Chuyển giai đoạn tìm kiếm mới: Dùng tàu quét đáy biển “mò” MH-370
Giai đoạn tìm kiếm trực quan từ máy bay, tàu nổi đã kết thúc. Lực lượng cứu hộ chuyển qua giai đoạn dùng tàu quét, tìm chiếc Boeing 777-200 dưới đáy biển.
“Chúng tôi đang chuyển sang giai đoạn tìm kiếm diện rộng dưới đáy biển”, Thủ tướng Úc Tony Abbott cho biết trong một buổi họp báo vào hôm thứ hai (28-4). Trước đó, tàu ngầm không người lái của Mỹ Bluefin-21 đã hoàn thành việc tìm kiếm ở một khu vực có bán kính 10km dưới đáy Ấn Độ Dương, nơi mà tín hiệu đáng ngờ thứ hai phát ra từ hộp đen máy bay được nghe thấy vào hôm 8/4.
Mô hình hoạt động của tàu ngầm tự động ( AUV) Blue Fin 21
Ông Abbott cho biết, hiện rất khó để tìm thấy mảnh vỡ của máy bay trên bề mặt biển, vì vậy việc tìm kiếm trực quan thực hiện bởi máy bay và tàu có thể dừng lại.
Giai đoạn mới sẽ liên quan tới các nhà thầu thương mại chuyên về tìm kiếm dưới đáy đại dương và có thể mất từ 6-8 tháng nếu điều kiện thời tiết cho phép. Tổng kinh phí chi cho giai đoạn mới này có thể lên tới gần 56 triệu đô-la Mỹ. Úc vẫn rất tin tưởng vào các tín hiệu “ping” được Mỹ phát hiện, và duy trì vai trò lãnh đạo trong công tác tìm kiếm.
Video đang HOT
Các thiết bị tìm kiếm trong hợp đồng có thể được triển khai ngay trong tuần và Bluefin-21 vẫn sẽ tiếp tục sứ mệnh của mình trong các khu vực lân cận.
“Bluefin-21 vẫn sẽ tiếp tục được đưa xuống nước. Những gì chúng tôi đang làm là tăng cường việc tìm kiếm dưới nước bằng những công nghệ khác nhau, đặc biệt là sử dụng thiết bị chuyên ngành kéo phía sau tàu để quét đáy biển và tìm kiếm bằng chứng về mảnh vỡ của máy bay”.
Úc vẫn trực chiến một chiếc máy bay tuần thám, rất có thể là P-3C Orion, sẵn sàng cất cánh ngay khi có manh mối về MH-370.
Đã 52 ngày trôi qua kể từ khi chiếc máy bay Boeing 777-200 của hãng hàng không Malaysia biến mất trên hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh hôm 8/3, nhưng đến giờ vẫn chẳng có manh mối gì.
Trong một thông tin có liên quan, hôm 28-4, tại buổi họp báo chung với ông Angus Houston, giám đốc Trung tâm cơ quan điều nhất chung của Úc ( JACC), ông Ma Zhaoxu, đại sứ Trung Quốc tạiÚc cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp nguồn lực thích hợp cho việc tìm kiếm máy bay MH-370, đồng thời hy vọng rằng các nước khác sẽ vẫn đóng góp vào việc tìm kiếm.
Còn phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương thì cho biết tại Bắc Kinh rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục kết nối thông tin, hợp tác với Malaysia và Úc, hỗ trợ tích cực và tham gia vào giai đoạn mới của việc tìm kiếm MH-370.
Trung tâm tìm kiếm và cứu nạn hàng hải Trung Quốc khẳng định sẽ điều chỉnh các hoạt động tìm kiếm chuyến bay MH-370, đặc biệt tăng cường công tác tìm kiếm dưới nước. Những tàu mới có thể đáp ứng nhu cầu tìm kiếm dưới biển sẽ được điều động để tham gia vào hoạt động và tiếp tục hợp tác với các nước khác.
Cũng trong ngày 28/4, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết sau chỉ thị của chính phủ Úc, những nhân viên của Lực lượng tự vệ Nhật Bản ( SDF) được triển khai để giúp đỡ tìm kiếm máy bay mất tích trên không đã giải tán. Theo đó, chiếc máy bay giám sát P-3C và các nhân viên SDF được lệnh quay trở lại Nhật Bản.
Theo VNE
Thu hẹp qui mô tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích
Giai đoạn mới sẽ tập trung nhiều vào việc tìm kiếm dưới đáy biển.
Việc tìm kiếm trên mặt biển chiếc MH370 sẽ tạm thời dừng lại (Ảnh: AP).
Hôm nay (30/4) sẽ kết thúc các hoạt động tìm kiếm các mảnh vỡ của chiếc máy bayMalaysia mất tích trên mặt biển và trên không tuy nhiên vẫn sẽ tiếp tục việc tìm kiếm dưới đáy biển.
Hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay của Hãng hàng không Quốc gia Malaysia mất tích hôm mùng 8/3 vừa qua, có sự tham gia của nhiều quốc gia và đây là cuộc tìm kiếm tốn kém nhất trong lịch sử hàng không.
Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có manh mối cụ thể nào về số phận chiếc máy bay mất tích. Trung tâm điều phối chung của Australia cho biết, thiết bị tự hành bluefin-21 sẽ tiếp tục nhiệm vụ khi điều kiện thời tiết được cải thiện.
Mỹ, Nhật Bản, New Zeland và Malaysia xác nhận máy bay quân sự của họ đã trở về căn cứ. Khoảng 14 tàu tham gia hoạt động tìm kiếm cũng đang rút khỏi khu vực. Trung tâm điều phối chung của Australia cho biết sẽ giữ một số tàu tại khu vực, nhưng các hoạt động tìm kiếm trên mặt biển và trên không qui mô lớn đã chấm dứt
Theo VNE
Kẻ lạ mặt "bẻ gãy" an ninh, hỏi thăm tân Thủ tướng Úc Một kẻ lạ mặt đã tìm cách lên sân khấu cùng tân Thủ tướng Úc Tony Abbott và gia đình trong đêm mừng thắng cử ngày 7/9, để nói chuyện với ông. Kẻ lạ mặt bị các nhân viên an ninh đưa ra khỏi sân khấu. Người đàn ông trẻ đã tham gia cùng ông Abbott, vợ ông và 3 cô con gái...