Chuyên gia văn hoá: Thoá mạ, sỉ nhục PGS Phan Thị Hồng Xuân sẽ huỷ diệt ý tưởng sáng tạo
Chuyên gia văn hoá cho rằng hành vi thoá mạ, đe doạ nữ PGS Phan Thị Hồng Xuân sẽ gây mất đoàn kết xã hội, huỷ diệt ý tưởng sáng tạo.
Chiều 12/7, sau khi PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Dân tộc học – Nhân học TP.HCM đề xuất sáng kiến “dùng lu chống ngập”, bà đã nhận rất nhiều bình luận khiếm nhã, xúc phạm nhân phẩm, đe doạ tính mạng.
Trả lời VTC News về vấn đề này, PGS.TS Phạm Ngọc Trung – giảng viên cao cấp ngành Văn hóa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng việc thoá mạ, chỉ trích, châm biếm chua cay trước một đề xuất cá nhân sẽ gây mất đoàn kết xã hội, huỷ diệt ý tưởng sáng tạo.
PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân đề xuất chống ngập bị thoá mạ, đe doạ. (Ảnh Tự Trung).
- PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân vừa đề xuất ý kiến “dùng lu chống ngập” trong cuộc họp HĐND TP.HCM khiến dư luận tranh cãi gay gắt, thưa ông?
Đề xuất của PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân rất tích cực, đáng để chúng ta trân trọng, ghi nhận.
Nếu một người không trăn trở, không tâm huyết, không lo cho người thì họ sẽ không đưa ra những đề xuất giải pháp chống ngập cho TP.HCM.
PGS.TS Phạm Ngọc Trung – Học viện Báo chí Tuyên truyền
Tôi cho rằng đó là tinh thần xây dựng, dám nghĩ, dám làm, dám nêu lên quan điểm của mình thì chúng ta phải cổ vũ, động viên và ủng hộ. Nếu một người không trăn trở, không tâm huyết, không lo cho người thì họ sẽ không đưa ra những đề xuất giải pháp chống ngập cho TP.HCM.
Về vấn đề giải pháp đưa ra có khả thi hay không, có phù hợp tính chất kinh tế và chính sách văn hoá xã hội không thì cơ quan chức năng, các ban ngành TP.HCM sẽ thảo luận và xem xét.
- Nhưng vì đề xuất này, PGS Phan Thị Hồng Xuân lại phải nhận rất nhiều những lời thoá mạ, sỉ nhục và thậm chí là đe doạ, thưa ông?
Chúng ta không nên mạt sát, thoá mạ, chê bai, sỉ vả các ý kiến tâm huyết của các đại biểu HĐND TP.HCM.
Ở nước ngoài, các nghiên cứu khoa học còn có rủi ro thì nói gì đến ý kiến cá nhân của một người. Nếu những ai không đồng ý, họ có thể phản biện dưới góc độ khoa học, kinh tế, xã hội, văn hoá.
- Cần nhìn nhận về cách phản ứng của dân mạng thế nào, thưa ông?
Ứng xử của cư dân mạng cũng có cái tích cực. Họ tỏ thái độ trước thời cuộc chứng tỏ có sự quan tâm, nhiệt huyết đến một vấn đề được nêu ra.
Điều đó cho thấy những hướng tích cực, sự dân chủ của xã hội, một vấn đề đưa ra được nhiều người dân quan tâm, nhiều người bàn bạc, thảo luận.
Chúng ta khuyến khích đóng góp nhưng khi mỗi người đưa ra ý kiến, quan điểm mình phải tìm hiểu, nghiên cứu và có sự cân nhắc, không nên đóng góp theo kiểu “chợ búa” vì nó sẽ triệt tiêu những ý tưởng sáng tạo, nhiệt huyết.
Nếu ý tưởng đưa ra mà đúng ngay thì cần gì đến các cơ quan, ban ngành cùng nghiên cứu.
Ý tưởng đưa ra dù có sai thì mình phản biện cái sai để đến cái đúng. Nhưng tôi cho rằng chúng ta cần suy nghĩ cách nêu lên ý kiến đó sao cho có văn hoá và khoa học, tạo ra không gian dân chủ để bàn bạc, sẽ tốt đẹp hơn cho đất nước.
Video: Phát biểu dùng lu nước để chống ngập gây tranh cãi của PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân
- Các góp ý kiểu thoá mạ, sỉ nhục cá nhân sẽ nguy hiểm thế nào, thưa ông?
Nói kiểu thoá mạ, chỉ trích, châm biếm chua cay sẽ gây mất đoàn kết xã hội, huỷ diệt ý tưởng sáng tạo.
Một xã hội văn minh, mình phải tôn trọng những ý kiến đa phương, đa diện, đa chiều. Những ý kiến có tính tích cực xây dựng, đóng góp, chúng ta đều trân trọng để tìm ra chân lý, tiếng nói chung để xây dựng đất nước. Để xảy ra xung đột thì sẽ không giải quyết được vấn đề gì cả mà sẽ tạo nên phức tạp, mâu thuẫn, căng thẳng trong xã hội.
Mọi người phải nhìn nhận lại, xem xét lại làm sao tiếp cận cho đúng đắn và văn minh.
Những hành vi xúc phạm, thoá mạ, đe doạ người khác đã được luật pháp quy định. Vì thế, những người có hành vi không đúng mực sẽ bị xử lý theo quy định.
- Thực trạng này liệu có khiến nhiều người sợ “vác tù và hàng tổng”, ngại đưa ý tưởng, đề xuất giải pháp đóng góp cho thành phố, đất nước?
Chúng ta chỉ trích, thoá mạ, đe doạ như thế sau này không ai dám đưa ra ý kiến cá nhân. Đó vấn đề rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước.
Tuy nhiên, với những người tâm huyết họ sẽ sẵn sàng lắng nghe để hoàn thiện ý tưởng của mình, xây dựng xã hội ngày phát triển hơn.
Xin cảm ơn ông!
Chuyên gia truyền thông xã hội Nguyễn Ngọc Long:
Chúng ta luôn khuyến khích phê bình và tự phê bình, tranh luận một cách dân chủ. Chúng ta nên hiểu phản biện, tranh luận mang tính chất đóng góp, còn chỉ trích là vấn đề khác. Một vấn đề đưa ra tranh luận không phải lúc nào đám đông cũng đúng đắn.
Những chỉ trích, thoá mạ người đóng góp ý kiến, ý tưởng sẽ làm ảnh hưởng đến tính xây dựng của người khác, làm họ dè chừng, ái ngại. Khi đó, những ý kiến mang tính đóng góp, xây dựng sẽ bị triệt tiêu.
MINH ANH
Theo VTC
Lãnh đạo Bộ Công an công khai bản kê khai tài sản, thu nhập 2018
Trong hai ngày 18 - 19.2, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương (CATƯ) năm 2018. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy CATƯ, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị (ảnh Bộ Công an).
Phát biểu tại Hội nghị, Đại tướng Tô Lâm cho biết, Hội nghị kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Ban Thường vụ Đảng ủy CATƯ năm 2018 để kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể và cá nhân Ban Thường vụ Đảng ủy CATƯ năm 2018 đối với các mặt công tác công an...
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe dự thảo Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy CATƯ năm 2018; dự thảo Báo cáo kết quả kiểm điểm năm 2018 của tập thể, cá nhân Ban Thường vụ Đảng ủy CATƯ; Tổ chức công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập của các vị lãnh đạo Bộ Công an năm 2018...
Sau hai ngày, phát biết kết luận hội nghị, Đại tướng Tô Lâm cho biết, qua kết quả của Hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của Ban Thường vụ Đảng ủy CATƯ, có thể khẳng định tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy CATƯ là một tập thể đoàn kết, vững vàng, kiên định, phát huy trí tuệ tập thể, thống nhất ý chí, hành động, nghiêm túc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt công tác công an; tất cả các vấn đề đều đưa ra xin ý kiến thống nhất của tập thể, quyết nghị theo đa số, trên tinh thần công tâm, khách quan.
Các vị lãnh đạo Bộ Công an đều vì công việc chung, mục đích làm cho công tác đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của tình hình. Ban Thường vụ Đảng ủy CATƯ đã quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân...
Đại tướng Tô Lâm cũng nhấn mạnh, từng đồng chí trong Thường vụ CATƯ và lãnh đạo Bộ Công an đều chủ động xử lý các công việc được phân công, chủ động trong phối hợp công tác; trong chỉ đạo, điều hành đã tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, sâu sát cơ sở, theo chương trình công tác đã đề ra... Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy CATƯ đã thường xuyên có những đóng góp quan trọng vào các quyết định của tập thể và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để lực lượng Công an nhân dân hoàn thành nhiệm vụ được giao...
Theo Danviet
ĐB Hồng Xuân: "Nhiều người chưa hiểu hết ý tôi trong chuyện cái lu" "Tôi buồn lắm, rất buồn khi mạng xã hội có những phản ứng rất tiêu cực trước phát biểu của tôi trên nghị trường. Nhưng tôi sẽ không giải thích lại hay phản ứng lại với cộng đồng mạng", đại biểu Phan Thị Hồng Xuân chia sẻ. Sáng 13/7, phóng viên Dân Việt đã có cuộc trao đổi ngắn với đại biểu Phan...