách công khai như vậy? Ông André Menras cho biết: "Làm sao có thể công khai? Trong phòng biệt giam mà ánh sáng chỉ lọt qua một ô cửa bằng bàn tay, tôi vừa nghiến ngấu đọc lại vừa canh chừng cái ô cửa mà viên cai ngục có thể kê mắt vào theo dõi bất kỳ lúc nào".

Nếu việc đọc quyển sách của Tướng Giáp giúp ông "khám phá những chân trời mới lạ" thì việc có được quyển sách đó ở nhà tù Chí Hòa là kỷ niệm vô cùng thú vị đối với André Menras.

Ông kể: "Nó là món quà thăm nuôi của mẹ tôi gửi cho tôi từ Pháp. Hay không? Làm sao để lọt qua cửa kiểm duyệt của cai ngục? Đố bạn?". Qua điện thoại, giọng nói của ông sôi nổi hẳn lên: "Ở trong tù, tôi đã làm quen đánh cờ với một tù thường phạm tên Rich bị giam ở khu ID. Tôi nói với anh ta là có thể giúp tôi chuyển một món quà từ Pháp của mẹ tôi không. Tất nhiên, trước đó, tôi đã tìm cách liên lạc và nhờ mẹ tìm mua quyển sách rồi. Bởi, nếu mẹ tôi gửi trực tiếp cho tôi, họ sẽ săm soi món quà rất kỹ và rất khó để sách lọt đến tay tôi. Vậy là, bỏ quyển sách trong hộp bánh bích-quy, mẹ gửi từ Pháp sang Mỹ cho người mẹ của Rich. Người mẹ đó lại gửi cho Rich qua Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam thời bấy giờ. Nó đã qua các cửa kiểm soát một cách ngoạn mục, đúng không?".

Ông nói tiếp: "Tôi nhớ rõ ngày hôm đó, cách đây đã 41 năm, một viên giám thị cặp kè đi bên cạnh, mà tôi thì ôm món quà hớn hở về xà lim, tôi từng chia sẻ trong bài viết sau khi được viếng thăm Tướng Giáp năm 2009 là tôi thấy mình lúc đó tràn trề sinh lực và kiêu hãnh hơn cả ông vua mới lên ngôi".

Đọc hết quyển sách, rất nhiều lần trong trại giam Chí Hòa ngày ấy, ông luôn tự nhủ lòng, sẽ phải tìm gặp bằng được tác giả những trang sách ấy để nói với ông ta rằng: Chính những trang sách của ông đã sưởi ấm trái tim và khối óc của tôi, tiếp sức cho tôi tiếp tục chiến đấu trong nhà tù khắc nghiệt ấy. "Một thứ mơ ước không tưởng mà người ta thường nuôi dưỡng khi bị xuống tinh thần...", cuộc trò chuyện qua điện thoại đột ngột bị cắt.

Thế nhưng, mãi đến 37 năm sau, ông André Menras mới thực hiện được giấc mơ này. Câu chuyện của chúng tôi qua điện thoại nhiều lần bị gián đoạn, do ông André Menras đang ngồi trên tàu nhanh TGV để đi từ nhà ông ở thị trấn Sauvian đến thành phố Saintes. Thế nhưng, khi nào có sóng điện thoại, cuộc trò chuyện lại tiếp tục như chưa hề bị ngắt quãng. Và ông vẫn tiếp mạch chuyện một cách đầy xúc động, rõ ràng đến từng chi tiết.

Trong buổi gặp thăm Tướng Giáp năm 2009, có một chi tiết mà ông André Menras nhớ rõ và cho đó là sự "vụng về trẻ con" của mình khi đứng trước Tướng Giáp. Mặc dù biết Tướng Giáp giỏi tiếng Pháp, song để khắc phục niềm xúc động và cũng để tỏ lòng tôn kính, ông đã dùng tiếng Việt khi trò chuyện với vị Tướng này. Tuy nhiên, giữa cuộc trò chuyện, bất chợt, cố Đại tướng cầm tay, nhìn André Menras rồi mỉm cười một cách hóm hỉnh nói: "Chắc tiếng Pháp của tôi thuần thục hơn tiếng Việt của anh". Ông Menras nay nhớ lại: "Có thể cách nói tiếng Việt không dấu của tôi khiến ông thấy mắc cười và nghĩ tôi khó khăn để nói tiếng Việt nên khuyên tôi dùng tiếng Pháp nói chuyện chăng? Tôi hiểu cả ông bà phu nhân đều giỏi tiếng Pháp, nhưng tôi thật cả gan khi lại tiếp tục nói tiếng Việt và tự trấn an là chắc tiếng Việt của mình tạm được. Hôm đó rất vui!".

Khi tôi thắc mắc phần thứ 4 của bài báo Pháp lại có tựa nhỏ là "không một nếp nhăn". Ông André Menras nói ngay: "Vì ông đã chiếm lĩnh được trái tim thế hệ của chúng tôi và đã tồn tại trong trái tim các thế hệ tiếp theo mà cuộc sống, với ông, dường như không gợn nên một nếp nhăn nào trên mặt cả".

Cũng trong phần cuối của bài báo này, ông André Menras cũng vô cùng ấn tượng về nhân cách của cố Đại tướng lại chính những điều vô cùng giản dị.

Năm 2001, nhân kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, khi báo Le Monde đặt tựa bài báo là: "Chiến thắng của tôi", vị tướng già tỏ ra rất bực bội và nói "Điện Biên Phủ, đó là chiến thắng của nhân dân chúng tôi!". Bởi trí khôn chiến lược của ông hẳn sẽ chẳng khi nào bộc lộ nếu không có sự ủng hộ và hy sinh của toàn thể nhân dân.

"Chính vì lẽ đó, đám tang của ông được tổ chức tầm quốc tang một cách trang trọng là điều dễ hiểu. Xin chia buồn với dân tộc Việt Nam, dân tộc của tôi", André Menras nói.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kết luận sự cố khiến máy bay về Nội Bài bung mặt nạ oxy khẩn cấp
06:12:33 05/11/2024
Bão Yinxing dự báo vào Biển Đông
09:15:02 05/11/2024
Tìm thấy thi thể du khách bị sóng biển cuốn mất tích tại Phú Quý
11:46:59 04/11/2024
Thanh tra trách nhiệm 2 nguyên Chủ tịch huyện Nhơn Trạch và Trảng Bom
06:07:27 05/11/2024
Phát hiện tàu có chữ nước ngoài trôi dạt gần đảo Lý Sơn
07:04:42 04/11/2024
Phát hiện thi thể dạt vào bờ kè ở đảo Phú Quý, nghi nam du khách mất tích
08:13:51 04/11/2024
Mưa lớn gây ngập cục bộ ở thành phố Đông Hà
11:27:29 04/11/2024
Cứu 2 người thoát nạn khỏi đám cháy lúc rạng sáng ở quận Cầu Giấy
11:51:48 04/11/2024

Tin đang nóng

Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Hóng: Người đẹp Vbiz đã có bạn trai, rầm rộ tin hẹn hò đồng giới chỉ là cú lừa?
22:33:01 05/11/2024
Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do
21:57:23 05/11/2024
Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16, hút 2 triệu lượt xem
21:00:58 05/11/2024
Đen Vâu lộ diện sau thời gian dài ở ẩn giữa tin đồn lên chức "bố bỉm"
21:47:13 05/11/2024
NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"
20:22:14 05/11/2024

Tin mới nhất

20 trẻ mầm non nhập viện nghi ngộ độc thuốc diệt chuột

19:08:16 05/11/2024
Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 20 học sinh mầm non vào nhập viện đều trong tình trạng tỉnh, một số cháu có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, quấy khóc đã được các bác sĩ xử trí ngay.

Vụ xe ben lùa nhiều phương tiện ở Bình Dương: Tài xế khai hệ thống phanh không hoạt động

10:09:33 05/11/2024
Khi xe đi đến đoạn ngã tư giao nhau với đường Tố Hữu (phường Uyên Hưng,TP Tân Uyên) thì bất ngờ tông vào 4 ô tô và 1 xe máy đang dừng chờ đèn đỏ phía trước.

CSGT bí mật ghi hình học sinh đi xe máy rồi vào tận trường để xử lý vi phạm

14:29:52 04/11/2024
Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) bố trí tổ công tác bí mật ghi hình học sinh đi xe máy rồi phối hợp cùng nhà trường xử lý vi phạm.

Xe khách giường nằm mất lái tông vào tường rào nhà dân

14:20:20 04/11/2024
Xe khách mất lái, lao vào nhà dân rồi tông gãy trụ viễn thông VNPT, cột đèn chiếu sáng ở huyện Chư Pưh, Gia Lai.

Tìm thấy thi thể 2 học sinh trên sông Nậm Mộ

20:49:06 03/11/2024
Sau hơn 2 ngày nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của 2 học sinh lớp 3 (ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) bị đuối nước.

Cháy chung cư ở TPHCM, hơn 60 người được cảnh sát tinh nhuệ giải cứu

12:27:24 03/11/2024
Tổ Cảnh sát đặc biệt tinh nhuệ tiếp cận các vị trí có người mắc kẹt, sử dụng các thiết bị hiện đại như máy hút khói, dò tìm nạn nhân. Chỉ sau thời gian ngắn, hơn 60 người được cảnh sát tinh nhuệ giải cứu và hướng dẫn thoát khỏi sự cố an...

Giải cứu 2 vợ chồng kẹt cứng trong cabin xe tải sau tai nạn

12:21:05 03/11/2024
Ngày 3/11, Trạm CSGT Tây Bắc (Phòng CSGT, Công an TPHCM) vẫn đang phối hợp với Công an huyện Củ Chi điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn trên quốc lộ 22, xã Tân Thông Hội làm 2 người bị thương nặng.

Quảng Bình: Bé trai 2 tuổi đuối nước, tử vong dưới đồng ruộng

06:43:49 03/11/2024
Đang đi chơi, bé trai 2 tuổi tại H.Lệ Thủy (Quảng Bình) không may bị ngã xuống đồng ruộng ngập nước, bị đuối nước, tử vong.

Nha Trang: Phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ đang phân hủy mạnh

21:01:01 02/11/2024
Ngày 2.11, UBND xã Phước Đồng (TP.Nha Trang) cho biết, các đơn vị nghiệp vụ đang tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ, đang bị phân hủy mạnh.

4 người thoát nạn khi ô tô bất ngờ bốc cháy trên cầu Rạch Miễu

20:33:01 02/11/2024
Vừa đi hết cầu Rạch Miễu, hướng xuống cù lao Thới Sơn (TP.Mỹ Tho, Tiền Giang), ô tô 7 chỗ bất ngờ phát hỏa rồi bùng cháy dữ dội, may mắn nữ tài xế và 3 người khác đã kịp thời thoát khỏi xe.

50 ngày dùng phác đồ "chưa có tiền lệ" hồi sinh em bé Làng Nủ

18:57:17 02/11/2024
Ngày đầu nhập viện, phổi của bé như một khoang chứa đầy cát và sỏi. Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai khẳng định chưa từng có ca nào tổn thương nặng nề như vậy.

Có thể bạn quan tâm

Trước thông tin bị đột quỵ, danh hài Xuân Hinh lên tiếng về tình hình sức khỏe

Sao việt

23:35:03 05/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, danh hài Xuân Hinh đã đăng tải một clip để chia sẻ về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.

Tình thế đảo ngược với Enzo Fernandez ở Chelsea

Sao thể thao

23:33:20 05/11/2024
Inter Milan và Barcelona sẵn sàng thực hiện một động thái chuyển nhượng bất ngờ dành cho Enzo Fernandez khi cầu thủ này đối diện với tương lai bất định tại Chelsea.

Bóng hồng trong 'Độc đạo' tiết lộ cảnh bị cưỡng hiếp và 'ăn tát' nhiều nhất

Tv show

23:26:34 05/11/2024
Trong phim Độc đạo, diễn viên Thanh Huế vào vai Tuyết, một trong những bóng hồng gây chú ý trong phim. Và cũng là vai diễn mà nương tử bị đánh nhiều nhất.

Thực đơn tiệc sinh nhật trong tù của Sean 'Diddy' Combs gây sốc

Sao âu mỹ

23:22:24 05/11/2024
Ông trùm âm nhạc tai tiếng Diddy tròn 55 tuổi vào ngày 4.11 trong Trung tâm giam giữ Metropolitan ở Brooklyn, New York (Mỹ).

Quán quân The Masked Singer thừa nhận ngoại tình với người cũ dù đã có 2 con

Sao châu á

23:18:37 05/11/2024
Nữ ca sĩ thừa nhận cáo buộc ngoại tình và cho biết cô đang suy ngẫm sâu sắc về những sai lầm của mình. với tư cách là 1 người vợ và người mẹ.

Tiết lộ thú vị từ nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất 'Độc đạo'

Hậu trường phim

23:10:53 05/11/2024
Mạnh Cường - diễn viên thủ vai Dũng kính lần đầu chia sẻ về những bí mật phía sau nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất phim Độc đạo .

Hồ Quỳnh Hương ám ảnh câu nói của NSND Hà Thủy

Nhạc việt

22:56:38 05/11/2024
Nhân tháng chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương chia sẻ chân thành về cô giáo kính yêu - Đại tá, NSND Hà Thủy.

Hai tài tử sexy nhất thế giới cùng xuất hiện trong bom tấn hành động 6.200 tỷ

Phim âu mỹ

22:43:59 05/11/2024
Chris Evans và The Rock - hai tài tử từng được tạp chí People bình chọn là người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh cùng góp mặt trong bom tấn 250 triệu USD Red One: Mật mã đỏ .

Bộ sưu tập các mẫu nhà vườn đẹp được nhiều người tìm kiếm

Sáng tạo

22:24:31 05/11/2024
Trở về với thiên nhiên, sở hữu một nhà vườn đẹp, trong lành, sẽ mang đến cho chúng ta nhiều năng lượng tích cực.

Bức ảnh khiến nữ ca sĩ đỉnh nhất thế hệ Gen Z rơi vào rắc rối

Nhạc quốc tế

22:13:23 05/11/2024
Nắm chắc trong tay 9 giải Grammy, sở hữu tượng vàng Oscar cùng vô số kỷ lục âm nhạc, Billie Eilish là nghệ sĩ sinh trong thập niên 2000s out trình nhất hiện tại.

Chùm ảnh: Những nụ cười rạng rỡ của thầy và trò tại trường Tiểu học Xuân Vân

Netizen

21:52:29 05/11/2024
Vào một ngày thu cuối tháng 10, ở tỉnh Tuyên Quang bắt đầu se lạnh, những chiếc xe của Tiệm Tạp Hóa Ngược Xuôi mang những Vật Phẩm Hạnh Phúc gửi tặng các em học sinh trường Tiểu học Xuân Vân - nơi bị ảnh hưởng bởi lũ.