Chuyên gia: Video chặt đầu nhà báo Mỹ là “dàn dựng”
Các chuyên gia phát hiện nhiều điểm bất bình thường trong đoạn video phiến quân chặt đầu nhà báo Mỹ.
Ngày 24/8, tờ Times của Anh đưa tin một công ty pháp y quốc tế chuyên hợp tác với cảnh sát Anh đã nghiên cứu rất kỹ đoạn video chặt đầu nhà báo Mỹ James Foley do phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tung lên mạng và kết luận rằng đoạn video này đã được chỉnh sửa và dàn dựng tinh vi.
Sau khi xem xét đoạn video này, một chuyên gia pháp y về hình ảnh nhận định: “Mặc dù việc nhà báo Foley bị hành hình là có thật, nhưng đoạn video về vụ hành hình này nhiều khả năng đã bị chỉnh sửa.”
Nhà báo Foley bị bắt cóc khi đang tác nghiệp ở Syria năm 2012
Chuyên gia này nói tiếp: “Theo nhận định của tôi, Foley có thể đã bị phiến quân IS sát hại sau khi đoạn video kết thúc”.
Ông Aymenn al-Tamimi, một chuyên gia tư vấn thuộc công ty Diễn đàn Trung Đông cho hay trong thời gian gần đây, phiến quân IS đã nâng cao đáng kể chất lượng sản xuất của những đoạn video mà chúng tung lên mạng.
Tuy nhiên, trong đoạn video này, các chuyên gia nhận thấy có rất nhiều sự bất tương đồng, khiến họ tin rằng những gì đang diễn ra trên đoạn băng không phải là vụ hành quyết thực sự đối với Foley.
Đầu tiên, họ nhận thấy máu chảy rất ít trong đoạn video, mặc dù tên đao phủ đã dùng con dao cứa đi cứa lại trên cổ Foley ít nhất 6 lần. Thứ hai, âm thanh do Foley phát ra khi đó không giống với tiếng của một nạn nhân đang bị cứa cổ.
Video đang HOT
Cảnh tên đao phủ kề dao vào cổ Foley trong đoạn video
Các chuyên gia phân tích pháp y nói rằng họ không nhìn thấy vết rạch thực sự nào trên cổ của Foley, mặc dù nó đã bị che đi một phần bởi bàn tay của tên đao phủ đang giữ chặt cằm của nhà báo này.
Điều đáng chú ý là các nhà báo Pháp từng bị giam chung với Foley cho biết cách đây mấy tháng, những kẻ bắt cóc anh thường xuyên dàn dựng những vụ “hành quyết giả” để uy hiếp tinh thần của nhà báo quả cảm này.
Từ các quan sát trên, các chuyên gia pháp y giấu tên này cho rằng rất có thể những gì diễn ra trong đoạn video là một vụ “hành quyết giả” như vậy, và sau này phiến quân IS mới thực sự hành hình nhà báo Foley.
Hôm qua, gia đình của nhà báo Foley cũng đã công bố lời nhắn đầy cảm động cuối cùng mà anh gửi về cho người thân thông qua sự giúp đỡ của một nhà báo Đan Mạch cũng từng bị giam chung với anh và sau đó được thả tự do.
Trước khi phóng viên ảnh Daniel Rye Ottosen được phiến quân thả tự do, Foley đã nhờ anh ghi nhớ những lời nhắn nhủ gửi tới bố mẹ và các em, bởi bọn bắt cóc không cho phép anh viết thư về nhà.
Foley và cô em út trong nhà
Trong những lời nhắn nhủ đầy xúc động này, Foley mô tả lại những ký ức tốt đẹp với gia đình và kể về cảnh ngộ của anh cùng 18 con tin khác đang bị phiến quân bắt cóc.
Anh nói: “Con biết mọi người đang nghĩ đến con và cầu nguyện cho con, con rất biết ơn về diều đó. Con có thể cảm nhận thấy tình thương của mọi người mỗi khi con cầu nguyện. Con cầu nguyện cho mọi người mạnh khỏe và giữ vững đức tin. Con có thể thực sự cảm thấy có thể chạm được vào mọi người, ngay cả trong bóng tối khi con cầu nguyện”.
Kể về cảnh ngộ của những con tin, Foley nói: “Chúng con cố gắng động viên và chia sẻ với nhau, và vui mừng mỗi khi có ai đó được tự do. Trong những ngày này, bọn con được đối xử tử tế hơn, được uống trà và thỉnh thoảng có cà phê. Con gần như đã béo lên sau khi sụt cân thảm hại hồi năm ngoái”.
Foley cũng bày tỏ hy vọng được trở về để tham dự đám cưới của em gái và đưa bà ngoại ra ngoài đi chơi. Anh nhắn nhủ: “Bà ơi, bà nhớ uống thuốc, đi dạo và khiêu vũ đều đặn nhé. Cháu dự định sẽ đưa bà tới nhà Margarita khi cháu về nhà. Bà hãy giữ gìn sức khỏe, vì cháu rất cần bà để giúp cháu lấy lại cuộc đời”.
Theo Khampha
Hé lộ danh tính tên sát thủ chặt đầu phóng viên Mỹ
Tình báo Anh, Mỹ đang dần vạch mặt được tên sát thủ đã chặt đầu dã mang phóng viên James Foley.
Ngày 21/8, hai quan chức giấu tên của Mỹ cho hay phong trào Nhà nước Hồi giáo (IS) đã từng đòi chính phủ Mỹ phải trả hơn 132 triệu USD tiền chuộc nhà báo Mỹ bị bắt cóc James Foley trước khi anh này bị hành hình một cách dã man.
Hai quan chức này nói rằng yêu cầu đòi tiền chuộc trên được phiến quân IS đưa ra trong những email gửi cho gia đình Foley ở Rochester, bang New Hampshire, Mỹ cách đây vài tháng.
Không giống như các quốc gia châu Âu chi trả hàng triệu USD tiền chuộc cho nhóm khủng bố này để chúng thả công dân của mình, chính phủ Mỹ kiên quyết từ chối yêu cầu trên của IS.
Phóng viên Foley bị bắt cóc khi đang tác nghiệp ở chiến trường Syria
Hậu quả là hôm 20/8, một đoạn video xuất hiện trên YouTube cho thấy phiến quân IS đã hành hình bằng hình thức chặt đầu đối với phóng viên chiến trường Foley, người bị chúng bắt cóc ở Syria cách đây 2 năm. IS tuyên bố bọn chúng chặt đầu Foley là để trả đũa cho những vụ không kích của Mỹ ở Iraq, đồng thời đe dọa sẽ thực hiện thêm nhiều vụ xử tử nữa.
Hiện tình báo Mỹ, Anh đang tích cực truy tìm tung tích của tên phiến quân được cho là người Anh đã dùng dao cắt cổ Foley.
Mặc dù tên này bịt mặt kín mít, nhưng thông qua giọng nói của hắn, người ta có thể nhận ra đây là ngữ điệu của người đến từ khu vực London, Anh. Những người từng bị IS bắt cóc cho hay tên này có thể là một chiến binh thánh chiến tên là "John", kẻ chuyên trông giữ những người bị bắt ở Syria.
Một người từng bị bắt suốt 1 năm ở Raqqa, "thủ đô" của vương quốc Hồi giáo tự xưng cho hay tên sát thủ "John" là kẻ cầm đầu bộ ba chiến binh gốc Anh có biệt danh "The Beatles". Hai tên còn lại có tên là Paul và Ringo.
Ông Frank Gardner, một trong những nguồn tin an ninh của BBC cho hay bộ ba "The Beatles" và một người Pakistan gốc Anh khác là nhóm phụ trách những chiến binh Arập làm nhiệm vụ canh gác hàng chục con tin phương Tây đang bị chúng bắt giữ.
Tên John bịt mặt kín mít, nhưng nhiều người có thể nhận ra giọng nói của hắn
Theo Gardner, những con tin này sẽ bị phiến quân IS sử dụng là lá chắn sống trong các cuộc tấn công hoặc để đòi tiền chuộc hay mặc cả trong các cuộc đàm phán. Bộ ba "The Beatles" thường xuyên có những hành vi đánh đập dã man con tin, và James Foley "chắc chắn đã có quãng thời gian khốn khổ với chúng vì anh là người Mỹ", Gardner nhận định.
Tên sát thủ John còn có biệt danh khác là "Beatle Đen" và được mô tả là một thành viên "có trình độ, thông minh và trung thành cao độ" với nhóm khủng bố. Hắn cũng là kẻ đứng ra mặc cả trong các cuộc đàm phán đòi tiền chuộc 11 con tin phương Tây hồi đầu năm nay.
Tình báo Mỹ và Anh đang tích cực thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có cái nhìn toàn diện hơn về John. Cho đến nay, hơn 500 người Hồi giáo gốc Anh đã vượt biên tới Iraq và Syria để trở thành những chiến binh "tàn nhẫn và ác độc" nhất trong khu vực. Từ 20-30 tên trong số đó đã bị giết chết trên chiến trường, và khoảng một nửa đã trở về Anh.
Theo Khampha
Nhà báo bị chặt đầu: Vì sao Mỹ không trả tiền chuộc? Yêu cầu đòi tiền chuộc để cứu mạng phóng viên Foley đã bị Mỹ từ chối, dù chiến dịch đột kích thất bại. Một ngày sau khi phóng viên chiến trường James Foley bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) hành quyết và tung video lên mạng, các quan chức chính phủ Mỹ tiết lộ rằng biệt kích Mỹ đã từng thực...