Chuyên gia: Việt Nam cần siết chống Covid-19 trong 4 tuần tới
Khi dịch có chiều hướng gia tăng, chủng nCoV mới dễ lây nhiễm hơn, Việt Nam cần siết biện pháp phòng dịch trong 3-4 tuần tới, theo chuyên gia Australia và Mỹ.
Kể từ khi Covi-19 tái xuất hiện sau ba tháng, trong vòng 20 ngày, Việt Nam ghi nhận gần 400 ca nhiễm mới tại 15 tỉnh, thành phố, đều có yếu tố dịch tễ liên quan tới ổ dịch tại Đà Nẵng. Hiện 17 người mắc Covid-19 đã tử vong.
Cho rằng tình hình dịch ở Việt Nam đáng lo ngại, giáo sư Archie Clements, Phó khoa Khoa học y tế, Đại học Curtin, Australia, cho hay Việt Nam cần tập trung xử lý Covid-19 trong 3 đến 4 tuần tới. Đây là khoảng thời gian gấp đôi số chu kỳ ủ bệnh, khi một chu kỳ là 14 ngày.
“Mọi người ở Việt Nam không nên hoảng hốt về diễn biến dịch hiện nay, nhưng cần phải rất thận trọng”, Clements nói.
Tiến sĩ Ravina Kullar, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm, Đại học California, Mỹ, cho rằng Việt Nam nên tăng cường các biện pháp chặn Covid-19, dựa trên hai lý do chính.
Thứ nhất, đường dịch ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian ngắn, khi liên tục có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Từ ngày 23/7 đến nay, hầu như ngày nào Việt Nam cũng ghi nhận ca mới, có thời điểm con số này vượt 40.
Theo Kullar, trong đợt một của Covid-19, Việt Nam từng được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về kết quả chống dịch, duy trì ca nhiễm ở mức thấp và không có người tử vong. Đường dịch đi ngang, khi nhiều ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng.
“Điều chúng ta đang chứng kiến là nCoV thực sự đáng lo ngại. Việt Nam tưởng chừng như đã kiềm chế được dịch ở thời điểm trước, nhưng rồi có người khơi lên đốm lửa, khiến mọi người phải điều chỉnh lại thói quen”, Kullar nói.
Chuyên gia người Mỹ dự đoán ca nhiễm đầu tiên trong đợt hai ở Đà Nẵng liên quan đến người từ nước ngoài đến Việt Nam, không có triệu chứng, nên không được phát hiện sau nhiều tháng. Tương tự, những người từng đến tâm dịch Đà Nẵng cũng có thể không có triệu chứng, vẫn tiếp xúc với người khác nên nguy cơ lây nhiễm ở mức cao.
Thứ hai, nCoV ở Việt Nam lần này dễ lây nhiễm hơn trong đợt một. Kullar dẫn lại nghiên cứu của các nhà khoa học của Đại học Duke, Mỹ và Đại học Sheffield, Anh, công bố vào đầu tháng 7. Theo đó, nghiên cứu mới cho thấy biến thể di truyền của nCoV tồn tại gần đây dễ lây nhiễm vào tế bào con người hơn so với chủng nguyên bản xuất hiện ở Trung Quốc và cuối 2019.
“Tôi cho rằng đó là nguyên nhân khiến số ca nhiễm và ca tử vong ở Việt Nam tăng nhanh. Chuỗi lây nhiễm biến đổi nhiều hơn”, Kullar nói.
Video đang HOT
Hôm 27/7, quyền Bộ trưởng Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long cho biết kết quả phân tích nguồn gene nCoV từ các bệnh nhân Covid-19 ở Đà Nẵng cho thấy đây là chủng virus mới, có đặc tính lây lan nhanh hơn so với các chủng trước đây. Sau đó, ông Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhận định virus ở Đà Nẵng tương tự với chủng ghi nhận trên thế giới trong suốt tháng 7.
Nêu kinh nghiệm của Australia trong kiểm soát bệnh truyền nhiễm ở các bệnh viện, Clements cho biết nước này nỗ lực giảm thiểu nguy cơ lây lan nhưng không phong toả hoàn toàn. Từng là người đứng đầu Trung tâm quốc gia về dịch tễ học và sức khoẻ dân số, thuộc Đại học quốc gia Australian (ANU), Clements cho hay các cơ sở y tế ở Australia vẫn mở cửa để tiếp nhận người bệnh đến khám, xét nghiệm và điều trị. Những người không bị ốm nhưng bị nghi nhiễm nCoV được ra khỏi các bệnh viện và tự cách ly tại nhà. Đáng chú ý, các bệnh viện dừng tất cả các dịch vụ tự chọn, các hoạt động không cấp thiết.
“Thành công của việc kiềm chế Covid-19 phụ thuộc vào khả năng cách ly bệnh nhân trong bệnh viện, các nghi thức bảo đảm an toàn sinh học và thiết bị bảo hộ cá nhân”, ông nói.
Tại Đà Nẵng, nhằm ngăn chặn dịch lan ra cộng đồng, giới chức hiện duy trì lệnh phong toả với ba cơ sở là Trung tâm y tế quận Hải Châu, Trung tâm y tế Cẩm Lệ và Bệnh viện Đà Nẵng, trụ cột y tế thành phố. Hai cơ sở y tế đã được dỡ phong toả là Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng.
Cảnh sát lập rào chắn khu cách ly ở Đà Nẵng ngày 28/7. Ảnh: Nguyễn Đông.
Đề xuất các biện pháp cần tăng cường, tiến sĩ Kullar cho rằng Việt Nam cần đảm bảo duy trì thế mạnh trước đây là truy dấu người nghi nhiễm, đảm bảo các quy định chống dịch được thực thi nghiêm túc, phạt những người không mang khẩu trang, không tuân thủ việc giữ khoảng cách và tập trung đông người. Trong khi Việt Nam chưa xác định được nguồn lây nCoV mới, người dân có thể sử dụng tấm che mặt vì các nghiên cứu cho thấy virus có thể nhiễm qua mắt và niêm mạc. Trên thực tế, TP HCM đã công bố phạt người không đeo khẩu trang. Hơn 800 người bị phạt trong đầu tháng 8 với tổng số tiền hơn 160 triệu đồng.
Theo giáo sư Clements, với hơn 2.000 người mắc kẹt ở Đà Nẵng, đăng ký về các địa phương, chính quyền nên cách ly với các biện pháp nghiêm ngặt. Cách ly ở các trung tâm sẽ bảo đảm người dân thực hiện nghiêm túc hơn, nhờ đó giúp duy trì các hoạt động kinh tế của quốc gia. Hồi tháng ba, Australia đã yêu cầu 800 người trở về từ du thuyền Vasco de Gama, nơi có ca nhiễm nCoV, cách ly trên đảo Rottnest, ngoài khơi Perth, Tây Australia. Khi Việt Nam chưa xác định được nguồn gốc virus trong đợt Covid-19 tái xuất hiện, Clements nói Việt Nam có thể sẽ không tìm ra được F0, vì dịch đã xuất hiện từ lâu. Vấn đề quan trọng là Việt Nam cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ đường biên giới dài.
Tại tâm dịch Đà Nẵng, chính quyền ngày 11/8 quyết định gia hạn lệnh cách ly toàn thành phố từ ngày 12/8, yêu cầu người dân đi chợ theo ngày chẵn, lẻ. Trước đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các địa phương cần cân nhắc phạm vi giãn cách xã hội, đảm bảo ngăn chặn dịch và hạn chế tác động bất lợi đến các hoạt động kinh tế xã hội. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay Việt Nam quyết tâm không để xảy ra làn sóng Covid-19 thứ hai, không để quay lại giãn cách xã hội quy mô toàn quốc như trước.
Kullar đề xuất Việt Nam nên cân nhắc việc giãn cách xã hội trên toàn quốc, cho hay phát triển kinh tế là điều quan trọng nhưng nếu không kiểm soát chặt chẽ, dịch sẽ diến biến rất nhanh. Bà dự đoán người dân ở nhiều nơi trên thế giới sẽ khó tránh tình trạng “ngồi yên” cho đến cuối năm nay.
Tuy nhiên, giáo sư Clements cho rằng Việt Nam cần xem xét diễn biến dịch ở Đà Nẵng và tham khảo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để đưa ra quyết sách phù hợp. Hiện dịch đang ở quy mô cục bộ, tập trung ở Đà Nẵng và một số địa phương.
“Việt Nam có thể thực hiện giãn cách xã hội trên toàn quốc nếu Covid-19 lan rộng khỏi ổ dịch Đà Nẵng”, Clements nói.
CDC Quảng Ninh được phép tự xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2
Quảng Ninh là một trong 6 tỉnh, thành phố được Bộ Y tế cho phép tự xét nghiệm khẳng định Covid-19 (SARS-CoV-2).
Ngày 21/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1282/QĐ-BYT về việc ban hành "Hướng dẫn tạm thời việc xét nghiệm Covid-19", kèm theo danh sách 22 phòng xét nghiệm được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm khẳng định mắc virus corona (Covid-19), trong đó có Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh).
Trong danh sách này, ngoài các phòng xét nghiệm ở tuyến y tế Trung ương như Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP.HCM, Viện Pasteur Nha Trang, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương... còn có các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh và một bệnh viện cấp tỉnh là Bệnh viện đa khoa Phú Thọ.
CDC Quảng Ninh được phép tự xét nghiệm khẳng định Covid-19 (SARS-CoV-2).
Từ ngày 4/2, CDC Quảng Ninh là đơn vị tuyến tỉnh đầu tiên trong cả nước đã thực hiện được xét nghiệm SARS-CoV-2.
Tính đến 12h ngày 22/3, tỉnh Quảng Ninh đã sàng lọc xét nghiệm 1.645 ca, trong đó 1.632 ca âm tính, 7 ca đang chờ kết quả và 6 ca dương tính, gồm: Bệnh nhân số 52 (đang được cách ly tại Bệnh viện dã chiến số 2 tại tỉnh Quảng Ninh), bệnh nhân số 62 và 4 du khách người nước ngoài (đều đã chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2 cách ly, điều trị). Đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa ghi nhận thêm ca mắc mới virus corona (Covid-19).
Từ ngày 4/2, CDC Quảng Ninh đã thực hiện xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm gửi từ các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh có nghi ngờ nhiễm virus corona (Covid-19).
Để chuẩn bị hệ thống các cơ sở y tế thu dung, cách ly, điều trị cho bệnh nhân nghi mắc virus corona (Covid-19), Quảng Ninh đã thiết lập 2 bệnh viện cách ly: Bệnh viện số 1 tại Trung tâm Y tế Móng Cái (quy mô 350 giường cách ly), bệnh viện số 2 tại Bệnh viện Lao và Phổi tỉnh Quảng Ninh (quy mô 150 giường cách ly).
Ngoài ra, Quảng Ninh còn tổ chức trung tâm thu dung điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Bãi Cháy, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh (mỗi trung tâm bố trí khoảng 100 giường bệnh). Tổ chức 13 khu điều trị cách ly tại 13 khoa truyền nhiễm của 10 Trung tâm y tế đa chức năng và 3 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, mỗi khu vực bố trí được từ 20 - 30 giường bệnh cách ly.
Tổng số giường bệnh được huy động để sẵn sàng thu dung điều trị cách ly trong các cơ sở y tế đã được chuẩn bị là 1.220 giường.
Kèm theo đó, nhiều trang thiết bị y tế hiện đại và nhân lực đã được huy động, bố trí sẵn sàng đáp ứng yêu cầu thu dung, cách ly điều trị cho bệnh nhân virus corona (Covid-19).
Quảng Ninh thực hiện xét nghiệm Covid-19 (SARS-CoV-2) ngay tại địa phương bằng hệ thống máy xét nghiệm Realtime RT - PCR tự động, được đầu tư mới từ kinh phí phòng, chống dịch của tỉnh.
Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư khoảng 175 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, 145 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh được sử dụng mua sắm vật tư, sinh phẩm, thuốc, trang thiết bị và phương tiện phục vụ phòng, chống dịch bệnh.
Đặc biệt, Quảng Ninh đã hoàn thiện thủ tục đầu tư mua mới 3 xe chuyên dụng (2 xe ô tô cứu thương đặc chủng, 1 xe vận chuyển mẫu bệnh phẩm) đảm bảo đủ điều kiện thực hiện vận chuyển cấp cứu, phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm, phát tán mầm bệnh.
Dự kiến, tỉnh tiếp tục chi ngân sách khoảng 1.500 tỷ đồng cho công tác này trong thời gian tới.
Các học viên tham gia thực hành Đào tạo chẩn đoán phát hiện sớm Covid-19 (SARS-CoV-2) bằng phương pháp Realtime RT-PCR. Ảnh: CDC Quảng Ninh
Trước đó, từ ngày 17 - 19/3, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức khóa đào tạo chẩn đoán phát hiện sớm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RealTime RT-PCR.
Tham gia khóa đào tạo có 18 học viên là cán bộ xét nghiệm của Bệnh viện đa khoa Hải Dương, Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn, Trung tâm Y tế dự phòng Hải Phòng và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh: Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương.
Nội dung của khóa đào tạo tập trung vào phân tích tình hình dịch virus corona (Covid-19) trên thế giới và tại Việt Nam; quy trình lấy mẫu, thu thập và bảo quản bệnh phẩm nghi nhiễm SARS-CoV-2; các phương pháp chẩn đoán SARS-CoV-2 trên thế giới và tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; thực hành xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RealTime RT-PCR và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh.
Hình ảnh đẹp: Người dân Đà Nẵng mang đồ ăn, thức uống "tiếp sức" cho lực lượng bảo vệ khu cách ly Covid-19 Nhiều người dân Đà Nẵng đã mang cơm, nước cam, bánh kẹo, trái cây... đến "tiếp sức" cho các chiến sỹ Công an và những lực lượng đang làm nhiệm vụ bảo vệ tại các khu cách ly ở Đà Nẵng. Những ngày qua, tình hình dịch Covid-19 ở TP Đà Nẵng đã bớt căng thẳng khi không phát hiện thêm ca dương...