Chuyên gia WHO đến Trung Quốc điều tra nguồn gốc COVID-19
Hai chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ có 2 ngày tại Bắc Kinh để điều tra nguồn gốc của dịch COVID-19.
Hôm 9/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, một chuyên gia về sức khỏe động vật và một nhà dịch tễ học sẽ đến Bắc Kinh từ 11-12/7 để tìm hiểu cách thức virus SARS- CoV-2 lây từ động vật sang người.
Các nhà khoa học tin rằng, virus corona chủng mới có thể có nguồn gốc từ dơi, sau đó được truyền qua một loài động vật có vú khác như mèo hoặc tê tê trước khi lây sang người tại một chợ thực phẩm tươi sống ở thành phố Vũ Hán cuối năm ngoái.
WHO cứ chuyên gia đến Trung Quốc điều tra nguồn gốc COVID-19.
Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo hôm 29/6, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus thông báo tổ chức này sẽ cử một nhóm chuyên gia đến Trung Quốc vào tuần tới để điều tra về nguồn gốc của virus corona chủng mới gây ra đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Trong nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh, Trung Quốc đã thắt chặt các quy định liên quan đến buôn bán động vật hoang dã, đồng thời thực thi các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt để ngăn chặn các ca nhiễm bệnh mới từ cộng đồng.
AP cho rằng, nhiệm vụ điều tra nguồn gốc dịch COVID-19 của WHO rất nhạy cảm về mặt chính trị, diễn ra trong bối cảnh Mỹ – nhà tài trợ hàng đầu, tuyên bố chính thức rút khỏi tổ chức này. Washington nhiều lần chỉ trích WHO xử lý sai lầm, khiến dịch bệnh bùng phát, cho rằng tổ chức này là “con rối” của Trung Quốc.
Các quan chức trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong đó có Ngoại trưởng Mike Pompeo, cho rằng virus có thể bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Tuy nhiên, họ không công bố bằng chứng nào và phía Bắc Kinh cũng bác bỏ cáo buộc này.
Hơn 120 quốc gia kêu gọi mở một cuộc điều tra đánh giá “khách quan, độc lập và toàn diện” phản ứng toàn cầu đối với đại dịch tại Hội nghị Y tế Thế giới vào tháng 5. Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng để WHO dẫn đầu cuộc điều tra vào thời điểm đại dịch được kiểm soát.
Hồi tháng 2, một nhóm chuyên gia WHO đã đến Trung Quốc. Sau đó, trưởng nhóm – bác sĩ người Canada Bruce Aylward, đã ca ngợi những nỗ lực ngăn chặn và chia sẻ thông tin dịch bệnh của Bắc Kinh. Các quan chức Canada và Mỹ đã chỉ trích ông Aylward là quá khoan dung đối với Trung Quốc.
Hôm 9/7, WHO thông báo thành lập Ủy ban độc lập để đánh giá xử lý đại dịch COVID-19 và phản ứng của các chính phủ trên toàn thế giới. Theo đó, cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf sẽ đứng đầu Uỷ ban trên.
Trung Quốc bác cáo buộc chậm chia sẻ thông tin Covid-19 với WHO
Trung Quốc nói rằng cuộc điều tra của hãng thông tấn Mỹ AP nói nước này hoãn chia sẻ thông tin Covid-19 với WHO là hoàn toàn sai sự thật.
Tuyên bố trên được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đưa ra trong cuộc họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh hôm nay khi trả lời câu hỏi về bài điều tra của AP, trong đó nói rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thất vọng vì sự chậm trễ đáng kể trong việc chia sẻ thông tin của Trung Quốc khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán hồi tháng 1.
Wu Zunyou, nhà dịch tễ học thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, hôm 19/5 nói rằng Trung Quốc đã chia sẻ thông tin về virus và dịch bệnh với WHO cũng như thế giới dựa trên các nguyên tắc "sớm, nhanh và minh bạch" kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tại buổi họp báo hôm 29/5. Ảnh: Xinhua.
Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra sau khi hãng thông tấn AP của Mỹ hôm 2/6 công bố báo cáo điều tra nói rằng các phòng thí nghiệm của chính phủ Trung Quốc chỉ công bố bản đồ gen nCoV sau khi một phòng thí nghiệm khác đăng nó lên trang web về virus học hôm 11/1. Thêm vào đó, họ còn trì hoãn ít nhất thêm hai tuần trước khi cung cấp cho WHO dữ liệu chi tiết về các ca nhiễm và bệnh nhân.
AP cho biết các quan chức WHO công khai ca ngợi Trung Quốc "ngay lập tức" chia sẻ bản đồ gen nCoV bởi muốn vận động họ cung cấp thêm thông tin. Tuy nhiên, ở hậu trường, họ phàn nàn rằng Bắc Kinh không chia sẻ đủ dữ liệu để đánh giá mức độ lây lan của virus từ người sang người, hoặc nguy cơ tiềm ẩn với thế giới, gây lãng phí thời gian.
AP đánh giá những thông tin họ mới phát hiện cho thấy sự bế tắc của WHO khi cố gắng thu thập thêm dữ liệu về Covid-19 khi quyền lực có hạn. Luật pháp quốc tế bắt buộc các quốc gia báo cáo cho WHO những thông tin có thể tác động đến sức khỏe cộng đồng, nhưng cơ quan này không có quyền thực thi và không thể điều tra độc lập về dịch bệnh bên trong các nước. Thay vào đó, họ phải dựa vào sự hợp tác của các quốc gia thành viên.
AP còn cho biết các nhân viên WHO từng tranh luận về cách buộc Trung Quốc cung cấp thông tin mà không "chọc giận" giới chức nước này. Hãng thông tấn Mỹ cho hay lý do Trung Quốc trì hoãn công bố thông tin trên là do sự kiểm soát thông tin chặt chẽ và sự cạnh tranh trong hệ thống y tế cộng đồng.
Ali Mokdad, giáo sư tại Đại học Washington, Mỹ, nhận định rất nhiều người sẽ được cứu nếu WHO và Trung Quốc hành động nhanh hơn. Tuy nhiên, ông cùng các chuyên gia khác cũng lưu ý nếu WHO kiên quyết hơn với Trung Quốc, họ thậm chí có thể không nhận được bất kỳ thông tin nào.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhiều lần cáo buộc WHO thông đồng với Trung Quốc để che giấu mức độ nghiêm trọng của Covid-19, tuyên bố cắt quan hệ với cơ quan này. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh luôn cung cấp thông tin cho WHO và thế giới "một cách kịp thời nhất".
Mỹ sẽ trả hết nợ trước khi rời WHO Ngoại trưởng Pompeo cho biết Mỹ sẽ trả hết số tiền đã cam kết góp cho WHO, một ngày sau khi Trump tuyên bố rút khỏi tổ chức này. "Chúng tôi sẽ làm việc với quốc hội về khoản ngân sách này", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hôm 8/7, đề cập đến số tiền Mỹ cam kết đóng góp cho Tổ...