Chuyên gia y tế: COVID-19 vẫn có thể trở lại nơi đã dập dịch
Các chuyên gia y tế cảnh báo COVID-19 có thể trở lại những nơi dịch đã “hạ nhiệt” và phát hiện hơn nửa số ca nhiễm nhập viện không có dấu hiệu sốt.
Chuyên gia nói rằng dịch COVID-19 vẫn có thể quay trở lại và giữ khoảng cách an toàn là cách ngăn ngừa dịch bệnh. Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST
Báo South China Morning Post ngày 29-2 dẫn lời các chuyên gia y tế cảnh báo rằng COVID-19 có thể sẽ trở lại tại những nơi đã dập dịch và các nhà nghiên cứu còn nói rằng sẽ vô cùng khó khăn hơn khi chẩn đoán bệnh.
Bệnh nhân nhập viện không có biểu hiện sốt, gây khó cho chẩn đoán
Một nghiên cứu chung do các chuyên gia Trung Quốc đại lục và Hong Kong tiến hành, được công bố trên tạp chí Y học New England (The New England Journal of Medicine), đã xem xét 1.099 bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ 552 bệnh viện tại 30 địa phương.
Họ phát hiện ra rằng một nửa số bệnh nhân không bị sốt khi vào bệnh viện, khiến cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn hơn. 88,7% trong số đó đã có dấu hiệu tiến triển khi nhập viện.
“Một số bệnh nhân mắc COVID-19 không bị sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khi chụp X-quang, điều này làm cho chẩn đoán phức tạp hơn” – nghiên cứu cho biết.
South China Moring Post cho biết nghiên cứu được hàng chục chuyên gia y tế thực hiện, bao gồm Zhong Nanshan – Giám đốc Phòng thí nghiệm bệnh hô hấp chính của Trung Quốc và chuyên gia y học hô hấp của ĐH Hong Kong – GS David Hui Shu-cheong.
Video đang HOT
GS David Hui Shu-cheong – c huyên gia y học hô hấp của ĐH Hong Kong. Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST
GS David Hui cũng kêu gọi tiến hành xét nghiệm thêm tại các phòng khám tư nhân và công cộng nhằm sớm phát hiện và cách ly các trường hợp nghi ngờ.
Cho đến nay, 94 người đã bị lây nhiễm COVID-19 tại Hong Kong, hai người tử vong. Tuy nhiên, ngày 29-2 vừa qua, toàn thành phố không có ca nhiễm mới nào được ghi nhận.
Ông Hui còn nói rằng mặc dù tỉ lệ tử vong của COVID-19 thấp hơn hơn tỉ lệ tử vong của bệnh cúm 2%-3% nhưng con số này vẫn rất lưu ý. “Virus rất dễ lây lan, vì vậy tỉ lệ tử vong 1,4% vẫn được xem là một tỉ lệ đáng kể” – ông nói.
Nghiên cứu trên được công bố sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố rằng nguy cơ lan truyền toàn cầu của COVID-19 đang ở mức “rất cao” dù cơ quan này chưa công bố nó là “đại dịch”.
WHO cảnh báo dịch bệnh có thể quay trở lại
Trước đó, hôm 28-2, WHO đưa ra báo cáo nói rằng một số biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh của Trung Quốc đã có hiệu quả vì số lượng ca nhiễm mới tiếp tục giảm.
Báo cáo cũng trích dẫn thông tin từ các nhà dịch tễ học rằng virus gây ra dịch COVID-91 là do một sinh vật lây lan từ động vật. Nếu không xác định được chuỗi động vật đó gây ra dịch bệnh thì nguy cơ tái phát ở những nơi dịch bệnh giảm rất cao, WHO cảnh báo.
Các chuyên gia từ WHO cảnh báo dịch COVID-19 vẫn có thể quay trở lại ở những nơi đã dập dịch. Ảnh: SOUTH CHINA MORNING POST
Hơn 20 chuyên gia từ Trung Quốc và nước ngoài – những người trực tiếp tham gia chuyến đi kéo dài chín ngày tới Bắc Kinh và các tỉnh Quảng Đông, Tứ Xuyên và Hồ Bắc từ ngày 16-2, đã công bố báo cáo trên.
Thêm nữa, nhóm nghiên cứu kết luận rằng ở Trung Quốc, việc truyền COVID-19 từ người sang người xảy ra phần lớn trong các hộ gia đình. Trong số 344 khu vực có dịch tỉnh Quảng Đông và Tứ Xuyên thì có tới 78%-85% xảy ra trong các gia đình.
Mặc dù việc lây truyền cũng xảy ra ở các bệnh viện và các những nơi khép kín khác nhưng việc lây truyền này, theo cách nhà nghiên cứu, không phải là một đặc trưng lớn của loại virus này ở Trung Quốc.
Trích dẫn báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tỉnh Quảng Đông, nhóm nghiên cứu cho biết kể từ ngày 20-2, virus COVID-19 được phát hiện trong các mẫu hô hấp một hoặc hai ngày trước khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng.
Hiện nay, biện pháp phòng ngừa tốt nhất là giữ khoảng cách an toàn với người khác, giảm thiểu tiếp xúc gần gũi ở những nơi công cộng. Nghiên cứu này cũng loại bỏ khả năng dịch bệnh lây lan nhanh khi các công ty làm việc trở lại cũng như hạn chế việc đi lại.
Theo PLO
Nóng: Nghiên cứu mới nhất phát hiện hơn một nửa bệnh nhân không sốt trong quá trình nhập viện vì covid-19
Trang SCMP trích dẫn lời chuyên gia Đại học Trung Quốc - ông David Hui cho biết, việc giữ khoảng cách tiếp xúc cần được tiếp tục nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Theo trang SCMP, hơn một nửa bệnh nhân nhiễm covid-19 tại Trung Quốc không hề có dấu hiệu sốt khi nhập viện, một nhà nghiên cứu đứng đầu trong nhóm một nghiên cứu dịch bệnh covid-19 cho biết trên trang SCMP.
Ảnh minh hoạ. Nguồn:Dickson Lee
Chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Trung Quốc - giáo sư David Hui Shu-cheong cũng đưa ra các mẫu xét nghiệm tiến hành tại các phòng khám công và tư nhân để có thể phân tích và thu thập các trường hợp phát hiện sớm và cách ly khi nghi ngờ.
Hồng Kông đang trong cuộc chiến đối phó với mức độ lây lan của loại virus chủng mới này. Hiện tại số người nhiễm covid-19 tại Hồng Kông đã là 94 và 2 người tử vong. Điều may mắn, chưa có trường hợp nào nhiễm covid-19 vào ngày 29/2.
Chính phủ đã gia tăng phản ứng ở mức khẩn cấp cao nhất và thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch. Các biện pháp bao gồm yêu cầu các nhân viên làm việc tại nhà từ ngày 29/1 và đóng cửa các trường học trong vòng gần 2 tháng. Tuy nhiên, chính phủ đã thông báo đầu tuần này rằng công chức sẽ trở lại làm việc vào đầu tuần tới.
Giáo sư David Hui - chuyên gia hô hấp Đại học Trung Quốc cho biết, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng rất dễ bỏ sót các trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng và chúng ta không thể chỉ căn cứ vào biểu hiện sốt để phát hiện dấu hiệu nhiễm covid-19.
Theo trang SCMP, nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của khoảng 1.099 bệnh nhân nhiễm covid-19 tại 552 bệnh viện thuộc 30 tỉnh tại Trung Quốc. Tỷ lệ tử vong là 1.4% trong số các bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 47. Thời gian ủ bệnh thường dao động từ 2-7 ngày. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nhiễm covid-19 được cho là thấp hơn so với tỷ lệ bệnh nhân nhiễm cúm từ 2-3% nhưng con số vẫn đáng kể.
"Loại virus chủng mới có tỷ lệ lây lan cao, mức độ tử vong chiếm khoảng 1.4%", nghiên cứu cho biết.
Nghiên cứu cũng phát hiện hơn một nửa (chiếm 56.2%) bệnh nhân không hề có tín hiệu sốt trong thời gian nhập viện.
"Nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ lây nhiễm trong cộng đồng và chúng ta không thể chỉ căn cứ vào dấu hiệu sốt để phát hiện người nhiễm bệnh. Một số bệnh nhân được chụp phổi và thấy ổn trong quá trình trong viện nhưng lại gây lây nhiễm cho người khác khi trở lại cộng đồng", ông Hui nói thêm.
Theo ông Hui, việc giữ khoảng cách nhằm tránh lây chéo trong cộng đồng là điều cần thiết.
Hồng Nhung
Theo Tổ quốc
Các bệnh nhân thoát khỏi Covid-19 bằng cách nào? Dù y học chưa tìm ra thuốc đặc trị chủng virus corona mới gây dịch Covid-19 nhưng thế giới đã chứng kiến hơn 23.000 ca nhiễm được chữa khỏi. Câu hỏi thu hút quan tâm là họ thoát khỏi virus cách nào. Theo dữ liệu mới nhất do Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc công bố, chỉ tính riêng tại nước...