Chuyên gia y tế: Phải mất cả năm trời mới có thể sản xuất vắc xin chống dịch corona
Giám đốc khoa học của công ty dược phẩm hàng đầu tại Mỹ – Johnson & Johnson, tiến sĩ Paul Stoffels cho biết, ông đang “vô cùng lo lắng” khi dịch corona có thể trở thành đại dịch toàn cầu.
Có thể mất tới 12 tháng để sản xuất vắc xin ngừa virus corona (ảnh: Dailystar)
Theo tiến sĩ Paul Stoffels, các nhà khoa học tại Mỹ và Trung Quốc hiện đang chạy đua với thời gian để nghiên cứu vắc xin chống virus corona. Các nhà khoa học đều tự tin rằng dự án này sẽ thành công, tuy nhiên, có thể mất tới cả năm trời hoặc thậm chí lâu hơn.
Ông Paul Stoffels cũng cho biết rằng, công ty dược phẩm Johnson & Johnson đã bắt đầu thực hiện dự án nghiên cứu vắc xin chống corona từ hai tuần trước.
“Tôi đang rất lo lắng rằng corona có thể trở thành đại dịch toàn cầu. Đó là lý do tại sao chúng tôi bắt đầu nghiên cứu vắc xin ngừa corona từ hai tuần trước. Chúng tôi đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng rằng corona nhiều khả năng tạo ra một cuộc khủng hoảng y tế toàn thế giới”, ông Paul Stoffels trả lời phỏng vấn.
Theo nhận định của tiến sĩ Stoffels, nghiên cứu vắc xin chống virus corona sẽ khó khăn và tốn nhiều thời gian ngang với việc phát triển vắc xin ngừa Zika (loại virus ăn não người) và thế giới nên chuẩn bị sẵn sàng trong thời gian khó khăn này.
Video đang HOT
Ông Stoffels cũng cảnh báo rằng vắc xin ngừa virus corona có thể sẽ mất tới một năm để hoàn thành. Hiện công ty dược phẩm Johnson & Johnson đang có 5 nhóm riêng biệt cùng nghiên cứu phát triển vắc xin chống corona. Ông Stoffels hy vọng trong 2 – 3 tháng tới, việc nghiên cứu vắc xin có thể đạt thành công bước đầu.
Tính đến ngày 28.1, Trung Quốc đã ghi nhận hơn 4.000 trường hợp nhiễm virus corona và 106 người tử vong. Tại Mỹ cũng đã có 5 trường hợp bị nhiễm virus được báo cáo.
Về phương pháp điều trị corona hiện nay, tiến sĩ Stoffels cho rằng phác đồ điều trị SARS (hội chứng suy hô hấp cấp) đang được đánh giá là hiệu quả nhất.
Ông Stoffels cũng chỉ ra rằng đối tượng dễ bị lây nhiễm corona nhất là người già và trẻ em – những người có sức đề kháng yếu.
Theo danviet.vn
Chuyên gia y tế ước tính gần 44.000 người nhiễm virus corona ở Vũ Hán, kêu gọi 'biện pháp cứng rắn'
Các chuyên gia về y tế của Hong Kong công bố một báo cáo ước tính rằng số lượng bệnh nhân ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc có thể đã lên tới gần 44.000, cao hơn nhiều so với con số công bố chính thức.
Các học giả thuộc đại học Hong Kong ngày 27/1 đã công bố nghiên cứu ước tính rằng số bệnh nhân ở Vũ Hán nhiễm viêm phổi lạ có thể đã đạt tới 43.590, tính tới hết ngày 26/1. Con số trên bao gồm cả những ca đang trong giai đoạn ủ bệnh của virus với triệu chứng cảm cúm.
Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc đại lục cho biết số ca nhiễm virus viêm phổi lạ được xác nhận trên toàn quốc là khoảng 2.800 tính đến ngày 27/1 với số người tử vong là 81.
Hong Kong hiện đã có 8 trường hợp xác nhận nhiễm virus corona mới. Các chuyên gia từ đại học Hong Kong kêu gọi chính quyền đặc khu áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh có thể gây chết người.
Chuyên gia y tế ước tính gần 44.000 người nhiễm virus corona ở Vũ Hán.
Trong khi đó, Trung Quốc xác nhận rằng khác với virus SARS, virus corona mới có thể lây nhiễm ngay trong thời gian ủ bệnh. Những người nhiễm virus có thể không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào.
Trưởng khoa y học đại học Hong Kong Gabriel Leung nói rằng đội nghiên cứu của ông nghi ngờ rằng việc truyền bệnh từ người qua người đã xảy ra ở toàn bộ các thành phố lớn tại Trung Quốc đại lục và cảnh báo một đại dịch có thể đang gần kề.
"Chúng ta phải chuẩn bị, đại dịch này có thể có quy mô toàn cầu", ông Leung nói.
Mô hình toán học của đội ngũ chuyên gia này dự đoán rằng số lượng các ca lây nhiễm ở 5 thành phố lớn tại đại lục như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến và Trùng Khánh có thể sẽ lên cao điểm vào tầm cuối tháng 4, đầu tháng 5. Nghiên cứu cũng cảnh báo vào thời kỳ cao điểm của bệnh dịch, có thể có tới 150.000 ca mới nhiễm được xác nhận mỗi ngày ở Trùng Khánh.
Tuy nhiên, ông Leung cũng lưu ý rằng mô hình dự đoán của đội nghiên cứu có thể quá bi quan vì họ chỉ tính đến các biện pháp phong tỏa ở Vũ Hán, chứ không tính tới các chính sách can thiệp y tế khác của Trung Quốc.
Theo SCMP, ông Leung là một trong những thành viên thuộc ủy ban cố vấn của Trưởng đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga. Ông kêu gọi chính quyền hòn đảo phải có biện pháp cứng rắn hơn nữa nhằm hạn chế việc di chuyển của người dân từ Trung Quốc đại lục qua. Ông nhấn mạnh, các biện pháp này nên làm ngay lập tức, bao gồm hủy bỏ các sự kiện tụ tập đông người, đóng cửa trường học và thúc đẩy hoạt động làm việc tại nhà.
Ông cũng đánh giá việc Hong Kong cấm nhập cảnh mọi người dân từ Hồ Bắc cùng những người tới tỉnh này trong 14 ngày trước đó, là "khởi đầu tốt". Chuyên gia này không ủng hộ việc đóng cửa biên giới Hong Kong và đại lục.
Ngày 27/1, tổng giám đốc tổ chức Y tế Thế giới WHO Tedros Adhanom tới Bắc Kinh để trao đổi với các quan chức Trung Quốc. Tuy nhiên, WHO vẫn chưa công bố bệnh dịch viêm phổi lạ là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu.
MINH KHÔI/THEO SCMP
Theo vtc.vn
Kịch bản từ chuyên gia về một loại virus corona từ 3 tháng trước: 65 triệu người có thể chết trong vòng 18 tháng Đây là loại virus trong kịch bản mô phỏng của Eric Toner - nhà khoa học từ Trung tâm y tế ĐH Johns Hopkins (Hoa Kỳ). Nó mạnh hơn nCov rất nhiều, thậm chí hơn cả dịch SARS trước kia. Dịch viêm phổi do virus corona 2019-nCov tại Vũ Hán gây ra đang khiến dư luận thế giới hết sức hoang mang. Ở...