‘Chuyển giới’ Attila thành xe lai
Sau thời gian dài bỏ quên chiếc Attila đời đầu cũ kĩ, Nguyễn Xuân Hoà quyết định biến mẫu xe dân dụng này thành một sản phẩm tiện ích cho các chuyến picnic cuối tuần của gia đình.
Dẫu vậy, chiếc xe vẫn là một phương tiện tiện ích để vợ anh có thể đi chợ, đón con hàng ngày.
Chiếc xe có kết cấu khá kỳ quái, phản ánh đúng nhu cầu thực tiễn của chủ nhân.
Không chỉ làm lại máy móc, anh còn thay đổi toàn bộ thiết kế xe theo ý mình. Việc đầu tiên là tháo toàn bộ dàn nhựa cũ đã vỡ nứt lung tung và dựng lại toàn bộ hệ thống khung mới trên nền khung nguyên bản, cắt bỏ một số chi tiết thừa, dùng ống sắt và ben ống làm hệ thống khung và thanh giằng mới tăng tính thẩm mỹ, sự chắc chắn cho kết cấu.
Bộ khung mới được chủ nhân lấy ý tưởng từ xe Zoomer của Honda nên có phần kết cấu trần lộ ra bên ngoài. Cốp để đồ phía trước thân xe đã được dọn sạch. Bàn để chân mới được tiện CNC rồi hàn trực tiếp lên khung và phần đầu gối được giải phóng hoàn toàn. Để có được khoảng trống đó toàn bộ hệ thống điện, bình xăng nguyên bản được di dời từ dưới sàn lên trên. Đây có thể coi là điểm nhấn của thiết kế mới khi một chiếc xe nữ đột nhiên bị “chuyển giới” sang kết cấu xe nam với bình xăng lộ thiên khiêu khích. Quan trọng hơn, việc đổ xăng sẽ trở nên thuận tiện hơn hẳn – một yếu tố cần thiết đối với những chuyến đi đường dài, đây cũng là lý do bình xăng mới được tăng dung tích lớn hơn so với nguyên bản. Hộp kỹ thuật được sắp xếp khá sáng tạo khi bộ điện được dấu gọn ở giữa xe.
Bình xăng được đưa lên trên, tạo sự thuận lợi cho các chuyến đi xa.
Video đang HOT
Yên xe thiết kế ôm theo sát khung, ăn khớp vị trí để chân giúp trọng tâm người điều khiển luôn cân bằng để có thể đi được lâu hơn. Dàn đầu xe lớn được thay thế bằng một giá đèn được làm từ ống thép nhỏ do chính anh Hoà chế tác. Không thích phần đèn pha xi nhan lớn ban đầu nên chủ nhân thay vào cụm đèn mới, 2 đèn xenon cho ánh sáng tốt như ở khu dân cư anh đang ở. Xi nhan LED điện tử cũng là một sự thay đổi cho đường nét nhỏ gọn hơn theo ý chủ xe.
Thay bộ đèn mới đồng nghĩa với phải thay bộ công tắc điều khiển mới. Không hài lòng với bộ cùm công Tàu có chất lượng luôn kém, anh Hòa mua công tắc và tự chế lại bộ cùm mới gọn nhẹ và tiện lợi. Công-tơ-mét mới nhỏ chuyên dùng cho những dòng xe độ tracker, cafe racer được lắp trên ghi đông như một điểm nhấn cá tính.
Không tin tưởng vào thợ máy bên ngoài anh Hoà tự mày mò và căn chỉnh lại cho đứa con tinh thần của mình đồng thời cũng để thoả cái đam mê về máy móc bấy lâu. Vừa làm kết cấu lẫn máy móc chủ xe còn kiêm luôn cả phần sơn.
Tất cả các vết lồi lõm do cắt hàn được làm mịn nhẵn nhờ bả 2 thành phần. Công đoạn này chủ xe đã làm tỉ mỉ từng chút một để có một lớp nền sơn hoàn hảo. Lớp bả khô là đến công đoạn sơn. Phần này cũng không dễ dàng với người thợ không chuyên. Từ lớp sơn lót, sơn màu rồi phủ bóng anh Hòa cũng phải đánh lại ráp nước mịn để đạt được bề mặt sơn “căng nhất chuẩn nhất”. Tiêu chuẩn của anh là “sờ tay phải cảm thấy như sờ vào da em bé”. Là phụ huynh của hai cậu con trai tinh nghịch nên chủ xe đã chọn màu sơn chủ đạo là cam và trắng để vừa mắt 2 cậu quý tử.
Mario Bels – một thợ độ xe người Pháp tại Conxeart.
Anh Hòa, chủ nhân của chiếc xe và cũng là một thợ máy có tiếng tại Hà Nội.
Theo đánh giá của Lê Công – chủ xưởng độ xe chuyên về dòng xe old school, retro tại Hà Nội, thiết kế này của anh Hòa là một mẫu khá mới, lai giữa dòng scooter thông dụng và dòng street tracker. Nó hứa hẹn sẽ là thiết kế thích hợp cho mùa hè với những chuyến du lịch, và nên công nhận nó với khái niệm mới mẻ – dòng “scootrack”. Đây có thể sẽ trở thành một mẫu xe hot cho giới trẻ khi vừa tận dụng tối đa nền tảng của chiếc xe ga già nua, nặng nề mà vẫn có được một sản phẩm cá tính, trẻ trung.
Theo Zing News
Honda Street Tracker độ kiểu 'cơ bắp' tại Sài Gòn
Một thợ độ xe tại Sài thành vừa "cải lão hoàn đồng" cho chiếc mô tô PKL Honda CB750F đời 1981 thành một chiếc xe cơ bắp thứ thiệt.
Để bảo đảm xe độ theo phong cách "đối kháng" Street Tracker, thợ đã bóc cặp phuộc nhún đường kính lớn ở bánh trước, cắt ngắn cặp chắn bùn bánh trước sau, bộ đèn xi-nhan và hộp đèn stop được thu nhỏ như quả cà.
Tất cả nhằm phô bày kích thước ngoại cỡ của thùng xăng, cặp lốp (lốp sau 18 inch, lốp trước 19 inch) và bộ mâm xe dày cộm đi kèm dàn phanh đĩa đường kính lớn 2 cái cho bánh trước và đĩa đơn trên bánh sau.
"Thoát xác" thành phiên bản Street Tracker, chiếc Honda CB750F sử dụng động cơ DOHC, dung tích 748 phân khối, làm mát bằng không khí, 4 máy thẳng hàng, 4 van trên mỗi xi-lanh, công suất tối đa 78 mã lực/9.000 vòng/phút, kết hợp hệ truyền động xích tải và hộp số 5 cấp, giúp xe tăng tốc trên phố Sài thành, kèm theo âm thanh rền từ dàn 4 ống pô.
Ngoài ra, tác phẩm xe độ cũng bắt mắt hơn với sự phối màu giữa các chi tiết.
Nhờ ê-kíp độ xe tập trung đại tu động cơ trong một thời gian khá dài, thay gioăng, ốc vít mới, "doa" nòng, thay bạc séc-măng... nên năng lực vận hành của khối động cơ lớn có tuổi đời 32 năm không suy giảm đáng kể.
Bên cạnh đó, lốp xe với nhiều đường xẻ rãnh sắc sảo, có chiều sâu và độ rộng đúng chất Tracker.
Cụm đồng hồ tốc độ được thu nhỏ, tạo không gian thoáng đãng cho đầu xe.
Tay lái hiệu ADV nằm ngang là hàng thửa đúng kiểu thể thao cho dòng xe độ Street Tracker, hỗ trợ người cầm lái linh động hơn khi xoay trở hướng xe.
Khung sườn ống sơn màu vàng nổi bật, cặp phuộc lò xo bánh sau được sơn đen cứng cáp, thùng xăng khoác lớp sơn nâu, mâm xe 5 cánh sơn đen kết hợp bộ lốp to bản.
Theo VNE
Scooter bị tịch thu vì chạy nhanh như môtô Ở Mỹ, Yamaha Zuma không phải đăng ký bởi dung tích động cơ dưới 50 phân khối, nhưng tốc độ lại là vấn đề gây rắc rối. Tháng 12/2013, Benjamin Graves, một công dân ở thành phố Gary, bang Indiana bị cảnh sát dừng xe với lý do chiếc Yamaha Zuma quá ầm ĩ. Ngay sau đó, cảnh sát giam xe vì không...