Chuyên gia WHO chuẩn bị điều tra nguồn gốc nCoV ở Vũ Hán
Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới ngày 28/1 sẽ hoàn tất cách ly hai tuần và bắt đầu điều tra nguồn gốc Covid-19 tại Vũ Hán.
Những thách thức đối với nhóm 14 chuyên gia của WHO còn vượt qua cả khuôn khổ khoa học. Nhiệm vụ của họ đã được chuẩn bị trong 6 tháng, trong bối cảnh tranh cãi gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh về nguồn gốc virus.
WHO nhấn mạnh rằng mục tiêu của họ không phải là tìm bên đổ lỗi. Mike Ryan, giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của tổ chức, hôm 22/1 cho biết “tất cả các giả thuyết đều đang được đặt ra và chắc chắn còn quá sớm để đưa ra kết luận về nơi mà loại virus này khởi phát, trong hay ngoài Trung Quốc”.
Xe chở nhóm chuyên gia WHO đến điều tra nguồn gốc Covid-19 rời sân bay tại Vũ Hán hôm 14/1. Ảnh: Reuters .
Nhóm điều tra, gồm cả chuyên gia quốc tế và quan chức WHO, sẽ làm việc với các nhà khoa học Trung Quốc, tập trung vào trả lời câu hỏi những bệnh nhân đều tiên đã nhiễm virus như thế nào? Họ cũng sẽ tiến hành khảo sát, nghiên cứu quanh khu chợ đồ tươi sống ở Vũ Hán, nơi ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên.
Video đang HOT
Không ít nghi vấn đã được đặt ra về mức độ tiếp cận của nhóm chuyên gia WHO đối với một số địa điểm nhất định cũng như dữ liệu do các nhà khoa học Trung Quốc cung cấp. Peter Daszak, thành viên nhóm, cho biết phía Trung Quốc đang chia sẻ với họ những dữ liệu chưa được công bố trước đây.
“Đây là một sứ mệnh khoa học, phải thừa nhận rằng nó liên quan đến nhiều đến chính trị và cuộc chiến quy kết trách nhiệm, song khoa học mới là yếu tố tiên quyết”, Daszak nhấn mạnh. “Dữ liệu không nói dối”.
Trưởng nhóm chuyên gia WHO Peter Ben Embarek gần đây cho hay họ sẽ xem xét cả giả thuyết rằng virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm dù đó không phải một kịch bản khả dĩ.
Giới khoa học phần lớn đồng tình rằng virus xuất hiện trong tự nhiên, không phải từ phòng thí nghiệm. Nhưng hôm 15/1, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố một bản ghi nhớ nói rằng các nhân viên tại phòng thí nghiệm thuộc Viện Virus học Vũ Hán, nơi nghiên cứu nCoV, đã có các triệu chứng của Covid-19 vào mùa thu năm 2019. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào được đưa ra.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi thông tin mà phía Mỹ đưa ra là “thuyết âm mưu và dối trá”, kêu gọi điều tra phòng thí nghiệm quân sự Fort Detrick của Mỹ thay vì Viện Virus học Vũ Hán.
Phái đoàn WHO sẽ họp trực tuyến từ khu cách ly Vũ Hán
Đoàn chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sang Vũ Hán điều tra nguồn gốc Covid-19, dự kiến họp trực tuyến từ khách sạn đang cách ly vào ngày 15/1.
Peter Daszak, chuyên gia động vật học, thành viên của phái đoàn, chia sẻ: "Cả đội đang trải qua 14 ngày cách ly bắt buộc và được đối đãi rất tốt. Chúng tôi sẽ bắt đầu làm việc ngay hôm nay với các đồng nghiệp ở Trung Quốc".
Nhóm nghiên cứu đến Vũ Hán trong bối cảnh Trung Quốc đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 mới tại vùng đông bắc. Trước đó, Mỹ kêu gọi WHO tiến hành một cuộc điều tra minh bạch và cáo buộc Trung Quốc che giấu đại dịch.
Dominic Dwyer, chuyên gia virus người Australia, cho biết ông và các đồng nghiệp chỉ tập trung sứ mệnh tìm hiểu nguồn gốc virus.
"Những công việc thế này luôn luôn dính đến chính trị. Nhưng một điều Covid-19 đã dạy chúng ta là cơ sở khoa học tốt sẽ dẫn lối. Cần lấp đầy các lỗ hổng khoa học bằng những câu trả lời thích đáng để mọi người có thêm thông tin, từ đó đưa ra quyết định hợp lý", ông nhận định.
WHO cho biết hai thành viên phái đoàn chuyên gia vắng mặt do dương tính nCoV, họ đang được xét nghiệm kháng thể một lần nữa. Nhóm 15 người còn lại đều có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi đến Trung Quốc. Họ đã được kiểm tra y tế thêm khi quá cảnh tại Singapore.
Các chuyên gia của WHO được nhân viên y tế Trung Quốc hộ tống ở sân bay Vũ Hán, ngày 14/1. Ảnh: AFP
Dwyer cho biết WHO và phía Trung Quốc vẫn đang thảo luận về lịch trình chuyến đi, song ông hy vọng sẽ được đến thăm viện nghiên cứu, bệnh viện và chợ hải sản Hoa Nam, nơi phát hiện các ca nhiễm đầu tiên hồi cuối năm 2019.
"Tận mắt nhìn thấy khu chợ và hiểu được cách nó hoạt động là rất hữu ích, bởi chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu cách virus xâm nhập vào đây từ bên ngoài, lây lan nội bộ và bùng phát ra cộng đồng", ông nói.
Nhóm chuyên gia không được phép tiếp xúc với nhau khi đang cách ly. Vì vậy các cuộc họp hầu như sẽ được tổ chức online.
"Các phòng đều rộng rãi. Chúng tôi được cung cấp đồ tập thể dục và đồ ăn", Dwyer nói thêm. Ông đã nhận được tạ, một tấm thảm yoga.
Phái đoàn chuyên gia WHO có ông Nguyễn Việt Hùng, chuyên gia về sức khỏe cộng đồng quốc tế của Việt Nam.
Ông Hùng là đồng lãnh đạo Chương trình Sức khỏe Con người và Động vật tại Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế. Ông có hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc tại các nước đang phát triển, chủ yếu ở Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Lào, nước Tây Phi như Côte d'Ivoire.
Ông Hùng cũng là người đồng sáng lập và lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Hệ sinh thái (CENPHER) tại Đại học Y tế Công cộng (HUPH) ở Việt Nam. Tại đây, ông phát triển danh mục nghiên cứu về sức khỏe nông nghiệp, môi trường.
Mỹ chỉ trích cuộc điều tra nguồn gốc nCoV của WHO Quan chức Mỹ chỉ trích cuộc điều tra nguồn gốc nCoV của WHO bởi các điều khoản "không được bàn bạc minh bạch với tất cả quốc gia thành viên". Trong cuộc họp với hội đồng cấp bộ trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay, Garrett Grigsby, giám đốc văn phòng các vấn đề toàn cầu thuộc Bộ Y...