Chuyển giường ICU từ Bắc Giang vào TP HCM
Sáng 1/8, chuyến tàu chở 10 tấn thiết bị y tế tháo dỡ từ trung tâm hồi sức Bắc Giang sẽ đi vào TP HCM, lắp đặt tại trung tâm hồi sức mới.
Trao đổi với VnExpress tối 31/7, bác sĩ Đào Xuân Cơ, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết đây là số lượng thiết bị y tế rất hiện đại, được tháo dỡ từ Trung tâm Hồi sức tích cực (ICU) đặt tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang quy mô 100 giường. Công tác tháo dỡ và vận chuyển đã hoàn thành chiều 31/7, các thiết bị được bọc nilon và đóng hộp, bảo quản trong tình trạng tốt nhất.
“Số lượng thiết bị y tế này rất lớn và quý giá dành cho các bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch, trong bối cảnh dịch bùng phát, thiết bị y tế rất khó mua”, bác sĩ Cơ cho biết.
6h sáng, tàu sẽ xuất phát từ Hà Nội, chở thiết bị đến TP HCM. Các thiết bị y tế này sẽ được lắp đặt tại Bệnh viện Dã chiến 16 ở quận 7, TP HCM, duy trì cho tới khi nào dịch bệnh tại TP HCM và các tỉnh thành phía Nam được khống chế, kiểm soát. Bệnh viện Dã chiến 16 do Bệnh viện Bạch Mai chịu trách nhiệm chính, quy mô 3.000 giường, trong đó 500 giường dành cho bệnh nhân nặng, phải thở máy.
Bộ Y tế ngày 30/7 dẫn lời giáo sư Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết lộ trình đưa chuyên gia, máy móc, trang thiết bị vào TP HCM phụ thuộc vào số bệnh nhân tiếp nhận. Bệnh viện sẽ đưa 100 giường hồi sức tích cực vào hoạt động sớm, trong tuần tới, sau đó tiếp tục nâng lên 300 giường và 500 giường, theo mức độ yêu cầu của thực tế.
Bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai với chuyên môn cao sẽ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân thở máy. Bác sĩ ở các bệnh viện khác sẽ phối hợp điều trị cho người bệnh Covid-19 nhẹ và vừa.
Video đang HOT
Nhân viên Bệnh viện Bạch Mai chuyển thiết bị y tế lên tàu chiều 31/7, chuẩn bị đưa vào TP HCM sáng hôm sau. Ảnh: Phạm Chiểu.
Vải Bắc Giang bị ép giá xuống 2.000 đồng/kg trong tâm dịch: Sự thật là gì?
Năm ngoái, vải thiều Việt Nam từng gây "rúng động" khi chính thức xâm nhập được vào thị trường Nhật Bản và người dùng phải chi tới 120.000 đồng để mua 7 quả vải.
Trong bối cảnh Bắc Giang đang là tâm dịch lớn nhất cả nước lúc này, một vấn đề được thị trường rất quan tâm là quả vải - đặc sản của Bắc Giang sẽ tiêu thụ như thế nào? Giá cả ra sao? Liệu người Việt Nam sẽ lại có một đợt giải cứu vải Bắc Giang như nhiều loại nông sản gặp dịch khác hay không?
Trên mạng xã hội ngày 27/5 xuất hiện những dòng chia sẻ mang tính tiêu cực về vải Bắc Giang như sau: "BẮC GIANG: RƠI CẢ NƯỚC MẮT VÌ BỊ ÉP GIÁ MÙA VẢI CÒN 2.000 ĐỒNG/KG"
Theo những chia sẻ này, người bán bị ép giá từ 8.000 đồng/kg xuống 6.000 đồng/kg và cuối cùng là 2.000 đồng/kg. Cuộc ép giá khiến người bán "ức chế" đem cho người quen 1 sọt vải gần 3 tạ chứ không bán nữa.
Lời chia sẻ "Dịch cực khổ này biết sống sao đây. Chưa bao giờ quả vải Bắc Giang lại rẻ rúng như thế" khiến những người tiếp cận thông tin này đều bức xúc.
Ảnh: Internet
Tuy nhiên, chia sẻ với chúng tôi, ông Phạm Văn Dũng - Giám đốc HTX Nông nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân (Bắc Giang) cho biết, loại vải giá từ 3.000 - 4.000 đồng/kg là loại vải rụng.
" Hàng đó cân rồi, xong nó rụng ra. Loại ấy tất nhiên là bán chỉ 3 - 4.000 đồng/kg. Còn loại 2 - 3.000 đồng/kg thì tôi nghĩ đó là hàng sâu cuống không ai mua. Kể cả năm ngoái, những tin tức như "được mùa mà bà con phải đổ vải đi", thì đó cũng là loại vải sâu cuống không có ai mua nên đổ đi là đúng rồi. Ăn làm sao được. Đấy là hàng loại. Thuận mua vừa bán ai ép được ai đâu. " - Ông Phạm Văn Dũng nói.
Ông Dũng khẳng định, giá vải ở Lục Ngạn hiện tại rẻ nhất là 14 - 15.000/kg đối với loại xấu. Còn tại những "trùm" thu mua vải để xuất khẩu sang Trung Quốc, giá thu mua loại vải ngon là 20 - 21.000/kg. Chính vì thế, thông tin lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác.
Từ ngày 26/5, hợp xác xã của ông Dũng đã bắt đầu xuất 8 tấn vải lên kho tổng BigC. Ngày 27/5, hợp tác xã thu mua vào vải loại 1 với giá từ 18 - 20.000 đồng/kg. Siêu thị đều đang đề xuất lấy thêm. Việc thu mua, cân vải vẫn diễn ra an toàn khi Lục Ngan chưa phát sinh ca dương sinh trong cộng đồng.
Theo thông tin từ Bộ Công thương trước đó, năm nay sản lượng vải của Bắc Giang ước đạt 180 nghìn tấn. Trong sáng ngày 26/5, 15 tấn vải thiều của tỉnh Bắc Giang đã lên đường sang Nhật. Tháng 6 năm trước, vải thiều Việt Nam đã chính thức thâm nhập thị trường Nhật Bản và tạo tiếng vang lớn. Quả vải Việt cháy hàng tại các siêu thị Nhật dù khách hàng phải chi tới 120.000 đồng để mua 7 quả vải.
Hộp vải thiều "hoàng gia" của Việt Nam bán tại Nhật Bản.
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, trong mùa vụ năm nay, các công ty đầu mối xuất khẩu vải thiều đã xây dựng kế hoạch xuất khẩu khoảng 1.000 tấn vải thiều tươi sang Nhật Bản.
Về phía thị trường lớn nhất là Trung Quốc, thông tin với Tuổi Trẻ Online chiều 25-5, ông Nguyễn Văn Thọ - phó giám đốc Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại (Sở Công thương Bắc Giang) - cho biết hiện tình hình xuất khẩu quả vải qua cửa khẩu Lào Cai và Lạng Sơn rất thuận lợi. Giá bán vải thiều sớm tại Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc (khu vực tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn) dao động 20 - 25 nhân dân tệ/kg (tương đương 72.000 - 90.000 đồng/kg).
Tại Hà Khẩu, Vân Nam, Trung Quốc (khu vực tiếp giáp tỉnh Lào Cai), giá bán vải thiều sớm Bắc Giang dao động 22 - 30 nhân dân tệ (72.000 - 108.000 đồng/kg).
Đối với tình hình tiêu thụ vải thiều tại Bắc Giang, đến hết ngày 24-5, tổng sản lượng tiêu thụ vải ước đạt 3.716 tấn, giá bình quân 20.000 - 27.000 đồng/kg, có nơi 35.000 đồng/kg.
Thứ trưởng Y tế: 'Công nhân Bắc Giang ở phòng trọ nào thì ở nguyên phòng đó' "Công nhân tại phòng trọ nào phải ở nguyên phòng đó thì việc lây nhiễm chéo sẽ được kiềm chế trong thời gian tới", Thứ trưởng Y tế nói. Trước thực tế 55% ca COVID-19 ở Bắc Giang do bị lây nhiễm trong khu cách ly tại Công ty Hosiden (Bắc Giang), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng, để...