Chuyên gia WHO đang làm gì ở Trung Quốc?
Chuyên gia WHO tới điều tra dịch bệnh tại Trung Quốc nhưng không có thông tin chính thức và xuất hiện bí ẩn.
Ngày 13/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, các chuyến gia hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đến Trung Quốc để hợp tác nghiên cứu nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Một cuộc họp báo của nhóm chuyên gia chung Trung Quốc-WHO được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 24 tháng 2 năm 2020. Ảnh: Xinhua
Phát biểu họp báo, bà Hoa Xuân Oánh nêu rõ, sau cuộc tham vấn giữa hai bên, Chính phủ Trung Quốc đã nhất trí, WHO sẽ cử các chuyên gia đến Bắc Kinh để trao đổi ý kiến với những đồng nghiệp Trung Quốc về hợp tác trên cơ sở khoa học về việc truy tìm nguồn gốc của SARS-CoV-2.
Bà Hoa nhấn mạnh, Trung Quốc và WHO đạt được sự đồng thuận cơ bản rằng, việc truy tìm nguồn gốc là vấn đề khoa học nên được các nhà khoa học nghiên cứu thông qua nghiên cứu và hợp tác quốc tế trên toàn cầu.
Theo bà, quan điểm của WHO là việc truy tìm nguồn gốc là một tiến trình đang diễn ra có thể liên quan đến nhiều nước và địa phương. WHO sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến đi tương tự đến các nước và khu vực khác nếu thực sự cần thiết.
Chưa rõ các chuyên gia của WHO sẽ tới nơi bùng phát dịch bệnh này tại Vũ Hán hay không.
Video đang HOT
Điều lưu ý hơn là không có thông tin chính thức về nhóm chuyên của của WHO tới Trung Quốc làm việc.
WHO thậm chí không tiết lộ tên các chuyên gia, lịch trình chuyến đi và công việc cụ thể của họ. Chính quyền và truyền thông Trung Quốc cũng không đưa ra bất cứ tuyên bố nào liên quan đến sự có mặt của nhóm chuyên gia. Các tổ chức có thẩm quyền, bao gồm Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, đến nay chưa xác nhận rằng họ sẽ trao đổi với phái đoàn của WHO.
Hôm 12/7, hãng tin Associated Press báo cáo hai chuyên gia đã có mặt ở Bắc Kinh. Nhiệm vụ của họ là hợp tác với giới chức y tế và các nhà khoa học đại lục, chuẩn bị cho chuyến thăm với quy mô lớn hơn trong thời gian chưa xác định, nhằm tìm hiểu nguồn gốc của COVID-19.
Có quan điểm cho rằng thông tin về nguồn gốc của đại dịch đã bị chính trị hóa.
Chuyến thăm của phái đoàn chuyên gia là một phần trong nghị quyết tháng 5, được Trung Quốc ủng hộ và nhất trí tại cuộc họp của Đại hội đồng Y tế Thế giới. Trước đó, tổ chức đã được kêu gọi xác định nguồn gốc của nCoV.
Yanzhong Huang, thành viên cao cấp của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nhận định cuộc điều tra minh bạch có thể là cơ hội để WHO xây dựng lại danh tiếng và hình ảnh trung lập trong mắt công chúng cũng như các nhà lãnh đạo toàn cầu.
“Nhưng địa điểm và kế hoạch điều tra của nhóm chuyên gia là vấn đề cần đàm phán”, ông nói.
Bên cạnh đó, dù tuần trước tổ chức tuyên bố Vũ Hán sẽ là điểm khởi đầu của công đoạn tìm hiểu, quá trình này vẫn phụ thuộc vào quyết định của Trung Quốc.
Một số nhà quan sát cho biết kết quả chuyến công tác của WHO phần lớn dựa trên quyền tiếp cận dữ liệu và tìm hiểu các kịch bản khác nhau, bao gồm luận điểm nCoV bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Daniel Lucey, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Georgetown, khẳng định tổ chức sẽ phải đưa ra lời giải thích thỏa đáng về giả thuyết này.
Số ca mắc mới COVID-19 tại Hàn Quốc tăng trở lại
Giới chức y tế Hàn Quốc ngày 17/6 xác nhận số các ca mới mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 thống kê theo ngày tại nước này đã vượt quá con số 40 người, trong bối cảnh các ca lây nhiễm trong nước cũng như các trường hợp nhập cảnh mang mầm bệnh đều tăng.
Ngoài ra, nước này cũng ghi nhận thêm nhiều trường hợp lây nhiễm hàng loạt gần thủ đô Seoul.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Guro, phía nam Seoul, Hàn Quốc, ngày 8/6/2020. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Theo báo cáo của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), nước này vừa có thêm 43 trường hợp mắc COVID-19 (tăng 9 ca so với một ngày trước đó), trong đó có 31 trường hợp lây nhiễm nội địa, nâng tổng số ca mắc bệnh lên con số 12.198.
Trong số các trường hợp lây nhiễm tại địa phương, có 25 ca ghi nhận tại thủ đô Seoul và tỉnh Gyeonggi bao quanh thủ đô - khu vực sinh sống của 50% dân số 50 triệu người của Hàn Quốc.
Các cơ quan y tế Hàn Quốc đang được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ, do đây là lần đầu tiên trong hơn một tháng qua nước này ghi nhận các trường hợp lây nhiễm ở thủ đô Seoul và vùng phụ cận.
Với 12 các ca mắc bệnh nhập cảnh mới, Hàn Quốc đã có tổng số 1.371 bệnh nhân thuộc diện này. Đây là lần thứ tư trong tháng 6, Hàn Quốc có số các ca bệnh nhập cảnh ở mức hai con số.
Đến nay, Hàn Quốc đã tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 cho khoảng 1.200.000 người. Hầu hết các ca nhiễm mới đều ở thủ đô Seoul và vùng phụ cận gồm thành phố Incheon và tỉnh Gyeonggi, đều có liên quan đến những ổ lây nhiễm tập thể nhỏ lẻ.
KCDC cũng lo ngại về sự gia tăng các trường hợp nhiễm virus không có triệu chứng, chiếm 10% các ca nhiễm mới được xác định trong tháng này.
Hàn Quốc đã gần như kiểm soát được sự lây lan của virus SARS-CoV-2 trên quy mô toàn quốc, song một loạt ổ lây nhiễm mới liên quan đến các cuộc tụ họp tôn giáo, khu vui chơi giải trí về đêm và một công ty bán hàng ở khu vực Seoul và vùng phụ cận đã xuất hiện, theo đó số ca nhiễm mới tăng trở lại.
KCDC khuyến cáo người dân thủ đô và vùng phụ cận nâng cao ý thức, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định phòng dịch để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và cộng đồng.
Iran ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 trên 100 người trong ngày Ngày 14/6, người phát ngôn Bộ Y tế Iran Sima Sadat Lari thông báo thêm 107 ca tử vong do bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở nước này trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca COVID-19 không qua khỏi tại đây lên 8.837 ca. Đây là lần đầu tiên trong 2 tháng qua Iran thông báo hơn 100 ca tử...