Chuyển giao Gấu ngựa cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 4 cơ sở nuôi nhốt Gấu ngựa. Qua tuyên truyền, vận động, các chủ nuôi đồng ý tự nguyện chuyển giao Gấu cho các Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã của Nhà nước và đề nghị được hỗ trợ một phần kinh phí nuôi dưỡng, chăm sóc.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Thanh Hóa cho biết, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 4 cơ sở nuôi nhốt Gấu ngựa tại thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn và huyện Hậu Lộc. Mỗi cơ sở có 1 cá thể Gấu ngựa được nuôi nhốt.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn 4 cá thể Gấu ngựa nuôi nhốt
Theo đề nghị của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) về tăng cường quản lý, chuyển giao các cá thể Gấu đang nuôi nhốt trên địa bàn, các ngành chức năng và chính quyền các địa phương đã tuyên truyền, vận động chủ hộ tự nguyện giao nộp Gấu cho Nhà nước, đồng thời xiết chặt kỷ cương trong quản lý Gấu nuôi trên địa bàn tỉnh này.
Để có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn, nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn Gấu (loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ), các địa phương nêu trên đã thành lập tổ công tác liên ngành đến từng hộ gia đình nuôi Gấu tuyên truyền, vận động chủ cơ sở nuôi tự nguyện giao nộp Gấu cho Nhà nước.
Đồng thời, yêu cầu 4 chủ nuôi ký cam kết chấp hành nghiêm túc các quy định về quản lý hoạt động nuôi Gấu, không sử dụng Gấu nuôi vào mục đích chích, hút mật, không để Gấu bị bỏ đói, rét hoặc ốm, chết không rõ nguyên nhân.
Các chủ nuôi tự nguyện chuyển giao Gấu ngựa cho các Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã của Nhà nước, nhưng đề nghị được hỗ trợ một phần kinh phí nuôi dưỡng, chăm sóc.
Nhằm đảm bảo các điều kiện cơ bản về vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, chế độ chăm sóc cho Gấu, lực lượng chức năng đã định kỳ và đột xuất kiểm tra, giám sát, theo dõi, quản lý các cơ sở nuôi. Hiện, tại các cá thể Gấu đều khỏe mạnh, sinh trưởng bình thường, không ốm đau, dịch bệnh,chuồng trại nuôi kiên cố, đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi.
Các chủ cơ sở nuôi đều đã ký cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý, nuôi nhốt Gấu, đặc biệt là không chích, hút lấy mật.
Sở NN-PTNT cũng đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ UBND các huyện, thị, thành phố tăng cường công tác quản lý động vật hoang dã. Đặc biệt, kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm ngăn chặn các vi phạm tại các cơ sở nuôi nhốt Gấu và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đồng thời, chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng, các đơn vị có liên quan, UBND các xã, mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động các hộ gia đình đang nuôi nhốt Gấu tự nguyện chuyển giao Gấu nuôi cho các Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã của Nhà nước.
Duy Tuyên
Video đang HOT
Theo Dantri
Hổ bị ngâm nguyên con trong bể rượu: Được đại gia tin là 'thần dược'
Đại gia lắm tiền nhiều của tin rằng các loại rượu ngâm động vật quý là một loại thần dược. Trong số đó, rượu ngâm hổ được cho là cách thể hiện đẳng cấp "đỉnh cao" nhất. Chính vì thế, dù biết vi phạm pháp luật nhưng nhiều người có tiền vẫn cố sưa tầm loại rượu này cho mình.
Hổ là động vật hoang dã, được Sách đỏ Việt Nam và thế giới liệt vào nhóm quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì nạn săn bắn tàn bạo của con người. Tại Việt Nam, cơ quan chức năng đã ra sức bảo vệ hổ. Song thật đáng buồn, chuyện hổ bị bắn chết, bị giết hại, bị nấu cao, bị ngâm rượu, bị vận chuyển trái phép vẫn diễn ra. Hành vi vi phạm này vẫn đang âm thầm diễn ra tại Việt Nam cần được lên án và ngăn chặn.
Hổ bị ngâm nguyên con trong bể rượu
Mới đây, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường Công an tỉnh Lâm Đồng phát hiện cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, nhà gỗ, trang trí nội thất Huy Hoàng 2, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, do anh Võ Anh Huy (32 tuổi) làm chủ tàng trữ hai con hổ.
Cả con hổ được ngâm trong bể rượu
Trong đó, một con được ngâm trong bể rượu lớn giống hình thức một tủ nuôi cá cảnh, trông bề ngoài con hổ này còn khá nguyên vẹn, con còn lại nặng 9kg được cất trữ trong tủ lạnh. Anh Võ Anh Huy cho biết, hai con hổ này được anh mua về ngâm rượu để biếu và sử dụng.
Năm 2013, dư luận xôn xao về vụ việc Công ty Cổ phần Tài chính đầu tư Chu Việt - một công ty chuyên sản xuất cao ngựa, thịt ngựa ở Sài Gòn - lại tàng trữ và trưng bày trên kệ nhiều hũ rượu ngâm các loài động vất quý hiếm với số lượng lớn, trong đó có cả hổ con. Trong đó, có hũ rượu ngâm được ghi hẳn dòng chữ "hổ con ngâm rượu".
Hổ con, rắn ngâm rượu bên trong văn phòng Công ty Chu Việt
Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, nhiều vụ ngâm hổ trong rượu cũng bị phát hiện.
Vụ phát hiện 40 hổ con đông lạnh và 20 bình ngâm hổ trong Đền Hổ nổi tiếng Thái Lan vào năm 2016 cũng khiến nhiều người choáng váng. Do những con hổ trong đền thường rất hiền lành và dễ mến nên nhiều người nghi ngờ chúng bị cho dùng thuốc an thần.
Hơn 20 bình ngâm hổ bị phát hiện trong Đền Hổ.
Xác những chú hổ con bị ngâm trong bình.
Cũng trong năm 2016, tại Trung Quốc, vụ hơn 1.800 con hổ được nuôi trong một công viên động vật hoang dã ở tỉnh Quế Lâm, Trung Quốc để lấy xương ngâm rượu bị phát hiện khiến nhiều người bàng hoàng.
Theo South China Morning Post, khi những con hổ chết do quá già, bệnh tật hay đánh nhau với những con khác, chúng sẽ được đưa đến một nhà máy chế biến cách đó 300km. Tại đây, xương hổ được ngâm trong những thùng rượu gạo lớn.
Những chum rượu hổ cốt ở công viên động vật hoang dã ở tỉnh Quế Lâm
Hồi tháng 2/2013, Cơ quan Điều tra môi trường (EIA) của Anh tiết lộ thị trường bán rượu cao hổ cốt ở Trung Quốc vẫn hoạt động rình rang dù nước này đã có lệnh cấm sử dụng xương hổ kể từ năm 1993. Các nhà chăn nuôi Trung Quốc không tiếc tay giam cầm và bỏ đói loài động vật quý hiếm chỉ để lấy xương của chúng làm "rượu cao hổ cốt".
Uống rượu bào thai hổ: Lời đồn nguy hại
Trong số những loại rượu ngâm từ các loại động vật quý hiếm, rượu bào thai hổ được cái đại gia cho là cách thể hiện đẳng cấp thượng thặng nhất. Loại rượu này được thêu dệt là "thập toàn đại bổ", không phải cứ có tiền là mua được.
Hầm rượu "đỉnh" của đại gia V.
Theo phân tích của ông V. (một đại gia ngành xuất nhập khẩu lâm sản và đồ mỹ nghệ ở TP.HCM) trên báo chí, nếu phân cấp thì hà nàm hổ (bào thai của loài hổ) có hai loại là hổ bào thai và hổ sơ sinh. Quan niệm xưa thì bào thai có nhiều chất bổ hơn là hổ đã lọt lòng. Song, việc bắt được hổ đang mang thai để moi hà nàm thì tựa như tầm kim đáy biển. Vì thế, dân chơi rượu lựa chọn "hổ nhi đồng" là chính. Để có được những "bộ cốt" có giá trị này, việc săn lùng cũng không phải đơn giản.
Rượu bào thai hổ được cái đại gia cho là cách thể hiện đẳng cấp thượng thặng nhất.
Trong khi đó, Hùng (một tay chơi đồ rừng "thứ dữ" ngụ phường Đa Kao, quận 1) khẳng định trên báo CA TP.HCM: Hổ có trọng lượng dưới 15kg ngâm rượu là "đẹp" nhất, vì ở tầm đó mới có hũ ngâm vừa, và hổ cỡ ấy còn chưa dứt sữa mẹ nên rất bổ. Điều quan trọng là phải giữ được hổ con còn sống đến khi cho vào bình, sau đó đổ rượu vào cho "ông ba mươi" chết ngạt.
Các đại gia lắm tiền tin rằng các loại rượu ngâm động vật quý giúp bổ thận tráng dương.
Chỉ tính riêng chi phí con hổ bên trong bình rượu này cũng không dưới 200 triệu đồng.
Một người từng làm mối cho một số chiến hữu ở khắp các quận ngâm "rượu hổ nhí" nguồn gốc từ Campuchia kể: "Giá gốc mỗi con hổ nhi đồng được con buôn rao bán 50 triệu. Qua vài mối lái cắt cò, giá lên đến trăm chai (100 triệu đồng). Giá này với nhiều tay có thể là đắt nhưng cái giống hổ con nó như cổ vật vậy đó, gặp trúng người kết mô-đen rồi thì giá cả dẫu cao cỡ mấy cũng không thành vấn đề".
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
Theo VNN
Vụ bé trai 3 tuổi cưỡi trăn 50kg ở Thanh Hóa: Xử phạt hành chính Nuôi động vật hoang dã, để đứa trẻ ba tuổi cưỡi lên mình con trăn lớn, gia đình ở Thanh Hóa bị xử phạt hành chính. Ngày 18.10, ông Nguyễn Hữu Thành, Chủ tịch xã Hà Long (Hà Trung, Thanh Hóa), cho biết chính quyền đã xử phạt gia đình ông Nguyễn Văn Cao ở thôn Yên Mỹ 3 triệu đồng về hành...