Chuyên gia y tế Australia tư vấn cách xử trí các hội chứng hậu COVID-19
Trong một bài đăng trên Instagram mới đây, bác sĩ đa khoa Australia, Tiến sĩ Deb Cohen-Jones đã liệt kê 7 biểu hiện hậu COVID-19 thường gặp nhất và cách khắc phục hiệu quả những triệu chứng khó chịu này.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Epping, ngoại ô Melbourne, Australia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bác sĩ Deb nêu ra 7 di chứng hậu COVID-19 phổ biến nhất bao gồm mệt mỏi, ho khan kéo dài, các vấn đề về tiêu hóa (như mất vị giác, buồn nôn và tiêu chảy), nghẹt mũi, khô da, sương mù não và mất ngủ, cùng với biện pháp đơn giản để khắc phục mỗi triệu chứng kể trên.
Cụ thể, với triệu chứng ho dai dẳng, Tiến sĩ Deb giải thích đây là một trong những di chứng hậu COVID-19 phổ biến nhất và xảy ra do viêm đường hô hấp. Nhiều bệnh nhân ho khan và dai dẳng, đặc biệt về đêm. Theo vị bác sĩ này, cách điều trị tốt nhất là sử dụng một đợt thuốc steroid dạng hít trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần phải được thăm khám để loại trừ nguy cơ viêm phế quản hoặc viêm phổi.
Với biểu hiện mệt mỏi, bác sĩ Deb cảnh báo đây có lẽ là triệu chứng thường gặp nhất và có thể kéo dài vài tháng. Bà Deb cho biết: “Thật không may, không có biện pháp nào khắc phục nhanh triệu chứng này, cách tốt nhất là lắng nghe cơ thể bạn và nghỉ ngơi khi thấy mệt, tránh vận động quá sức trong giai đoạn phục hồi, hạn chế uống rượu bia trong những tuần sau đó và uống nhiều nước”.
Video đang HOT
Với những vấn đề về tiêu hóa, Tiến sĩ Deb khuyến cáo mọi người tránh ăn thực phẩm và nguyên liệu có chứa nhiều FODMAP như lúa mì, tỏi, hành tây và trái cây. Những người có triệu chứng này nên ăn với lượng nhỏ hơn và bổ sung B5 vào chế độ ăn uống.
Với triệu chứng nghẹt mũi, bác sĩ người Australia khuyến cáo nên dùng steroid dạng hít không kê đơn, súc miệng bằng nước muối và dùng thuốc kháng histamin.
Đối với da khô và bị kích ứng, đặc biệt quanh miệng và mũi, bà Deb giải thích đây là hệ quả của việc xì mũi và đeo khẩu trang. Bà Deb đề xuất một số biện pháp có thể đem lại hiệu quả như chăm sóc da, giảm căng thẳng, đeo khẩu trang lụa.
Về vấn đề liên quan đến trí nhớ và chức năng của não bộ, bác sĩ Deb cho biết một số bệnh nhân của bà khó tập trung và trí nhớ suy giảm kéo dài. Các bệnh nhân cần được kiểm tra bằng xét nghiệm máu. Các hội chứng này thường được khắc phục theo thời gian. Chuyên gia này lưu ý có bằng chứng rõ ràng rằng COVID-19 có thể làm thay đổi hoặc giảm chức năng não bộ của những người chưa được tiêm vaccine phòng bệnh và mắc bệnh nặng, nhưng những người khỏe mạnh và đã được tiêm vaccine thường không gặp phải điều này.
Về chứng mất ngủ, bác sĩ Deb giải thích bệnh COVID-19 có thể gây rối loạn nhịp sinh học của cơ thể một cách nghiêm trọng. Nhiều bệnh nhân nhận thấy rối loạn giấc ngủ trong vài tuần sau khi mắc bệnh. Để khắc phục vấn đề này, bệnh nhân nên hình thành thói quen và có hành vi cần thiết (như hạn chế giấc ngủ ngày, tránh chất kích thích hoặc thực phẩm không tốt) để có giấc ngủ ngon, dùng melatonin mỗi đêm trong một tháng và tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên vào buổi sáng.
Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển khai chương trình 'Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19'
Chiều 21/3, tại Trụ sở Trung ương Đoàn (Hà Nội), Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và các đơn vị phối hợp ký kết chương trình "Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19" năm 2022.
Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam ký kết phối hợp với Công ty cổ phần viễn thông Asim phát triển chương trình tư vấn hỗ trợ bệnh nhân COVID-19 cả nước qua tổng đài. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Theo Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, hiện nay, nhiều bệnh nhân sau khi mắc COVID-19 đã gặp các triệu chứng tồn tại dai dẳng, thậm chí phải quay trở lại bệnh viện để điều trị. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, có 33% -76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi mắc bệnh, 20% người bệnh phải tái nhập viện; 80% người bệnh phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu COVID-19. Theo đó, tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử mắc bệnh với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Tình trạng này có thể khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội. Hậu COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, thể chất và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân người mắc, cho gia đình và xã hội.
Trước tình hình dịch đang có xu hướng giảm dần và các vấn đề về chăm sóc sức khỏe hậu COVID đang dần trở thành vấn đề nổi trội, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 113-KH/TWH của Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam về triển khai Chương trình Chăm sóc sức khỏe hậu COVID năm 2022.
Cụ thể, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp với Công Ty Cổ Phần Viễn Thông Asim (Asim Telecom) triển khai chương trình Tư vấn hỗ trợ bệnh nhân COVID-19 cả nước qua tổng đài và ứng dụng myLocal.vn, hỗ trợ điều trị bệnh nhân F0 tại nhà và tư vấn sức khỏe hậu COVID, hướng dẫn điều trị các triệu chứng hậu COVID; phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn DKSH Pharma Việt Nam xây dựng, triển khai, hoàn chỉnh, phát triển và hỗ trợ thực hiện chương trình "Nâng cao sức khỏe cộng đồng, giáo dục, khám, sàng lọc và chữa bệnh cho người dân, phòng, chống các bệnh mạn tính, không lây nhiễm, chăm sóc hậu COVID-19" giai đoạn 2022-2025, bao gồm tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng trong phòng ngừa, kiểm soát các bệnh mạn tính, không lây nhiễm và hỗ trợ người dân được tư vấn, tầm soát, khám bệnh, chữa bệnh về các bệnh mạn tính, không lây nhiễm, chăm sóc hậu COVID-19.
Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam ký kết phối hợp với Tập đoàn tài chính Green tiếp tục triển khai Chương trình khám, sàng lọc và chữa bệnh cho 5 triệu người dân "Vì một Việt Nam khỏe mạnh 2022". Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Bên cạnh đó, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Tập đoàn tài chính Green tiếp tục triển khai Chương trình khám, sàng lọc và chữa bệnh cho 5 triệu người dân "Vì một Việt Nam khỏe mạnh" năm 2022 với các hoạt động khám bệnh, sàng lọc và tư vấn sức khỏe hậu COVID.
Ngoài ra, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam sẽ tổ chức các chương trình khám sức khỏe tổng quát, sàng lọc triệu chứng và tư vấn, hỗ trợ điều trị hậu COVID cho 20.000 người dân có hoàn cảnh khó khăn từ tháng 4 đến tháng 11/2022, dự kiến chương trình sẽ diễn ra tại 15 tỉnh với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng. Chương trình sẽ sử dụng các hệ thống khám bệnh lưu động do Hội phát triển, hỗ trợ các tỉnh trong đợt bùng dịch thứ 4.
Theo Thạc sĩ, dược sĩ Nguyễn Hữu Tú, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ y tế tuyến đầu trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch, các hoạt động của Hội trong thời gian tới sẽ tập trung nhiều hơn vào công tác chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19, đặc biệt liên quan tới khối đối tượng nguy cơ cao, có bệnh lý nền. Hội sẽ tiếp tục tổ chức các hội thảo với các chuyên đề hậu COVID và bệnh ung thư, đái tháo đường, tim mạch và sức khỏe tâm thần; đồng thời sẽ sớm ra mắt Sổ tay chăm sóc sức khỏe hậu COVID cũng như tổ chức nhiều chương trình khám bệnh miễn phí, chăm sóc sức khỏe hậu COVID cho nhân dân trong năm 2022.
Không phải tất cả F0 đều bị hậu COVID-19, những trường hợp này mới cần đi khám Theo chuyên gia, nếu gặp phải tình trạng như mệt mỏi, mất khả năng làm việc hoặc rối loạn về trí nhớ, hành vi, giấc ngủ, người bệnh nên đi khám. Tháng 7/2021, bà N.T.T. (81 tuổi, Hà Nội) được xác định mắc COVID-19. Do tuổi cao, lại mắc bệnh nền suy giáp, tiền đình, bà T. tiến triển rất nặng, hôn mê,...