Chuyển giao thế hệ trong doanh nghiệp gia đình: Cần làm gì để tránh thất bại?
“Thách thức lớn mà các doanh nghiệp gia đình gặp phải trong quá trình chuyển giao chính là việc dung hòa sự khác biệt trong hệ tư tưởng giữa thế hệ chuyển giao và thế hệ kế cận”…
Ảnh minh họa.
Theo ông Bùi Tuấn Minh, Phó Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam, đây là thời điểm nhạy cảm đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi doanh nghiệp bước vào giai đoạn chuyển giao từ thế hệ sáng lập sang thế hệ kế cận.
Thống kê cho thấy chỉ có 30% F2 trong các doanh nghiệp gia đình chuyển giao thế hệ thành công, tỷ lệ này giảm dần xuống mức 14% và 3% ở các thế hệ F3 và F4. Con số cảnh báo này đặt ra câu hỏi về việc làm thế nào để doanh nghiệp gia đình phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp gia đình Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển giao sau 25-30 năm hình thành, xây dựng và phát triển.
CHUYỂN GIAO THẾ HỆ THẤT BẠI
Những vụ kiện cáo không hồi kết của gia đình Tập đoàn Trung Nguyên, vụ tranh chấp tài sản giữa chồng và con khi bà Tư Hường qua đời… là những ví dụ được ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dẫn chứng cho sự thất bại trong chuyển giao thế hệ kinh doanh. “Thách thức lớn mà các doanh nghiệp gia đình gặp phải trong quá trình chuyển giao chính là việc dung hòa sự khác biệt trong hệ tư tưởng giữa thế hệ chuyển giao và thế hệ kế cận”, ông Hiếu nhận định.
Một nghiên cứu mới đây của Công ty Tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu (GIBC) chỉ ra rằng rất ít công ty gia đình có kế hoạch chuyển giao bài bản, còn lại rất cảm tính và thiếu chuyên nghiệp, càng chuyển giao tài sản càng teo tóp lại.
Lý giải về vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu cho rằng doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có 30 năm phát triển nhưng vẫn được coi là non trẻ bởi 2 yếu tố.
Video đang HOT
Thứ nhất, chất lượng quản trị công ty ở Việt Nam còn yếu khi thẻ điểm quản trị công ty của các doanh nghiệp niêm yết vẫn luôn ở thứ hạng rất thấp trong khu vực ASEAN. Đối với công ty đại chúng và doanh nghiệp chưa lên sàn, mức độ yếu kém về quản trị công ty còn thấp hơn nữa. Thứ hai, tầng lớp lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân sau 30 năm bắt đầu tuổi cao sức yếu, nên có nhu cầu chuyển giao quyền lãnh đạo cho con, cháu ngày càng gia tăng.
“Thực tế trên cho thấy, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang loay hoay với bài toán chuyển giao doanh nghiệp cho thế hệ kế cận”, ông Hiếu nói.
Trong khi đó, dưới góc nhìn của ông Bùi Tuấn Minh, việc chuyển giao thế hệ là một quá trình kéo dài từ 5-10 năm, không phải là một thời điểm hay một khoảnh khắc. “Đáng chú ý, đây là giai đoạn nhạy cảm và khá mong manh với doanh nghiệp chuyển giao. Vì thế, những mâu thuẫn thường nảy sinh và nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn tới thất bại trong chuyển giao, gây đổ vỡ doanh nghiệp”, ông Minh nhấn mạnh.
Hiện nay, việc chuyển giao thế hệ của doanh nghiệp gia đình Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Mâu thuẫn chủ yếu do các thành viên trong gia đình không được phân công phân nhiệm cụ thể các chức danh, định nghĩa các vị trí cũng không rõ ràng. Thậm chí, ở Việt Nam, khó khăn hơn khi chuyển từ thời kinh tế tập trung sang mở cửa, mạng xã hội, công nghệ thông tin bùng nổ… Các doanh nghiệp gia đình tồn tại ít dần đi qua các thế hệ, ngoài câu chuyện đóng cửa còn là thực trạng các doanh nghiệp bán dần tài sản, cổ phần công ty hay chuyển mô hình doanh nghiệp gia đình sang công ty đại chúng hoặc TNHH.
Mặc dù, gần đây nhiều doanh nghiệp đã chú trọng tới việc chuyển giao, song theo ông Bùi Tuấn Minh, qua các cuộc phỏng vấn khảo sát các doanh nghiệp gia đình ở Việt Nam cho thấy, các doanh nghiệp gia đình mới gửi con ra nước ngoài học tập kinh nghiệm, giao việc cụ thể mà chưa lập kế hoạch một cách cụ thể ai sẽ đảm nhận chức vụ nào trong công ty, phải đầu tư đào tạo, giáo dục ra sao từ khi rất nhỏ.
“Tôi cho rằng khi nghĩ đến câu chuyện chuyển giao thế hệ, các doanh nghiệp cần xác lập kế hoạch cụ thể, có thể cập nhật hàng năm. Điều này sẽ giúp phân tích các đối tượng liên quan đến chuyển giao rõ ràng hơn nhiều. Con cái liệu có phù hợp ở vòng tròn giữa là sự giao thoa hay nên chỉ đứng ở chủ sở hữu, có nhất thiết phải là lãnh đạo nếu không có khả năng và chính họ không mong muốn…? Cấu trúc quản trị công ty và gia đình nên rõ ràng”, ông Minh nhấn mạnh.
PHẢI CÓ TƯ DUY CHIẾN LƯỢC LÂU DÀI
Với rất nhiều yếu tố xung đột, mâu thuẫn trong quá trình chuyển giao, ông Phan Đức Hiếu cho rằng quá trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo gặp rất nhiều thách thức, dễ dẫn đến nhiều hệ luỵ. Do đó, để tránh nguy cơ này, vị chuyên gia cho rằng các chủ doanh nghiệp phải có tư duy chiến lược lâu dài.
“Điều này là cần thiết trước thực tế không phải lúc nào doanh nghiệp cũng thành công trong chuyển giao thế hệ lãnh đạo đảm đương vị trí quản trị, điều hành cho thế hệ F1, mà phải tính đến chuyển giao quyền lực điều hành doanh nghiệp cho thế hệ F2, F3. Các chủ doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị bài bản, tỉ mỉ từ lựa chọn, đào tạo nhân sự trong thực tiễn quản trị, điều hành”, ông Hiếu nói.
Thậm chí, trong trường hợp không tìm được nhân sự thế hệ F1, F2 đảm đương vị trí quản trị, điều hành doanh nghiệp, ông Phan Đức Hiếu cho rằng chủ doanh nghiệp phải tính đến tìm kiếm các nhân sự bên ngoài gia đình, dòng họ, nhưng phải đảm bảo vẫn kiểm soát được công ty thông qua nắm giữ tỷ lệ vốn, cổ phần chi phối, nhằm đảm bảo cho công ty duy trì hoạt động sản xuất – kinh doanh tốt.
“Và dù là chuyển giao vị trí điều hành, quản trị cho nhân sự trong hay ngoài gia đình, dòng họ, điều quan trọng mà các chủ doanh nghiệp phải kiên trì theo đuổi đó là phải luôn có ý thức nâng cao chất lượng quản trị công ty theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Ở góc độ khác, ông Bùi Tuấn Minh cho rằng có 4 yếu tố giúp việc chuyển giao giữa các thế hệ thành công. Thứ nhất, chuyển giao tri thức thông qua những việc cử con đi học nước ngoài hoặc thông qua những công cụ riêng. Thứ hai, đào tạo tư duy ông chủ, thế hệ kế cận cần biết quản lý và phát huy tài sản, sử dụng con người, tập trung vào cách doanh nghiệp gia đình tạo ra giá trị. Thứ ba, giao tiếp chuyên nghiệp và đối xử công bằng giữa các thành viên. Cuối cùng là cần có hệ thống quản trị gia đình và doanh nghiệp minh bạch.
Còn theo ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp gia đình Việt Nam, trở ngại lớn nhất trong các cuộc chuyển giao chính là sự khác biệt giữa các thành viên trong gia đình về định hướng. Vì vậy, để chuyển giao thành công, buộc phải tháo gỡ được nút thắt này.
“Không ít doanh nghiệp gia đình dù có F2 được đi học bài bản, song vẫn thiếu người kế nghiệp. Sự khác biệt trong tư tưởng giữa thế hệ chuyển giao và thế hệ kế cận là một trong những yếu tố cản trở quá trình chuyển giao thế hệ trong các doanh nghiệp gia đình. Hai thế hệ trong gia đình không thể nói chuyện với nhau”, ông Đoàn nói.
Vì vậy, để hỗ trợ cho thế hệ F2 kế nghiệp, Học viện F2 Sao Đỏ đã có chương trình đào tạo chéo từ thế hệ F1. Điều này có nghĩa rằng Hội đồng sẽ cùng với Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ tham gia thiết kế chương trình, dựa trên nhu cầu của các doanh nghiệp trong quá trình chuyển giao, để có những chương trình phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp Việt Nam.
“Các trường đào tạo quản trị nổi tiếng trên thế giới đều dạy về marketing, tài chính doanh nghiệp… nhưng doanh nghiệp là con người, quản trị doanh nghiệp là quản trị con người, nên cần những con người có kỹ năng. Theo đó, quản trị cần dựa trên những nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy định được xây dựng phù hợp với hoạt động của công ty và doanh nghiệp, tránh điều hành một cách cảm tính, theo thói quen hay lịch sử để lại”, ông Đoàn nói.
Ông cụ vẫn phải tiếp tục chờ nhận 3,4 tỉ tiền bồi thường
Số tiền bồi thường bổ sung không được cập nhật trong bản án nên Ban bồi thường tiếp tục xin ý kiến UBND huyện mới giải quyết cho người thắng kiện.
Ngày 17-12, báo Pháp Luật TP.HCM có đăng bài "Ông cụ mòn mỏi chờ nhận 3,4 tỉ tiền bồi thường đất" phản ánh trường hợp của ông Trần Kim Chung ở xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn được tòa án tuyên được nhận số tiền 3,4 tỉ đồng sau hơn 10 năm theo đuổi vụ kiện tranh chấp tài sản sau ly hôn.
Tháng 9-2018, trong khi vụ kiện đang được tòa án thụ lý thì hơn 100 m2 trong phần đất trên được Nhà nước thu hồi để xây dựng hầm chui tại nút giao thông An Sương. Vì phần đất được thu hồi đang bị tranh chấp giữa ông và vợ cũ nên số tiền bồi thường hơn 3,4 tỉ đồng đã được chuyển vào kho bạc để khi nào bản án có hiệu lực thì sẽ thực hiện chi trả.
Ngày 23-9, TAND Cấp cao tại TP.HCM đưa vụ án trên ra xét xử phúc thẩm và ra quyết định chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Chung.
Theo bản án phúc thẩm này thì tòa đã xác định toàn bộ phần đất trên là di sản do mẹ ông Chung để lại và ông được liên hệ với Ban bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB) huyện Hóc Môn để nhận số tiền bồi thường giải tỏa là hơn 3,4 tỉ đồng.
Trả lời về việc hơn hai tháng chưa chi trả tiền bồi thường cho ông Chung, Ban BTGPMB huyện cho biết đang phối hợp với đơn vị liên quan như cơ quan thi hành án, phòng tư pháp... để điều chỉnh tên người nhận trong quyết định bồi thường theo bản án của tòa. Theo đó, tên người nhận là ông Chung chứ không phải cả hai vợ chồng ông như trước đây.
Sau khi báo đăng, ngày 18-12, Ban BTGPMB huyện Hóc Môn đã có buổi tiếp xúc với ông Trần Kim Chung để làm việc với nội dung thực hiện chi trả bồi thường hơn 3,4 tỉ đồng theo Bản án phúc thẩm số 465 của TAND Cấp cao tại TP.HCM.
Tại buổi tiếp xúc, đại diện Ban BTGPMB nêu: Theo bản án của tòa thì ông Chung được quyền liên hệ Ban BTGPMB để nhận số tiền hơn 3,4 tỉ đồng tiền hỗ trợ, bồi thường đất. Tuy nhiên, theo quyết định điều chỉnh bồi thường ngày 21-1 của UBND huyện Hóc Môn thì số tiền hỗ trợ, bồi thường đối với phần đất đã thu hồi của ông Chung từ hơn 3,4 tỉ đồng lên thành hơn 3,6 tỉ đồng. Do đó, Ban BTGPMB đề nghị ông Chung phải liên hệ với các anh chị em ruột của ông để làm giấy ủy quyền cho ông được nhận thêm số tiền bổ sung hơn 200 triệu đồng.
Với ý kiến của Ban BTGPMB, phía ông Chung đề nghị Ban BTGPMB giải quyết việc chi trả trước số tiền 3,4 tỉ đồng theo như bản án tòa tuyên. Riêng đối với số tiền hơn 200 triệu đồng phát sinh, khi nào có giấy ủy quyền của các anh chị em của ông thì sẽ chi trả sau.
Kết thúc buổi làm việc, một đại diện Ban BTGPMB cho biết cơ quan này sẽ báo cáo với chủ tịch hội đồng bồi thường để chỉ đạo Phòng TN&MT sớm thẩm định, trình chủ tịch UBND huyện phê duyệt làm cơ sở bồi thường cho ông.
"Việc điều chỉnh tên trong quyết định bồi thường để tôi nhận được số tiền bồi thường theo bản án tại sao các cơ quan thực hiện hơn hai tháng nay vẫn chưa xong. Hơn nữa, trong bản án của tòa đã nêu rõ phần đất mà Nhà nước thu hồi là của mẹ tôi để lại cho tôi. Các anh chị em của tôi cũng đã có văn bản xác định cho tôi được hưởng phần tài sản này. Vì thế, việc yêu cầu các anh chị em của tôi phải có giấy ủy quyền thì có phần không hợp lý.
Hiện tôi đang phải nhập viện để điều trị bệnh trong tình trạng không một đồng dính túi, phải vay mượn bạn bè, người thân. Tôi không biết cơ quan giải quyết tiền bồi thường còn đưa ra bao nhiêu lý do nữa và còn bao lâu nữa mới chi trả tiền cho tôi để tôi yên tâm điều trị bệnh" - ông Chung bức xúc.
Phát triển bền vững là việc phải làm Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, muốn đạt các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 thì không chỉ tinh thần mà yêu cầu, đòi hỏi phát triển bền vững phải lan tỏa trong cộng đồng DN, ra toàn xã hội. Đây là việc phải làm. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thách thức lớn nhất là làm sao cho...