Chuyện hai chàng ngốc
Hai chàng ngốc nọ định băng qua một sa mạc.
Không đủ tiền mua ô tô, họ đành mua một con lạc đà. Người bán lạc đà nói:
- Con này có thể băng qua sa mạc nhưng trước khi đi phải cho nó uống nước đầy bụng.
Hai chàng ngốc dắt lạc đà xuống sông, ấn đầu nó xuống nước nhưng lạc đà không chịu uống. Một người nảy ra cách, bảo người kia:
- Mình làm như cái ống hút vậy, tao ấn đầu nó xuống nước, mày hút vào cái lỗ ở mông nó, nước sẽ lên.
Chàng ngốc kia đồng ý, thế là một người ấn đầu, một người hút mông con lạc đà. Một hồi sau, chàng ngốc ấn đầu hỏi:
- Mày có hút được nước lên không?
Chàng ngốc kia đáp:
- Có lên chút ít, có điều mày đừng ấn đầu nó sâu quá, từ nãy đến giờ tao hút lên chủ yếu là bùn thôi!
Video đang HOT
Theo truyencuoivietnam
Nghệ An: Trường khó khăn bậc nhất cả nước chạy đua thời gian để kịp khai giảng
Sau lũ, Trường Tiểu học Mường Típ 1 (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) ngổn ngang khó khăn. Với sự giúp đỡ của Đoàn Kinh tế quốc phòng 4 - Quân khu 4, các thầy cô giáo trường vùng biên này đã chạy đua với thời gian để kịp ngày khai giảng năm học mới.
Chạy đua thời gian để kịp khai giảng
Tính đến thời điểm này, với sự giúp đỡ của cán bộ chiến sĩ Đoàn kinh tế Quốc phòng 4 - Quân khu 4, phụ huynh và các thầy cô giáo, công tác khắc phục hậu quả lũ lụt tại Trường Tiểu học Mường Típ 1 (xã Mường Típ, Kỳ Sơn, Nghệ An) đã cơ bản hoàn tất. Số bùn đất dày cả mét án ngữ trước cổng trường đã được dọn dẹp, di chuyển đến nơi khác.
Cán bộ chiến sĩ Đoàn kinh tế quốc phòng 4 - Quân khu 4 hành quân vào giúp các trường học tại xã Mường Ải, Mường Típ (Kỳ Sơn, Nghệ an) khắc phục hậu quả lũ lụt
Theo kế hoạch, năm học này Trường Tiểu học Mường Típ 1 có 197 học sinh 5 khối lớp thuộc 1 điểm trường chính và 3 điểm trường lẻ. Tại điểm trường bản Na Mỳ do cơn lũ ngày 17/8 gây hư hỏng sạt lở nghiêm trọng nên toàn bộ học sinh các lớp khối 3-4-5 phải ra điểm trường chính để học. Đường đến điểm trường chính vẫn chưa thông nên học sinh khối lớp 1, 2 còn quá bé để đảm bản an toàn trong quá trình di chuyển nên dù rất khó khăn nhưng trường vẫn phải tổ chức lớp học cho các em tại điểm bản này.
"Ngày mai, Trường Tiểu học Mường Típ 1 sẽ tổ chức khai giảng chung với Trường Dân tộc bán trú THCS Nậm Típ. Còn hai điểm bản Huồi Khí (gồm 3 lớp, cách điểm chính 10 cây số) và Phà Nọi (5 lớp, cách điểm trường chính 18 cây số) sẽ được tổ chức khai giảng tại điểm trường, nhà trường sẽ cử Phó hiệu trưởng vào dự khai giảng với các em.
Công tác khắc phục hậu quả mưa lũ đã cơ bản hoàn tất, Trường Tiểu học Mường Típ 1 sẵn sàng cho lễ khai giảng năm học mới dù đến thời điểm này giao thông chia cắt khiến khoảng 20 học sinh vẫn chưa đến trường
Tuy nhiên đến thời điểm này vẫn còn gần 20 em học sinh chưa đến trường. Nhà trước tiếp tục vận động và sẽ tổ chức dạy bù cho các em sau", ông Nguyễn Quốc Trí - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mường Típ 1 chia sẻ.
Trường Tiểu học Mường Típ 1 đã bước vào năm học mới được gần 2 tuần nhưng hiện sách vở cho học sinh vẫn chưa đủ. Một số sách đã quá cũ nát, một số sách mới được bổ sung năm ngoái còn mới thì bị đợt lũ vừa rồi nhấn chìm, cuốn trôi. Hiện các em học sinh đang dùng chung sách vở. Số sách vở mới được ngành giáo dục cấp và các đoàn từ thiện ủng hộ hiện vẫn chưa thể chuyển vào trường do tuyến đường từ trung tâm huyện vào đây vẫn chưa thông.
Đường đến trường gian nan của học trò vùng biên
Lương thực, thực phẩm khan hiếm, thiếu thốn, các thầy cô giáo và học sinh cùng chia sẻ với nhau. Từ 1 tuần nay 9 giáo viên nam của trường phải lội bộ 5 tiếng đường bùn đất trơn trượt để ra bản phía ngoài cõng gạo, muối và thực phẩm vào.
"Hành trình này sẽ còn kéo dài bởi đường vẫn chưa biết đến bao giờ mới được sửa chữa để có thể đi lại c bình thường. Sắp tới, nhà trường phải huy động các phụ huynh đi gùi gạo để đảm bảo bữa ăn cho các em học sinh bán trú", ông Trí cho biết thêm.
Không để học sinh phải bỏ học vì thiên tai
Trường Tiểu học Mường Típ 1 chỉ là một trong những đơn vị chịu thiệt hại nặng nề bởi 2 cơn lũ cuối tháng 7, giữa tháng 8 và đợt mưa lớn cuối tháng 8 vừa qua - vào đúng thời điểm học sinh đã tựu trường. Hiện các xã biên giới Tà Cạ, Mường Típ, Mường Ải (Kỳ Sơn) vẫn đang bị cô lập nên thực phẩm, đồ dùng học tập các đoàn ủng hộ vẫn chưa thể vào với thầy cô giáo và học sinh. Để giúp các trường khắc phục hậu quả đợt mưa lũ vừa qua, sáng ngày 4/9, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An đã cử 150 cán bộ, chiến sĩ vượt rừng vào với các xã biên giới này.
Các thầy giáo ở Mường Ải, Mường Típ đi bộ 5 tiếng trong bùn lầy để gùi gạo, mắm muối và thực phẩm cho giáo viên và học sinh nơi đây
Ngay sau khi lũ rút, đoàn công tác của Sở GD&ĐT Nghệ An đã có mặt tại một số điểm trường, kiểm tra, đánh giá tình hình thiệt hại cũng như trao quà động viên các giáo viên và các trường. Theo đánh giá, thiệt hại sau các đơn mưa lũ vừa rồi ở 3 huyện miền núi Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông là hết sức nặng nề.
Bà Nguyễn Thị Kim Chi - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết: "Nhà trường thiệt hại, giáo viên thiệt hại, nhiều thầy cô mất hết tài sản, dụng cụ dạy học, mất chỗ ở. Các phụ huynh cũng bị thiệt hại nặng nề bởi vậy khó để lo cho con một cách đầy đủ trước thềm năm học mới.
Hiện ngành giáo dục, chính quyền các địa phương đang kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để các trường, các giáo viên và học sinh bớt khó khăn. Cố gắng bằng mọi cách để không có học sinh nào phải bỏ học vì thiên tai, vì thiếu quần áo, đồ dùng thiết yếu hay thiếu sách vở".
Nhiều phần quà đến với học sinh vùng lũ trước ngày khai giảng
Ngay trong sáng 4/9, hơn 4.000 cuốn vở, 3.000 cuốn sách, 54 chiếc chăn... thuộc chương trình "Nâng bước em đến trường" do Tỉnh đoàn Nghệ An tổ chức đã được trao cho các em học sinh Phổ thông dân tộc bán trú THCS Mỹ Lý (Kỳ Sơn).
Cũng trong dịp này, Tỉnh đoàn Nghệ An sẽ trao 11.000 cuốn sách, 10.000 cuốn vở, 100 chiếc chăn cùng nhiều quà tặng khác tới Trường phổ thông DTNT THCS Con Cuông, trường THCS Tam Quang (huyện Tương Dương), Trường tiểu học Mỹ Lý 1, Trường mầm non Chiêu Lưu 2 (huyện Kỳ Sơn) nhằm chia sẻ khó khăn với các em học sinh vùng lũ trước thềm năm học mới.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Thanh Hóa: Trường học vùng lũ ngổn ngang trước ngày khai giảng năm học mới Ngày khai giảng năm học mới 2018 - 2019 chỉ còn tính bằng giờ, nhưng những hậu quả mà đợt mưa lũ vừa qua vẫn còn để lại rất nặng nề đối với nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các huyện miền núi. Hàng trăm học sinh không còn trường học, phải đi học nhờ ngay những...