Chuyện hãi hùng về một bà lang phá thai bằng chày giã gạo
Nếu ai muốn phá thai – với điều kiện là thai chỉ từ 1 đến 5 tháng – bà dùng tay bóp…
Sáng bóp, chỉ chiều tối hoặc sau một đêm là cái thai sẽ bong ra, không cần uống thuốc. Còn nếu cái thai đã lớn hoặc “ngoan cố” quá thì bà sẽ dùng chày giã gạo đập lên bụng cho nó chết để tuột ra…
Bàn tay “có con mắt Giàng cho”
Căn nhà của bà lang Ksor H’Ly (buôn M’Lá, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) – nơi xảy ra cái chết oan uổng của thiếu nữ H’Uy khóa cửa im ỉm. Thấy chúng tôi tần ngần dưới gầm nhà, một người đàn ông đi ngang nói vọng vào: “H’Ly không ở nhà này nữa đâu. Từ hôm làm chết con H’Ly, nó sợ nên bỏ sang chòi rẫy bên buôn Uar ở rồi”.
Không có người dẫn đường, tìm được chòi rẫy của bà khác nào “đáy bể mò kim”, mà có tìm được dễ gì bà ta chịu nói chuyện? Chúng tôi đành hỏi chuyện dân làng… Hóa ra bà lang này cũng na ná như một đôi bà lang tôi đã từng gặp ở các làng xa khác…
Hủ tục phá thai do lang vườn sẽ gây ra những hậu quả khó lường (Ảnh minh họa)
Phụ nữ Tây Nguyên không có bài thuốc nào để “ngăn cái đẻ” nên khi “hậu quả” xảy ra, họ chỉ còn biết tìm đến những bà lang vườn để nhờ phá thai. Dân buôn M’Lá chẳng biết bà Ksor H’Ly “học nghề” của ai, chỉ biết bà làm “nghề” này cũng lâu lâu rồi… Việc hành nghề của bà chỉ đơn giản thế này: Nếu ai muốn phá thai với điều kiện là thai chỉ từ 1 đến 5 tháng – bà dùng tay bóp. Nhờ cái tay “có con mắt Giàng cho” nên bà làm rất nhanh mà không đau. Sáng bóp, chỉ chiều tối hoặc sau một đêm là cái thai sẽ bong ra, không cần uống thuốc. Còn nếu cái thai đã lớn hoặc “ngoan cố” quá thì bà sẽ dùng chày giã gạo đập lên bụng cho nó chết để tuột ra… Những người tìm đến bà mỗi người mỗi cảnh. Có những cô giá tuổi 13 – 14 lỡ dại, có người lớn tuổi bị người ta lợi dụng, có người chồng chết lúc còn trẻ không nén được tình cảm của mình… nếu không “giải quyết” chắc chắn sẽ bị làng phạt nặng. Cũng có người tìm đến bà đơn giản là vì đẻ dày quá, không thể cùng lúc địu hai đứa con lên rẫy được… Hầu như ai nhờ bà cũng giải quyết trót lọt và “đảm bảo bí mật”… Không những có “tài” phá thai, bà còn giỏi đỡ đẻ. Đỡ đẻ bình thường thì chẳng nói làm gì. Đáng nói là những ca khó như đẻ ngược chẳng hạn. Gặp những trường hợp như thế, bà đẩy vào rồi dùng tay xoay lại cho thuận… Người ta đồn bà còn có tài chữa vô sinh mà không cần cho uống thuốc. Cái lạ là bà dùng tay sờ vào bộ phận sinh dục của vợ chồng họ là biết tại ai và khi xác định được rồi thì dùng tay bóp (?).
Cũng vì tin rằng cái tay của bà “có con mắt Giàng cho” nên người ta cứ tìm đến bà mà không hồ nghi gì cả. Cho đến ngày bà phá thai cho H’Uy…
Video đang HOT
Căn nhà bà Ksor H’Ly – nơi xảy ra cái chết oan uổng của H’Uy đóng cửa im lìm
Câu chuyện hãi hùng…
Nia cơm đã nguội ngắt mà tâm trí Rơ Lan H’Prim – mẹ của H’Uy vẫn như để tận đâu. Chúng tôi phải cất tiếng chào đến lần thứ hai chị mới giật mình quay lại. “Đang làm rượu ghè để chuẩn bị bỏ mả cho H’Uy” – chị nói. Tôi ngẩn ra một thoáng và chợt hiểu: Dù mới về “A tâu” chưa lâu nhưng phải bỏ mả là bởi cái chết của H’Uy được coi là “ma xấu” nên mả không được nuôi lâu…
“Mẹ đã mắc cái vía xấu, đến lượt con cũng mắc phải nốt” – chị H’Prim nghẹn ngào mở đầu câu chuyện. Mới ở tuổi 35 nhưng chị đã phải qua hai đời chồng với 5 đứa con. H’Uy là con đời chồng trước đã bỏ chị theo người đàn bà làng bên. Nhà nghèo, mới đến lớp 3 H’Uy đã phải bỏ học để theo mẹ và cha dượng lên rẫy. Được thừa hưởng vẻ đẹp của mẹ nên H’Uy càng lớn càng xinh. Như lũ ong thấy hoa lạ, đám trai làng trưa tối cứ ồn ào ra vào khiến ông Nay Niên – cha dượng H’Uy phải giả vờ say rượu để đuổi bớt. H’Uy đã để ý một người rồi. Người đó là Nay Thương, nhà bên buôn Uar, xã Chư Drăng… H’Prim tai chưa nghe con nói nhưng mắt đã thấy hết, H’Prim bảo: Thôi thì nó bắt ai cũng được, miễn là đừng nhầm phải cây củi ngát như mẹ. Ngó thì đẹp con mắt mà đốt chỉ thấy khói cay…
Rồi bận việc nhà, việc rẫy nên mãi gần đây, H’Prim mới chợt nhận ra sao dạo này không thấy thằng Nay Thương, mà nhìn cái vẻ con H’Uy cũng khác? Hỏi nặng, hỏi nhẹ mấy lần, cuối cùng H’Uy mới thú thật là mình đã có thai với Nay Thương. H’Prim tái người. Sáng hôm sau, hai mẹ con tức tốc sang buôn Uar tìm Nay Thương. “Nó là cái tên ma thôi, buôn này không có con người ấy” – nhà trên nhà dưới ai cũng một miệng. Bấy giờ mọi chuyện mới vỡ lở, cả buôn Uar không có ai tên Nay Thương. H’Prim thẫn thờ, đã mang tiếng xấu lại còn bị làng phạt vạ, cái nhục bao giờ mới hết được? Trong bụng như có bàn tay con gấu cào suốt đêm, cuối cùng H’Prim thấy chỉ còn cách nhờ bà Ksor H’Ly phá thai rồi giấy kín chuyện đi…
Sáng hôm đó khi con gà chưa xuống đất, H’Prim cùng mẹ – bà H’Tre đã dẫn H’Uy đến nhà H’Ly. Cái giá “giải quyết” được bà lang đưa ra là 1,5 triệu đồng, trả trước 200 ngàn, còn lại chờ bán được củ mì sẽ trả nốt… Giao ước thế rồi hai người đàn bà yên bụng lên rẫy. Đến chiều tối bà H’Tre mới ghé vào coi thử nhưng bà lang không cho vào, nói việc chưa xong. Bàn chân như có đá đeo vì lo lắng, bà H’Tre mới lần bước về đến cổng nhà thì đã thấy người nhà H’Ly đến kêu đưa H’Uy đi bệnh viện… Chỉ kịp vớ được cái váy cũ, hai mẹ con hốt hoảng chạy đến. Mắt H’Prim như có đàn đom đóm bay khi thấy máu đỏ cả sàn nhà, còn H’Uy thì người ướt rượt nằm co ro trong xó tối, lay mãi mới nói được hai tiếng hụt hơi “đói lắm”. Hóa ra bà lang bắt phải nhịn đói từ sáng đến giờ. Vừa khóc, bà H’Tre vừa thổi lửa nấu cháo… Ăn được chén cháo rồi nhưng H’Uy vẫn mê đi, máu vẫn tiếp tục chảy. Bà H’Ly bảo: Hồi chiều thấy máu chảy nhiều, tôi đã đưa nó ra sông ngâm nước mà vẫn không hết. Thế này chắc là phải đưa đến bệnh viện rồi…
Nét mặt đau buồn của chị H’Prim
Sợ mọi người trong buôn biết, mãi 1h30 sáng cả đoàn mới lếch nhếch đến Trung tâm Y tế huyện Krông Pa. Các bác sĩ tại đây đã nhanh chóng sử dụng các biện pháp cấp cứu. Được một lúc thì H’Uy tỉnh lại. Thấy những đám tím bầm trên bụng H’Uy, các bác sĩ gặng hỏi. H’Uy thềo thào: “Bà H’Ly dùng tay bóp bụng để nặn cái thai, sau đó dùng chày giã gạo đập cho nó tuột ra”. Sau khi cấp cứu thấy máu vẫn chảy, H’Uy tức tốc được đưa lên bệnh viện khu vực. Nhưng chỉ nhập viện được 30 phút thì em tắt thở…
Tôi xem cuốn sổ hộ khẩu gia đình thấy ghi H’Uy sinh năm 1995. Như vậy là em từ giã cõi đời lúc 17 tuổi – cái tuổi đẹp nhất của đời con gái… Bà ngày sau cái chết của em, buôn M’Lá đã họp để “giải quyết án mạng”. Buổi họp có sự tham dự của ông Nay Pơng – Chủ tịch UBND xã Phú Cần, tổ trưởng tổ hòa giải, trưởng thôn và đông đảo gia đình hai bên. Kết quả tóm tắt từ “Biên bản giải quyết án mạng” đại ý thế này: Vì mẹ con bà H’Prim tự tìm đến, “vì tình làng nghĩa xóm” nên A Mí Roát (tức bà Ksor H’Ly) “chịu bồi thường cho H’Uy và gia đình một con bò cái to còn sống, sử dụng tùy ý gia đình. Còn số tiền đã đặt cọc 200 ngàn thì xóa hết không trả. Ngoài ra không có bồi thường nào khác”.
Theo vietbao
Mở rộng tinh giản công chức, chưa tinh giản viên chức
Mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng tinh giản trong toàn bộ khối cán bộ, công chức ở tất cả các cấp Đảng, Nhà nước Chưa đặt vấn đề tinh giản đội ngũ viên chức... là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc...
Chưa đặt vấn đề tinh giản viên chức - ảnh minh họa
Liên quan đến Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, đây là đề án lớn, phức tạp, nhạy cảm, vì vậy, ông đề nghị Bộ Chính trị ban hành Văn bản về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức để huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị.
Để xây dựng tốt Đề án này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Ban Chỉ đạo, lấy ý kiến các Bộ, ngành, các tổ chức và cá nhân có liên quan, đảm bảo sự tương thích về nội dung và tiến độ của Đề án này với các Đề án liên quan khác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng, phạm vi, đối tượng áp dụng của Đề án sẽ được mở rộng trong toàn bộ khối cán bộ, công chức ở tất cả các cấp Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội nhưng chưa đặt vấn đề tinh giản đội ngũ viên chức trong Đề án.
Theo Phó Thủ tướng, mục tiêu của Đề án là tập trung vào việc tinh giản nhằm có một đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực cao, hoạt động hiệu quả, cơ cấu hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Công chức:
Được tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế giữ một công vụ thường xuyên, hoặc nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan hành chính nhà nước ở cấp tỉnh, cấp huyện Trong các cơ quan, đơn vị QĐND (mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp như chuyên viên vi tính, kế toán...) Trong các cơ quan, đơn vị công an nhân dân (mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp) Trong các cơ quan Đảng Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước Trong các bộ và cơ quan ngang bộ TAND các cấp (Phó chánh án TAND tối cao chánh án, phó chánh án các tòa chuyên trách, thẩm phán) Viện KSND tổ chức CT-XH (Mặt trận Tổ quốc VN, Tổng liên đoàn Lao động VN, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên...) Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập...
Viên chức
Được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý (trừ các chức vụ quy định là công chức). Viên chức là người thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế,
khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin - truyền thông, tài nguyên môi trường, dịch vụ... như bác sĩ, giáo viên, giảng viên đại học...
Theo vietbao
Chân dung vợ bí thư xã có khu vườn chứa tro cốt Bà Hường được hàng xóm cho là sống như đại gia khi khoe uống nước dừa thay nước lọc, may vài chục bộ quần áo một lần, mua đồ ăn không tiếc tiền. Quê ở miền Tây Nam Bộ, khi khoảng 18 tuổi, bà Hường tới thị trấn Ngãi Giao (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) phụ bán quán nước. Lúc...