Chuyên gia VN giải mã bão tuyết châu Âu, hạn miền Trung
Chuyên gia thời tiết nhận định, biến đổi khí hậu đang gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan ở châu Âu và cả Việt Nam.
Bà Nguyễn Lan Châu
vừa trao đổi với bà Nguyễn Lan Châu, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương xung quanh hiện tượng thời tiết cực đoan gây bão tuyết tại châu Âu cũng như tình trạng hạn hán đang xảy ra ở nước ta.
- Thưa bà, liên tục thời gian gần đây, tại các nước châu Âu và ngay cả ở nước ta thời tiết vô cùng khắc nghiệt khiến con người, vạn vật và mọi hoạt động bị tê liệt – hiện tượng này cho thấy điều gì?
Bão tuyết, mưa băng ở các nước châu Âu đã và đang khiến giao thông tê liệt (hàng không, đường sắt, đường bộ), thậm chí còn tiếp tục diễn biến phức tạp, được cảnh báo có thể gây những tai họa cho con người.
Cho thấy, các hình thái thời tiết cực đoan đó là do biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến cuộc sống.
Hiện các hình thái thời tiết diễn ra không theo quy luật nào, diễn ra trái mùa ngày một nhiều hơn.
Con gái tôi ở Mỹ cũng cho biết, nhiệt độ ở đó có nơi tới -20 độ C, thấp chưa từng thấy. Hay như ở Nga mùa này đáng ra băng tan thì lại có tuyết rơi, hay ở Úc thì bỗng dưng lại nắng nóng… Ngay cả trên biển Đông thì năm nay cũng xuất hiện bão rất sớm.
Bão tuyết đang hoành hành khắp châu Âu
Video đang HOT
- Như vậy, thời tiết đang theo chiều hướng xấu trên phạm vi t oàn cầu, ngay như ở nước ta bão xuất hiện hầu như quanh năm chứ không theo quy luật cũ nữa – thưa bà?
Như tôi nói, biến đổi khí hậu ngày càng làm cho thời tiết trái quy luật. Biến đổi khí hậu là toàn cầu, tình trạng mùa này quá lạnh, mùa khác quá nóng đang diễn ra ngày càng nhiều.
Như ở nước ta gần đây, mùa bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) 2012 kết thúc muộn hơn so với bình thường, đến tháng 11 và tháng 12/2012 vẫn còn có 2 cơn bão và 1 ATNĐ hoạt động trên Biển Đông. Đến đầu tháng 1 và cuối tháng 2/2013 trên vùng biển phía nam Biển Đông đã xuất hiện cơn bão số 1 (SONAMU) và 1 ATNĐ – đúng là có thể nói quanh năm có bão.
- Như bà nói, những diễn biến thời tiết bất thường do biến đổi khí hậu là trên phạm vi toàn cầu, bà có thể nói rõ hơn tình trạng này ở Việt Nam diễn ra như thế nào?
Từ giữa tháng 9 nước ta đã xảy ra không khí lạnh (KKL) mạnh, đặc biệt từ cuối tháng 12/2012 đến nửa đầu tháng 1/2013 các đợt KKL liên tiếp được tăng cường và ảnh hưởng đến các tỉnh miền bắc nước ta (cứ 2-3 ngày lại xảy ra 1 đợt KKL tăng cường) và đã gây ra một đợt rét đậm, rét hại ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Mùa mưa năm 2012 ở Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đều kết thúc sớm, riêng khu vực Trung Bộ xảy ra rất ít đợt mưa lớn ở ngay trong những tháng chính của mùa mưa (tháng 10 và tháng 11). Ở khu vực từ Quảng Trị đến Ninh Thuận tổng lượng mưa thiếu hụt từ 70 – 90%.
Trong những tháng tiếp theo từ tháng 12/2012 đến nay lượng mưa ở các khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên tiếp tục thiếu hụt nhiều riêng phía bắc Tây Nguyên và một số nơi ở Nam Bộ cả tháng không có mưa, do vậy tình trạng thiếu nước và khô hạn ở các tỉnh Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục diễn ra gay gắt…
- Dự báo thời gian tới tình trạng hạn hán tại các tỉnh Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ thế nào, thưa bà?
Dự báo năm nay sẽ xảy ra hạn hán khốc liệt do lượng mưa trong mùa mưa thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ nhiều năm và dự báo các cơn mưa trái mùa trong mùa khô cũng sẽ rất ít xảy ra.
Tình trạng thiếu mưa và khô hạn tại Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng đến cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2013 sẽ dần được cải thiện.
- Còn mùa mưa, bão, lũ 2013 được dự báo thế nào?
Năm 2013, số lượng bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông khoảng 11-13 cơn,-ở mức cao hơn một ít so với trung bình nhiều năm, trong đó, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đất liền nước ta khoảng từ 5 – 6 cơn.
Lượng mưa ở khu vực Trung Bộ, đặc biệt là ở Trung và Nam Trung Bộ được dự báo cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN), tuy nhiên thời đoạn từ tháng 5 đến tháng 8 lượng mưa TBNN vẫn còn ở mức thấp, do vậy tình trạng khô hạn tại khu vực này đến khoảng cuối tháng 8/2013 mới dần được cải thiện.
Có khả năng mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ đến sớm hơn so với bình thường (khoảng cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2013).
Mùa lũ năm 2013 trên các sông ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có khả năng xuất hiện sớm hơn TBNN. Đỉnh lũ năm 2013 trên hầu hết các sông đền cao hơn đỉnh lũ năm 2012, theo đó, các sông ở Bắc Trung Bộ có khả năng ở mức báo động BĐI – BĐII các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên ở mức BĐII – BĐIII, có nơi cao hơn BĐIII và ở mức xấp xỉ và cao hơn đỉnh lũ TBNN. Cần đề phòng lũ lớn có thể xảy ra trên một số sông suối nhỏ.
- Xin cảm ơn bà!
Theo vietbao
Y tế nước ta đi ngược "phòng bệnh hơn chữa bệnh"!
"Người xưa có câu "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Tuy nhiên, hệ thống y tế ở nước ta hiện nay đang đi ngược phương châm này. Hệ thống y tế dự phòng không được quan tâm đúng mức, thậm chí vị thế quá thấp so với hệ thống điều trị".
Ngày 27/10, TS.BS Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế Công cộng TPHCM đưa ra quan điểm trên tại Hội nghị Khoa học Y tế Công cộng TPHCM lần thứ I.
Mức chi cho hoạt động y tế công cộng quá thấp
Theo TS.BS Lê Trường Giang, hệ thống y tế công cộng ngày càng đối mặt với nhiều thách thức cùng với sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh mới như: H5N1, SARS, tay chân miệng do EV71..., các loại dịch bệnh cũ còn tồn tại và có nguy cơ bùng phát sự gia tăng của các bệnh mạn tính không lây như: tim mạch, ung thư, tiểu đường, tâm thần tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng gia tăng.
Do đó, đòi hỏi đối với hoạt động phòng chống dịch bệnh ngày càng gia tăng. Áp lực công việc cho hoạt động này cũng ngày càng gia tăng, nhưng hệ thống y tế công cộng chưa được sự quan tâm đúng mức.
Các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, ung thư, tiểu đường... ngày càng gia tăng.
Tại TPHCM, ngân sách chi cho hoạt động y tế công cộng chỉ đạt bình quân 25,8% tổng chi cho sự nghiệp y tế, thấp hơn định mức mà Quốc hội đề ra (ít nhất là 30%). Mức này thấp hơn nhiều so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (chi phí cho y tế dự phòng phải lớn hơn 50%).
Do thiếu sự quan tâm, hoạt động y tế dự phòng hiện nay cũng rất yếu. Các trung tâm y tế dự phòng quận/huyện không được ký hợp đồng bảo hiểm y tế mạng lưới cấp cứu ngoại viện chỉ đáp ứng dưới 1% nhu cầu của người dân và không đủ khả năng ứng phó trước thiên tai, thảm họa đầu tư phòng xét nghiệm y khoa dàn trải, không đảm bảo chất lượng xét nghiệm cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện thực địa của hệ thống y tế công cộng quá thiếu và lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu hoạt động.
Ngoài ra, nguồn nhân lực y tế công cộng cũng vừa thiếu vừa yếu, các chính sách đối với cán bộ y tế công cộng chưa thỏa đáng cả về thu nhập lẫn nâng cao năng lực, dịch vụ y tế công cộng có thu phí chưa phát triển nên hệ thống hoạt động chủ yếu vẫn theo chế độ bao cấp...
Cần thay đổi tư duy quản lý, đầu tư cho y tế công cộng
TS.BS Lê Trường Giang cho biết thêm, cơ chế chính sách Nhà nước trên thực tế không thể hiện được quan điểm "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Nhà nước đã quan tâm cho cán bộ dự phòng được hưởng phụ cấp đặc thù nghề nghiệp với mức cao nhất là 70% mức lương nhưng trên thực tế thu nhập chính thức của cán bộ y tế dự phòng luôn thấp hơn nhiều so với cán bộ y tế điều trị.
Nhà nước xác định giá trị xã hội của hệ thống y tế công cộng thấp hơn hệ thống y tế điều trị thể hiện qua việc xếp hạng cơ sở y tế. Hiện nay, Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM cũng chỉ được xếp hạng tương đương với một bệnh viện loại 3 (bệnh viện tuyến quận/huyện), trong khi phần lớn các bệnh viện thành phố đều được xếp hạng 1 từ nhiều năm qua.
Trước tình hình đó, Hội Y tế Công cộng TPHCM kiến nghị, cần có chiến lược tổng thể, toàn diện và lâu dài để phát triển nguồn nhân lực y tế công cộng. Cải cách hệ thống đào tạo cán bộ y tế công cộng theo hướng vừa đa dạng vừa chuyên sâu: bác sĩ gia đình, bác sĩ y học dự phòng, cử nhân y tế công cộng, các cán bộ tâm lý, xã hội...
Bên cạnh đó, cần tăng cường chính sách chăm lo cho cán bộ y tế công cộng cả về thu nhập lẫn bồi dưỡng nâng cao tay nghề, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động y tế công cộng theo hướng phát triển hệ thống dịch vụ y tế công cộng có thu phí đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hệ thống y tế công cộng.
Theo Dantri
Lo người tâm thần bỗng dưng... gây án Ước tính có khoảng 10 triệu người ở nước ta đang mắc và có dấu hiệu liên quan đến bệnh tâm thần song chỉ một phần trong số đó đang được điều trị nội trú trong các cơ sở y tế. Số đông còn lại đang sống trong cộng đồng khiến không ít người lo ngại họ gây ra mối nguy cho xã...