Chuyên gia: Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên nguy hiểm nhất từ trước tới nay
Tuy không phải là lần đầu tiên tên lửa Triều Tiên bay qua không phận Nhật Bản, song giới chuyên gia cho rằng vụ phóng sáng nay 29/8 có thể coi là vụ phóng thử nguy hiểm nhất từ trước tới nay của Bình Nhưỡng.
Tên lửa Triều Tiên bay qua đảo Hokkaido của Nhật Bản. (Ảnh: The Sun)
“Nguy hiểm nhất từ trước tới nay”
Sáng sớm nay, Triều Tiên đã phóng đi một tên lửa từ khu vực gần thủ đô Bình Nhưỡng. Tên lửa bay về hướng đông, bay xa khoảng 2.700km và bay cao 550km, qua không phận Nhật Bản trước khi rơi xuống bắc Thái Bình Dương.
Nhật Bản coi động thái này của Triều Tiên là “khiêu khích” và là “mối đe dọa chưa từng có”.
Đây không phải là lần đầu tiên tên lửa Triều Tiên bay qua không phận Nhật Bản. Năm 1998 và 2009, tên lửa Triều Tiên cũng từng bay ngang qua Nhật Bản, nhưng đó chỉ là các tên lửa mang vệ tinh vào quỹ đạo.
“Tên lửa Triều Tiên từng bay qua Nhật Bản vào các năm 1998 và 2009, nhưng đó không phải một vụ phóng thử tên lửa thực sự”, Jeffrey Lewis, người đứng đầu chương trình chống phổ biến vũ khí hạt nhân tại Viện nghiên cứu chiến lược Middlebury, cho biết.
“Đây là một vụ phóng tên lửa nguy hiểm hơn nhiều”, Abraham Denmark, giám đốc chương trình châu Á tại Viện nghiên cứu Wilson nhận định.
Giới quan sát cho rằng, lần phóng thử sáng nay có vẻ như Triều Tiên lần đầu đưa tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bay qua không phận Nhật Bản. Với đánh giá đó, họ cho rằng, đây là hành động “khiêu khích nhất” từ trước đến nay của Triều Tiên.
Video đang HOT
Christopher R Hill, cựu đại sứ Mỹ tại Đông Á, trên tài khoản Twitter cũng gọi đây là “vụ thử tên lửa nghiêm trọng nhất từ trước đến nay” của Bình Nhưỡng.
“Vụ phóng tên lửa sáng 29/8 có lẽ là vụ phóng tên lửa đạn đạo khiêu khích nhất của Triều Tiên trong gần 3 thập niên qua”, chuyên gia Ankit Panda của tạp chí Diplomat nhận định.
Thông điệp gì từ Bình Nhưỡng?
(Ảnh: EPA)
Chuyên gia cho rằng, vụ thử tên lửa hôm nay của Triều Tiên đã phát đi một thông điệp rất rõ ràng.
“Họ muốn nói rằng họ sẽ tiếp tục các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân bất chấp sức ép của quốc tế”, Doug Paal tại Viện nghiên cứu Hòa binh thế giới Carnegie, nói.
Tal Inbar, giám đốc trung tâm nghiên cứu vũ trụ tại Viện nghiên cứu Fisher, nhận định: “Việc Triều Tiên phóng tên lửa qua Nhật Bản giống như một điểm tựa. Nếu các bên không có phản ứng thực sự, Triều Tiên có thể sẽ tiến hành thêm những vụ phóng tên lửa với đường bay tương tự”.
Chuyên gia về Triều Tiên Kim Yong-hyun tại Đại học Dongguk ở Seoul thì cho rằng, Triều Tiên có thể phải “nhấc lên, đặt xuống” kế hoạch bắn tên lửa qua Nhật Bản hay bắn về phía đảo Guam của Mỹ. “Cuối cùng, họ đã chọn bắn qua Nhật Bản để nói rằng họ hoàn toàn có khả năng bắn tên lửa tới Guam, nếu chọn bắn về phía Guam, Mỹ chắc chắn sẽ không thể làm ngơ”, ông Kim nhận định.
“Sự việc chưa đi quá xa khi Triều Tiên chọn không phóng tên lửa về phía Guam hay khu vực nào của Mỹ, nhưng đó vẫn là một hướng lựa chọn tồi tệ”, chuyên gia Doug Paal nói.
Ở khía cạnh khác, một số chuyên gia cũng cho, vụ thử tên lửa của Triều Tiên có thể là dấu hiệu cho thấy các biện pháp ngoại giao và việc dựa vào Trung Quốc để giải quyết vấn đề Triều Tiên dường như không hiệu quả.
Hiện Nhà Trắng chưa bình luận về vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Tuy nhiên, báo Korea Times dẫn lời một quan chức chính phủ Mỹ nói rằng, Mỹ đang cân nhắc triển khai các khí tài chiến lược đến Hàn Quốc sau vụ phóng này.
Minh Phương
Theo BBC, Time
Người Nhật ở Hokkaido: Chúng tôi không biết chạy đi đâu nữa
Người dân ở đảo Hokkaido sáng sớm nay 29/8 vô cùng hoảng hốt khi bị đánh thức bởi tiếng chuông báo động và những tin nhắn cảnh báo tìm nơi ẩn nấp an toàn vì Triều Tiên vừa phóng tên lửa.
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên (Ảnh: Washington Examiner)
Khoảng 6h02 sáng nay 29/8, nghĩa là khoảng 5 phút kể từ khi Triều Tiên phóng tên lửa, người dân trên đảo Hokkaido bị đánh thức bởi những tiếng còi báo động khẩn cấp. Họ cũng nhận được các tin nhắn qua điện thoại, email khuyến cáo tìm nơi trú ẩn an toàn.
Tin nhắn cảnh báo có nội dung: "Tên lửa bay qua. Tên lửa bay qua. Vừa mới đây một tên lửa đã bay qua vùng biển ở đây. Nếu tìm thấy bất cứ mảnh vỡ khả nghi nào, hãy tránh tới gần và lập tức gọi cho cảnh sát hoặc lính cứu hỏa. Xin hãy trú ẩn trong các tòa nhà kiên cố hoặc hầm trú".
Ayaka Nishijima, 41 tuổi, một nhân viên văn phòng trên đảo Hokkaido, cho biết: "Tôi bị đánh thức bởi hệ thống cảnh báo tên lửa trên điện thoại di động".
"Tôi vô cùng bối rối vì không có sự chuẩn bị nào cả. Ngay cả khi nhận được những cảnh báo này, chúng tôi cũng chẳng biết chạy đi đâu cả. Chúng tôi không có các hầm ngầm, không có các hầm tránh bom, tất cả những gì chúng tôi có thể làm là tránh xa cửa sổ", cô cho biết với Reuters.
Có chung cảm nhận này, một người dân địa phương có tên Hiroyuki Iwafune cho biết: "Tôi rất bàng hoàng khi biết tên lửa bay qua vùng biển của chúng tôi. Điều này tôi chưa từng thấy. Tôi rất lo sợ. Mọi người ở đây cũng thế. Nhưng chúng tôi có thể làm gì? Trú ẩn ư? Nhưng ở đâu mới được?
Hironori Matsuura, một quan chức ở thị trấn Erimo trên đảo Hokkaido, cho biết: "Tất cả chúng tôi giật mình tỉnh giấc. Nhưng thở phào vì sau đó không thấy thông tin nào về thương vong thiệt hại".
Không chỉ ở Hokkaido, ở nhiều nơi khác của Nhật Bản, trong đó có thủ đô Tokyo các cảnh báo cũng được đưa ra. Mặc dù cách đường bay của tên lửa Triều Tiên hơn 700km nhưng nhiều ga tàu điện ngầm ở Tokyo vẫn ngừng hoạt động khi có cảnh báo. "Hiện một tên lửa Triều Tiên đang bay ngang bầu trời Nhật Bản. Tình hình này rất nguy hiểm. Quý khách vui lòng tìm nơi trú ẩn an toàn ở khu vực nhà chờ hoặc bên trong tàu điện", thông báo nêu rõ.
Tên lửa của Triều Tiên được cho là phóng đi từ khu vực gần Bình Nhưỡng. Tên lửa bay về hướng đông, bay xa khoảng 2.700km và bay cao 550km, qua không phận Nhật Bản trước khi rơi xuống bắc Thái Bình Dương. Được biết, tên lửa vỡ thành 3 mảnh và rơi xuống vùng biển cách bờ biển Nhật Bản khoảng 1.180 km sau khoảng 12 phút bay trên bầu trời.
Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm qua, một tên lửa Triều Tiên lại phóng qua Nhật Bản. Nhật Bản coi động thái này của Triều Tiên là "khiêu khích" và là "mối đe dọa chưa từng có".
Tuy nhiên, quân đội Nhật Bản không tìm cách bắn hạ tên lửa Triều Tiên vì cho rằng quỹ đạo tên lửa không đe dọa đến lãnh thổ Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản: Sẽ làm mọi việc để bảo vệ người dân trước mối đe dọa từ Triều Tiên
Minh Phương
Theo Telegraph
Vì sao Mỹ, Nhật không bắn hạ tên lửa Triều Tiên? Các vệ tinh quân sự và hệ thống cảnh báo sớm của Mỹ và Nhật Bản đã phát hiện vụ phóng tên lửa sáng nay của Triều Tiên từ rất sớm, thậm chí từ khâu chuẩn bị, tuy nhiên vẫn quyết định không bắn hạ. Nhật Bản không bắn hạ tên lửa Triều Tiên vì cho rằng tên lửa này không đe dọa...