Chuyển hàng cứu trợ cho 50.000 người tị nạn đang mắc kẹt giữa sa mạc tại Syria
Đoàn xe chở hàng cứu trợ của Liên hợp quốc ngày 3/11 đã đến trại tị nạn Rukban ở Đông Nam Syria, khu vực giáp biên giới Jordan, nơi hàng nghìn người đang bị mắc kẹt giữa sa mạc trong tình trạng thiếu thốn lương thực và thuốc men.
Người tị nạn Syria chuẩn bị hồi hương từ Liban ngày 1/7. Ảnh: AFP/TTXVN
LHQ cho biết đoàn xe cứu trợ của cơ quan này vốn có kế hoạch đến Rukban từ một tuần trước, song đã phải hoãn lại do các lý do an ninh và hậu cần.
Abu Abdullah, một thành viên của hội đồng dân sự quản lý khu trại và làm công tác điều phối các chuyến xe cứu trợ nhân đạo của LHQ xác nhận chuyến hàng đầu tiên đã đến với trại Rukban.
Trại tị nạn Rukban nằm gần căn cứ quân sự Tanf của Mỹ, tại khu vực giao biên giới 3 nước Syria, Jordan và Iraq. Tại đây hiện có khoảng 50.000 người tị nạn và chuyến xe cứu trợ LHQ gần đây nhất là vào tháng 1. Cạn kiệt nguồn lương thực và thuốc men đã làm ít nhất 12 người thiệt mạng trong những tuần qua. LHQ đã cảnh báo hàng nghìn sinh mạng tại đây đang gặp nguy hiểm.
Rukban do các nhóm phiến quân kiểm soát và hiện quân chính phủ Syria đang bao vây các tay súng đối lập tại đây. Trong khi đó, phía Jordan cũng cho đóng tuyến đường vào khu trại bên lãnh thổ của nước này sau khi cho phép chuyến xe cứu trợ hồi tháng 1 đi qua.
Video đang HOT
Theo Minh Ngọc (TTXVN)
Mỹ đẩy trại Rukban vào tình trạng thảm khốc
Hãng TASS dẫn tuyên bố của Trung tướng Vladimir Savchenko cho biết, chính Mỹ là nguyên nhân khiến trại tị nạn Rukban ở Syria lâm vào tình trạng thảm khốc.
Mỹ là nguyên nhân
Tướng Vladimir Savchenko hiện là người đứng đầu Trung tâm hòa giải Nga về các bên tham chiến ở Syria cho biết trong cuộc họp báo hôm 11/10. "Tình trạng thảm khốc tại trại tị nạn Rukban ở Syria là do Mỹ. Chúng tôi nghĩ rất cần thiết để nhắc lại rằng, trại tị nạn này nằm gần căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực Al-Tanf.
"Chính Mỹ đã ngăn cấm các cơ quan chính phủ Syria và các tổ chức nhân đạo vào căn cứ của họ từ khoảng cách 55 cây số. Kết quả là, chính phủ Syria và trung tâm hòa giải Nga không có khả năng tổ chức các đợt viện trợ nhân đạo cho các công dân Syria trong trại Rukban", ông Savchenko cho biết.
Trại tị nạn Rukban nằm sát biên giới Syria-Jordan và Iraq.
Sau khi tố Mỹ, Tướng Savchenko kêu gọi Mỹ cung cấp quyền tiếp cận nhân đạo cho trại, giúp những người tị nạn trở về nhà cũng như đóng cửa căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực.
Truyền thông tại Trung Đông cũng cho rằng, tình hình nhân đạo trong các trại này là rất đáng lo ngại. Ngoài ra, Mỹ đã lợi dụng điều kiện khó khăn ở các trại này để trả tiền cao cho những người tị nạn nhằm tuyển mộ binh lính cho các lực lượng đối lập thân Mỹ.
Mặc dù bị Nga và truyền thông quốc tế lên án, Mohanad Tala'a, chỉ huy của nhóm phiến quân Jaysh al-Thuwar (chi nhánh phía Nam của Quân đội tự do Syria - FSA) do Mỹ hậu thuẫn trong căn cứ Al-Tanaf đã bác bỏ cáo buộc của Moscow về việc Mỹ và nhóm này ngăn chặn viện trợ nhân đạo cho trại tị nạn này.
Mohanad Tala'a nói rằng viện trợ không tới được trại vì "Liên Hiệp Quốc vẫn đang nghiên cứu vấn đề này". Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Hội đồng Dân sự Rukban và chính phủ Syria đã chứng minh rằng Tala'a đã nói dối. Kể từ năm 2014, liên minh do Mỹ lãnh đạo và phe đối lập Syria đã nhiều lần tuyên bố rằng những người tị nạn này đang chống lại chính phủ Syria.
Nhưng Hội đồng Dân sự Rukban nói rằng, những người tị nạn của họ chỉ rời khu vực sinh sống của mình để chạy trốn chiến sự chứ không hề phản đối chính quyền của Tổng thống Basha al-Assad. Trại tị nạn Rukban hiện đang là nơi cư ngụ của trên 60.000 người tị nạn đến từ nhiều vùng chiến sự khác nhau tại Syria.
Phát hiện khủng khiếp tại Raqqa
Cùng với việc bị tố là nguyên nhân khiến trại Rukban lầm vaopf tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, quân chính phủ Syria cũng phát hiện ngôi mộ tập thể chứa khoảng 1.500 người tại Raqqa mà Mỹ là bên liên quan trực tiếp.
Mộ tập thể của thường dân lớn nhất được phát hiện ở Panorama, thành phố Raqqa với hơn 1.500 nạn nhân bị giết trong các cuộc không kích của Mỹ hoặc các cuộc tấn công của các chiến binh được Washington hậu thuẫn khi Raqqa còn nằm dưới sự cai trị của khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Trang tin Hawar bằng ngôn ngữ người Kurd cho hay, Đội Dân sự Raqqa đã phát hiện 11 ngôi mộ tập thể và nói thêm rằng các cuộc khai quật đã hoàn thành tại 8 ngôi mộ tập thể.
Ngoài ra, thi thể của các nạn nhân trong các cuộc không kích của Mỹ vẫn còn nằm dưới đống đổ nát của các tòa nhà trong thành phố và đang được tìm kiếm. Tuần trước, trang web tiếng Ả rập của RT dẫn lời Tư lệnh của Hội đồng Dân sự Raqqa, Yaser al-Khamis cho biết 4 ngôi mộ tập thể, khoảng 2.800 thi thể dân thường, đã được khai quật tại thành phố Raqqa.
Một số nhà phân tích quân sự dự đoán chính xác, chiên dịch tiên công giải phóng thành phô Raqqa của Lực lượng Dân chủ Syria do các đơn vị dân quân người Kurd dẫn đầu được không quân và pháo binh Mỹ hâu thuân đã hủy diêt hoàn toàn của thành phố.
Mỹ cũng thừa nhận việc họ tiến hành tấn công nhầm các mục tiêu dân sự ở Raqqa, Syria. Nhưng khi Mỹ tuyên bố "số lượng người dân thường thương vong là rất thấp" - khoảng 300 dân thường thiệt mạng, thì các kết quả của Tổ chức Ân xá Quốc tế và các nhân chứng cho thấy Mỹ thực sự "phủ nhận" con số thực thương vong.
Theo thống kê của tổ chức Nhân quyền Liên hợp quốc, chiến dịch tấn công của lực lượng SDF, chủ lực là các đơn vị người Kurd được Mỹ hậu thuẫn đánh chiếm thành phố Raqqa khiến 80% thành phố giờ đây "không thể sống được".
Bất chấp những hậu quả khủng khiếp do Mỹ và lực lượng được hậu thuẫn gây ra cho Raqqa nhưng không có một trang truyền thông phương Tây nào lên án các vụ không kích hủy diệt và sát hại dân thường này.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet
Vấn đề người tị nạn Nauru: Bác sĩ khuyến cáo sớm sơ tán người tị nạn Tổ chức Y tế từ thiện Médecins Sans Frontières (MSF) đã phát động lệnh sơ tán ngay lập tức đối với toàn bộ những người xin tị nạn đang ở trên quốc đảo Thái Bình Dương Nauru trong cuộc khủng hoảng về sức khỏe tâm thần tồi tệ hơn bao giờ hết. Trại tị nạn tại quốc đảo Thái Bình Dương Nauru MSF...