Chuyên gia Việt Nam nhận định gì về khả năng người bệnh tái nhiễm Covid-19?
Nhiều thông tin từ giới y khoa quốc tế cảnh báo về khả năng người bệnh tái nhiễm Covid-19. Các chuyên gia ở Việt Nam nhận định vấn đề này ra sao?
Như thông tin đã đăng tải trên Báo Thanh Niên, giữa lúc dịch Covid-19 chưa được khống chế, ông Triệu Kiến Bình, Trưởng khoa Hô hấp và Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Đồng Tế thuộc Đại học Khoa học kỹ thuật Hoa Trung (Trung Quốc) cảnh báo có nhiều bệnh nhân nhiễm dịch Covid-19 sau khi bình phục tiếp tục cho thấy vẫn còn dấu vết của virus Corona chủng mới ( SARS-CoV-2) khi thực hiện các xét nghiệm a xít nucleic.
Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) từ 22.2 đã áp dụng chính sách cách ly bắt buộc 14 ngày đối với toàn bộ trường hợp đã chữa khỏi bệnh Covid-19, sau một ca tái nhiễm.
Các chuyên gia ở Việt Nam nhận định gì về thông tin người nhiễm SARS-CoV-2, đã điều trị khỏi bệnh, sau đó có khả năng tiếp tục tái nhiễm?
“Virus nói chung và SARS-CoV-2 nói riêng không thể nhiễm lại tức thì, mà có thể thời gian sau rất dài khi kháng thể của người mắc bệnh giảm đi”, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa nhiễm – thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết.
Virus corona có tái nhiễm hay không | Bác sĩ Trương Hữu Khanh giải đáp
Theo bác sĩ Khanh, theo đúng đặc tính sinh học, việc tái nhiễm virus (nói chung) có thể sẽ xảy ra sau vài năm, có thể sau đợt bệnh; và cũng có thể… suốt đời không tái nhiễm.
TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cũng cho biết khi một bệnh nhân khi mắc bệnh, rồi khỏi bệnh thì đã có khả năng miễn dịch (kháng thể) để không mắc bệnh đó nữa. Tuy nhiên, cũng có người bệnh xong, nhưng cơ thể không có miễn dịch, nên nhiễm lại. Mặt khác, người khỏi bệnh nhưng trở về vùng dịch bệnh Covid-19 cũng có thể bị nhiễm lại.
“Nên hướng lấy máu của người đã khỏi bệnh Covid-19 để truyền cho người bệnh mới, chưa chắc đã trị được. Cúm gà (H5N1) người ta cũng đã nghiên cứu như vậy, nhưng không được. Hiệu quả từ nghiên cứu đến thực tế là còn khá xa”, TS-BS Châu cho biết thêm.
PGS -TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết nếu có trường hợp mắc Covid-19 đã khỏi và tái nhiễm, là thông tin cần quan tâm, tham khảo và cần có thêm nhiều thông tin hơn mới có thể đánh giá một cách toàn diện.
Theo thanhnien
Vì sao nói chủng mới virus corona ở Trung Quốc bất thường?
Chủng mới virus corona gây dịch COVID-19 hiện nay được giới chuyên gia đánh giá là một chủng bất thường và có nhiều câu hỏi liên quan tới chủng virus này tới nay chưa được giải đáp rõ ràng.
Hình ảnh chủng mới virus corona gây dịch COVID-19 (màu cam) dưới kính hiển vi - Ảnh: AP
Theo Đài CNN (Mỹ), giới chuyên gia cho rằng chủng mới virus corona (SARS-CoV-2) được đánh giá là bất bình thường vì nhiều lý do. Đầu tiên, khoa học tin rằng chủng virus này đã lây lan từ một loài vật khác sang người, đây là một tình huống hiếm xảy ra.
Kế nữa, chủng virus corona mới đang hoành hành tại Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) lại là chủng có thể lây nhiễm từ người sang người, đây lại là trường hợp hiếm xảy ra hơn nữa.
Một người nhiễm bệnh thậm chí còn có thể không có biểu hiện triệu chứng bệnh sau 14 ngày phơi nhiễm virus mới. Khoảng thời gian từ 2-14 ngày cho tới nay vẫn là khoảng thời gian ủ bệnh được khuyến cáo của giới y khoa thế giới.
Thực tế này là đặc biệt đáng lo ngại vì nó cho thấy nguy cơ chủng mới virus corona có thể lây nhiễm ngay cả khi người mang mầm bệnh chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh.
Những triệu chứng bệnh phổ biến nhất ở người bệnh bị COVID-19 gồm sốt, ho, sổ mũi, đau họng, khó thở. "Tình trạng bệnh có thể nặng hơn với một số người và có thể dẫn tới viêm phổi hoặc khó thở", Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo.
"Hiếm gặp hơn, bệnh này có thể gây tử vong. Những người già, những người đã có sẵn các bệnh tật khác trong người (như tiểu đường và tim mạch) có vẻ là những người dễ bị biến chứng nặng hơn khi nhiễm phải virus corona chủng mới", cũng theo khuyến cáo.
Trong diễn biến liên quan, theo Đài ABC, tới nay giới chuyên gia quốc tế vẫn chưa hiểu những thay đổi trong phương pháp thống kê số ca nhiễm SARS-CoV-2 của Trung Quốc cho thấy dịch bệnh COVID-19 tại đây đang diễn biến xấu đi hay tốt hơn.
Nhìn chung, theo bác sĩ John Wiesman, người đứng đầu cơ quan y tế bang Washington (Mỹ), nơi xác nhận ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên của Mỹ, cho rằng để phòng ngừa bệnh COVID-19, công chúng "nên áp dụng những cách phòng ngừa như đã áp dụng với bệnh cúm mùa".
Ngoài ra mọi người cũng cần rửa tay sạch thường xuyên với xà bông và nước trong ít nhất 20 giây. WHO cũng khuyến cáo mọi người nên đứng xa ít nhất 2m với ai đó nghi nhiễm bệnh.
Theo Tuổi trẻ
Trẻ nhỏ không chịu đeo khẩu trang, bác sĩ mách bố mẹ cách để tránh cho con bị lây nhiễm virus corona Biết rằng đeo khẩu trang sẽ giúp trẻ lây nhiễm virus corona nhưng thực tế là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gần như không hợp tác với việc này. Virus corona (hay còn gọi virus gây bệnh phổi Vũ Hán) được phát hiện đầu tiên vào ngày 31/12/2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc và đã nhanh chóng lây lan ra nhiều thành...