Chuyên gia văn hoá phân tích 4 điều kiêng kị ngày Tết để may mắn cả năm
Ngày đầu Xuân năm mới ( Tết Nguyên đán Canh Tý 2020), nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hoàng cho rằng, một số điều kiêng kị vẫn được nhiều người, nhiều gia đình áp dụng từ xưa đến nay để đón một cái Tết vui vẻ, gặp nhiều may mắn.
Trong 3 ngày Tết thường kiêng cho lửa, nước. (Ảnh minh họa).
1. Kiêng quét nhà, đổ rác
Quan niệm dân gian cho rằng, quét nhà trong ngày Tết sẽ quét đi theo cả lộc xuân, gia đình sẽ bị xui xẻo. Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hoàng cho biết, tục này bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc ghi trong “Sưu thần ký”.
Đó là câu chuyện về người lái buôn tên là Âu Minh, đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một người hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra, nhà rất giàu.
Một hôm, nhân ngày mồng Một Tết, không biết vì lý do gì Âu Minh đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ Âu Minh không để ý nên vô tình quét nhà hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi.
Từ đó nhà Âu Minh lại nghèo đi. Người ta bảo Như Nguyệt chính là thần tài và lập bàn thờ để thờ (có lẽ vì vậy mà bàn thờ thần tài thường để ở góc nhà).
Từ đó có tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm do người ta sợ hót mất thần tài ẩn trong đó đổ đi, sự làm ăn sẽ không phát đạt.
2. Kiêng xin nước, cho lửa
Phong thủy có nói “sơn quản nhân đinh, thủy quản tài”. Thủy tượng trưng cho tài lộc, của cải. Ngày đầu năm mới, giếng khơi nhất định không được cạn, bể nước chắc chắn phải đầy, vòi nước cần đảm bảo hoạt động, có như vậy thì cả năm sẽ phát đạt, ngược lại thì vất vả gian nan.
Video đang HOT
Ngoài ra, nước còn biểu thị cho sự sống, vạn sự từ thủy mà ra, thủy là nguồn cơn của sự sống. Vì thế, từ lâu nhiều người cho rằng, đầu năm không cho nước vì sợ kém tài, mười hai tháng khó.
Theo quan niệm dân gian, lửa tượng trưng cho dương khí của trần gian. Lửa phá tan bóng tối, giá lạnh. Lửa xua đuổi muông thú, quỷ ma. Lửa mang đến ấm áp, tình thương, tự tin, may mắn.
Giữ lửa là một trong những thói quen từ ngàn xưa, thời ăn lông ở lỗ đến tận bây giờ. Một thứ quý giá như vậy sao có thể cho người khác vào ngày đầu năm.
Do đó, dân gian quan niệm nếu cho đi thì sẽ mất lộc. Vì vậy, gày mùng một tết nhất định phải đỏ lửa, thậm chí không được tắt lửa trong suốt cả ngày. Cần phải chuẩn bị đầy đủ diêm, bật lửa trong ba ngày tết, tránh phải đi người khác, dễ bị mất lòng.
3. Nhà có tang không đi chúc tết
Theo quan điểm người xưa, nhà có tang hẳn là đang trong thời vận kém, làm ăn vất vả, vạn sự khó thông. Thời gian đen đủi này kéo dài cho đến khi mãn tang người mất.
Nếu vẫn trong thời kỳ chịu tang, gia chủ không đi chúc tết làng xóm, anh em vào những ngày đầu năm mới, sợ rằng sẽ đem đến những xui xẻo cho gia chủ.
Cho nên, những người này, thường ở nhà tiếp khách mà không đi ra ngoài vui tết đón xuân, âu cũng là một cách giữ gìn điềm may, ít nhất là tránh tâm lý tiêu cực cho những gia đình mình đến.
4. Tránh vay mượn
Tương tự như lửa và nước, tiền bạc là một trong những tài sản luôn được con người tìm kiếm, gây dựng và bảo vệ. Chính vì thế, vay mượn đầu năm là việc không nên làm. Người có tiền nếu không cho vay thì sợ mất lòng người hỏi, nếu cho vay thì sợ mất lộc nhà mình, thật là khó nghĩ.
Vì thế, trong những ngày đầu xuân, đi đâu cũng phải chuẩn bị một chút tiền, tránh sự thiếu thốn, đi vay không được, đi mượn không xong, đã xui lại càng thêm xui nữa.
Hải Minh – Đăng Chung
Theo Giaoducthoidai.vn
Giao bài tập Tết cho học trò, thầy giáo để lại câu chúc mà ai đang ngủ cũng bật dậy làm bài ngay tức khắc
Một cách động viên vô cùng hiệu quả của thầy cô, giúp học trò tránh tình trạng "ngại học sau nghỉ Tết"!
Dù đã bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 nhưng với tâm lý lo lắng học sinh quên kiến thức nên giáo viên các trường học trên cả nước vẫn thường "lì xì" học trò sương sương một tuyển tập bài về nhà. Cũng bởi thế, dù đang trong kỳ nghỉ tuy nhiên cơ số học sinh luôn canh cánh một mối bận tâm sâu sắc mang tên "Bài tập Tết".
Có lý lẽ tâm lý chung của học trò là hy vọng có một cái Tết không bài tập về nhà để dành thời gian trải nghiệm năm mới cùng gia đình, người thân, được đi du xuân thoải mái, vi vu đó đây. Còn giáo viên lại mong muốn mỗi ngày học trò dành một khoảng thời gian nhất định làm bài tập. Thực tết việc này sẽ giúp các bạn ấy duy trì nếp học tập, không bị mắc bệnh "ngại học sau nghỉ Tết". Vì hiểu được tâm lý của học sinh, thầy cô đã động viên bằng những cách khác nhau tạo động lực cho các bạn xử lý nhanh chóng đống bài tập huyền thoại kia. Minh chứng là cuối mỗi trang đề bài, thầy cô lại gửi gắm thêm 1 vài câu nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng đầy thấm thía như thế này đây!
Đây là cách hiệu quả để thầy cô nhắc nhở học sinh chăm chỉ học tập - Ảnh: Lộ Tiêu Nhàn/ Group Trường Người Ta - Góc Học Tập.
Nội dung câu nói của William Arthur Ward mà thầy giáo trích dẫn nguyên văn như sau:
"Hãy học khi người khác ngủ
Lao động khi người khác lười nhác
Chuẩn bị khi người khác chơi bời
Dám ước mơ trong khi người khác chỉ dám ước ao"
Vừa qua một thầy giáo Vật Lý cũng đã gây sốt cộng đồng mạng bởi cách cổ vũ tinh thần học sinh cực lầy lội. Theo đó, khi giao cho học trò một tệp bài tập, thầy đã chế lại lời bài hát "Bài ca tết cho em" của ca sỹ Quang Lê thành bài hát có tên "Bài ca Vật Lý cho em" và in trịnh trọng ngay bìa tập tài liệu. Học sinh nhận "món quà Tết" này vô cùng bất ngờ vì độ hài hước của thầy giáo mà vơi đi nỗi ác mộng muôn thuở - Bài tập Tết.
Theo Helino
Bà Rịa - Vũng Tàu: 1.200 giàn pháo hoa sẵn sàng tỏa sáng Đêm giao thừa chào đón Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ đồng loạt bắn pháo hoa tầm thấp tại 8 điểm với 1.200 giàn pháo hoa. Màn bắn pháo hoa kéo dài 15 phút với các chủ đề "Chào mừng năm mới", "Trăm hoa đua nở" và "Thăng hoa". Ngày 24/1, Bộ Chỉ huy Quân sự...