Chuyện gu “mặn”, gu “nhạt”
Nhiều cặp vẫn nhanh chóng dắt tay nhau ra tòa vì không hợp gu trong chuyện ấy.
Có chị phụ nữ xem phim xong, hứng chí viết lên trang cá nhân rằng, “Có phải đàn bà nào cũng muốn được phục tùng trước chàng tỉ phú đẹp trai, sexy, hoang dã, bí hiểm như anh Christian Grey trong phim 50 sắc thái không?!”
Đáp trả cho lời lửng lơ nhiều mộng tưởng kia, là cái “còm” dễ xa nhau: “Ôi tớ sợ chết khiếp, may mà chồng mình không bịnh hoạn như thế, chứ không chắc đến bỏ nhau sớm vì kinh dị”.
Tại sao lại có người trầm trồ vì nam chính trên màn ảnh kia? Anh ấy lãng tử và bạo liệt với những “sắc thái” làm tình theo kiểu mạnh mẽ ít gặp, lại dốc cạn mình cho mỗi lần ân ái.
Với một phụ nữ dạng “phổ thông” truyền thống, thì đấy quả là ngoài sức tưởng tượng, nếu được mời mọc chắc cũng không đủ can đảm để cho mình thử diễn vai nữ chính kia rồi! Thế nhưng, vẫn nhiều chị em mãnh liệt trong đời sống tình dục cảm thấy, đấy mới là hoàng tử trong mộng của mình. Lời thốt ra, người đồng tình cũng có mà kẻ e dè càng chẳng ít.
Chuyện ấy khác gu nhau cũng… rất mệt!
“Ông xã mình dịu dàng lắm, làm gì cũng sợ vợ tổn thương, thường xuyên hỏi hoặc nhắc nhở, nếu đau thì nói nhé, đừng cố chịu đựng”, một chị tự hào. Lại có người chia sẻ: “Chồng tớ quanh năm hùng hục, nhiều khi muốn giảm cường độ lại đôi chút, nhưng rồi cũng nhanh chóng đâu vào đấy, bổn cũ soạn lại, giang sơn dễ đổi chứ hành vi tình dục khó dời! Tớ chỉ vừa mắt với nam giới có bề ngoài thư sinh chút, chứ hầm hố các loại, tớ né”. “Không, mẫu đàn ông chuẩn là phải cơ bắp cuồn cuộn, cái gì ra cái đó cơ… Đại khái thế.
Người ta hợp nhau trên giường cũng bởi vì tần số phù hợp, hòa điệu cùng nhau. Tức là người ưa tẩn mẩn sẽ gặp được kẻ dạo đàn từng nốt chậm rãi, ai thích nhanh gấp vội vàng cho nó máu thì ước đối tác cũng sôi sục man dại như thế. Nên chẳng ngạc nhiên khi vợ chồng đôi khi đệ đơn ra tòa bởi cái lý do có phần vu vơ và vĩ mô, là “không hợp”. Phạm trù khó nói nhất, là do chẳng tìm được tiếng nói chung nơi chốn phòng the. Còn gì đáng thất vọng hơn khi kết hôn rồi mới bẽ bàng nhận ra, người mình từng yêu đương tìm hiểu bấy lâu lại khác biệt “khẩu vị” trong chuyện vợ chồng…
Điều chỉnh chút đỉnh cũng dễ mà? Chính xác. Nhưng khi sự lệch pha còn ở mức chấp nhận được, chứ một trời một vực thì cũng đành bó tay. Kiểu như, người này ưa… bạo lực giống phim ảnh, mà kẻ kia chỉ thích ậm ừ thụ động êm ái, vậy thì thua rồi. Hoặc một người ham ngẫu hứng khoái bày trò lại kết đôi với đối tác mê cổ điển, trăm lần y một, thì cũng dễ hát bài “chia tay sớm ít đau khổ” chứ chẳng đùa!. “Gu anh ta mặn quá, tớ đành… bỏ của chạy lấy người” là có thật.
Lý lẽ của một vài chàng họ Sở là: “Sao ta không sống thử để tránh đêm dài lắm mộng, thêm lúc thực sự thuộc về nhau lại “hòa âm phối khí” lạc quẻ”. Nhưng dẫu có góp gạo rồi nấu cơm ăn trước kẻng, thì nhiều cặp vẫn nhanh chóng dắt tay nhau ra tòa. Bởi khi ấy, sex không phải là cái cớ để nói lời ra đi, mà còn bị vô vàn những vụn vặt khác của cuộc sống xen vào…
Nhiều chị em chỉ thích “gu” nhẹ nhàng chiều chuộng
Trở lại với chuyện “thị hiếu”, thì món ngon của người này là thuốc độc của kẻ kia, chính đây chứ đâu nữa! Khi một người luôn mơ màng các tình huống bất ngờ, những địa điểm cấm kỵ lại phải chung sống với anh chồng tẻ nhạt, luôn phải chỗ ấy giờ ấy kiểu ấy thì mới hành động. Hoặc cứ quanh năm một kiểu làm ăn từng ấy bước, không có gì đột phá hoặc thay đổi, chẳng dám thử cái gì khác chút.
Nên khi xem phim đọc sách, đàn bà hay ngưỡng mộ và thầm lén vài ước ao nào đấy. Có khi do thứ mình chưa từng được nếm thử một lần trong đời. Lúc lại phát hiện ra tim mình rạo rực bởi dăm khuôn hình lạ lẫm, những cử động và cả hơi thở, âm thanh mà bản thân chưa từng có dịp được “nghe” trong thực tế kề bên. Đàn bà lại hay thích lãng mạn viễn vông, rồi về chán. Đấy mới là nguy hiểm tiềm ẩn trong những trái tim thừa lãng mạn và ít nhiều thiếu lý trí của phái đẹp…
Biết trân quý điều đang sở hữu trong tay, lại khéo léo thổ lộ về “gu” yêu đương của mình, chẳng phải cũng là chuyện nên làm đó sao?!
Nói đẹp ra hoa, nói dại ra họa: Biết cách ăn nói có cả thiên hạ
Nhiều người nghĩ rằng bản thân chỉ buộc miệng nói một, hai câu. Nhưng lại không biết rằng chỉ một, hai câu đơn giản đó có thể trở thành một liều thuốc độc, tạo cho đối phương một vết thương vĩnh viễn không bao giờ lành.
(01)
Lúc trước, tôi vô tình nhìn thấy một đoạn video:
Người được quay là một bé gái da đen 4 tuổi, cô bé đang chăm chú nhìn hình ảnh của chính mình phản chiếu trên máy quay rồi đột nhiên khóc nói: "Con thật xấu xí!"
Biểu cảm thất vọng đó khiến nhiều người thấy xót xa, mọi người thay nhau nhắn nhủ những câu an ủi dưới video.
Video đang HOT
Có một cư dân mạng bình luận:
"Một đứa trẻ 4 tuổi làm sao biết phân biệt xấu đẹp được, chắc chắn là có ai đó đã nói gì với bé rồi!"
Nhắc đến vấn đề bạo lực ngôn ngữ, không biết có ai trong số chúng ta từng trải qua những việc này hay chưa:
Bởi vì ngoại hình không đẹp, nên luôn bị bạn bè chế giễu, trêu chọc. Từ nhỏ đã trở nên tự ti, không dám chủ động giao tiếp với người khác.
Đăng ảnh lên status, nhưng lại bị bình luận là "xấu", "mập", "khó coi"... Sau khi vội nhấn xóa ảnh, kể từ đó cũng không dám đăng tấm ảnh nào lên mạng xã hội nữa...
Lời nói, thực sự là thứ có tiềm năng không nhỏ, có thể tác động sâu sắc đến một người.
Nhiều người nghĩ rằng bản thân chỉ buộc miệng nói một, hai câu. Nhưng lại không biết rằng chỉ một, hai câu đơn giản đó có thể trở thành một liều thuốc độc, tạo cho đối phương một vết thương vĩnh viễn không bao giờ lành.
Có câu nói thế này: "Muốn thay đổi cuộc đời một người, chỉ cần một câu nói là đủ."
Một câu nói đẹp, có thể cứu sống một người. Ngược lại, nói không lựa lời, không chỉ tự làm hại mình, có khi còn hại một mạng người.
(02)
Những người bị trầm cảm, không thể chịu nổi những câu an ủi hời hợt.
Những người khuyết tật, không thể chịu nổi những lời chê bai.
Những người nổi tiếng, không thể chịu nổi hàng vạn lời miệt thị...
Vì sao?
Vì tất cả họ cũng chỉ là con người bình thường, đừng vì xuất thân, địa vị, ngoại hình, bệnh tật... của người ta mà lấy đó làm đề tài bàn tán như thế, sẽ khiến người ta thấy ngột ngạt, khó thở!
Amy là một ngôi sao nhí nổi tiếng ở Úc.
Cô bé nổi tiếng năm 6 tuổi, nhưng mới 14 tuổi đã lựa chọn tự tử làm con đường cuối cùng của đời mình.
Vì ngày càng nổi tiếng, mọi hành động của cô bé đều bị báo chí khai thác và khuếch đại trên các trang mạng xã hội. Dù mập hay ốm, cao hay thấp đều sẽ bị người ta soi mói và chỉ trích.
Dù sau này Amy đã rút lui khỏi giới giải trí, những lời nhục mạ đó vẫn không ngừng lại, mà ngày càng tăng thêm. Rất nhiều người thậm chí còn nguyền rủa cô bé chết đi.
Một người trưởng thành còn không thể chịu đựng được bạo lực ngôn ngữ chứ nói chi đến một đứa trẻ?
Amy luôn tự hỏi mình, rằng bản thân đã làm sai cái gì, cô bé không biết họ là ai, tại sao lại công kích cô bé. Đến tuổi hiểu chuyện, sợ người nhà lo lắng, cô bé chỉ nói với mọi người rằng mình không sao, sau đó tự chịu đựng đau khổ trong im lặng.
Cho đến một ngày nọ, cô bé không thể chịu đựng nổi nữa, nên đã chọn cách tự kết liễu cuộc đời mình.
Nhưng những người từng tham gia bạo lực ngôn ngữ mạng kia lại không cảm thấy hối lỗi về cái chết của Amy, họ còn nói rằng:
"Cái chết của con bé đâu liên quan gì đến tôi."
"Tôi chỉ nói chơi vậy thôi, ai biết được con bé đó lại yếu đuối như vậy."
"Đều là nói đùa cả, ý tôi đâu mong nó chết thật..."
Miệng là một lưỡi rìu, lưỡi là một con dao, nói không cẩn thận sẽ cắt vào tâm can người khác gây đau đớn.
Nhiều khi những lời không suy nghĩ mà bạn nói ra, đều trở thành một thanh kiếm sắc bén mắc kẹt trong lòng người khác. Bạn chỉ cần dùng 3 giây nói ra, nhưng người khác phải dùng 1 tháng, 1 năm, thậm chí lâu hơn nữa để tiêu hóa nó.
Làm người, lương thiện lớn nhất chính là không bình luận mù quáng, lung tung về người khác.
Như câu nói của Plato: "Người trí nói vì họ có điều cần nói; kẻ ngốc nói chỉ vì họ muốn nói."
Hi vọng rằng mỗi người đều nói những lời ra hoa, làm người khác thấy ấm áp, mà không phải dùng lời nói làm vũ khí, làm tổn thương trái tim đối phương.
(03)
Trước đây, ông nội của một vị thẩm phán nọ, 82 tuổi, đã nổi tiếng trong một buổi phát sóng trực tiếp.
Trong phiên tòa, anh tài xế xe tải vì đỗ xe trái nơi quy định lại không đóng tiền phạt kịp thời nên đã bị phạt số tiền gấp đôi.
Đây chỉ là một phiên tòa đơn giản. Sau khi hóa giải hiểu lầm xong, thẩm phán đã phán anh ta vô tội ngay lập tức.
Nhưng không ngờ, anh tài xế không rời đi, mà nói với ông nội thẩm phán. Hai mươi năm trước, anh ta là một thiếu niên hư hỏng, lái xe lúc say xỉn, đánh nhau và ra tòa mỗi tháng trở thành thói quen của anh ta.
Năm đó, ông nội thẩm phán đã nhẹ nhàng hỏi anh ta một câu:
"Lớn lên cậu muốn làm cái gì? Phạm tội? Ngồi tù? Hay là làm việc đàng hoàng?"
Ông ấy không hề tức giận, cũng không trách mắng, lời nói kia chỉ như người lớn đang trò chuyện với đứa trẻ về tương lai của nó.
Trước giờ chưa có ai từng quan tâm đến anh ta, nhưng câu nói ấy đã thay đổi cả đời anh ta.
Sau đó, anh tài xế kia từ bỏ thói quen xấu, học một cái nghề và sống cuộc đời bình thường.
Đôi mắt anh ta đẫm lệ, khẽ nói với ông cụ: "Bây giờ cháu là tài xế xe tải, rất cám ơn ông!"
Bạn không thể tưởng tượng nổi một câu nói đẹp có thể mang đến bao nhiêu năng lượng tích cực cho người khác. Dù chỉ là một câu khen tặng đơn giản, một câu an ủi bình thường đi nữa, nó cũng có thể trở thành bàn tay ấm áp kéo đối phương bước ra bóng tối.
(04)
Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Daniel Gorman từng nói trong cuốn sách "Emotional Quotient" rằng:
"Mức độ thoải mái bạn tạo cho người khác, quyết định cao độ cuộc sống mà bạn đạt được."
Nói lời hay ý đẹp, khiến người khác thoải mái, là một loại năng lực giao tiếp hàng đầu cần có. Mà muốn nói tốt, hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Ít chê bai, nhiều khuyến khích
Chúng ta nên cách xa những người thích soi mói khuyết điểm người khác, cũng đừng nên trở thành những người hay chê bai người khác.
Khen ngợi vừa phải, hợp tình huống, nói những lời khuyến khích đơn giản nhưng thật tâm, là một loại lương thiện, cũng là biểu hiện của người có EQ cao.
Thứ hai: Bớt trách cứ, nhiều an ủi
Cuộc sống thật không dễ dàng, đừng nên đem định kiến của mình áp đặt lên người khác, đó là biểu hiện thành công của việc tu tâm dưỡng tính.
Thứ ba: Bớt than phiền, nhiều cám ơn
Có câu nói thế này: "Nếu bạn yêu, cuộc sống ở đâu cũng đầy ắp tình yêu. Nếu bạn hận, xã hội đi đâu cũng đáng hận. Nếu bạn biết cám ơn, khắp nơi đều là sự biết ơn."
Học cách bồi dưỡng thói quen cám ơn đúng lúc, gạt bỏ đi tật xấu đụng chút chuyện nhỏ là than phiền, phàn nàn. Có như thế, không chỉ khiến cuộc sống của bạn tốt đẹp, bình yên, còn góp phần xây dựng nên một xã hội văn minh, giàu tình cảm.
Thiên Tuyết
365 ngày tôi chỉ biết làm việc Tôi 30 tuổi, độc thân, sống và làm việc tại Hà Nội. Công việc hiện tại cho tôi thu nhập khá ổn định với hơn 30 triệu một tháng tại công ty lớn trong nước. Vậy mà tôi thấy khá tẻ nhạt và không có phương hướng rõ ràng khi 365 ngày đều rời phòng trọ lúc 6h30 sáng và về lúc 7h...