Chuyên gia văn hóa lý giải vì sao lại cúng rằm tháng 7 bằng các món này?
Chuyên gia văn hóa, tiến sĩ Trần Hữu Sơn lý giải vì sao mọi gia đình lại cúng rằm tháng 7 bằng các món ăn phổ biến sau.
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm:
Tuỳ mỗi gia đình có thể cúng chay hoặc cúng mặn. Nếu cúng mặn thì các gia đình thường cúng các món sau:
Đối với cúng thần linh và gia tiên:
- Gà luộc
- Chả giò rế
- Giò lụa
- Miến gà
Gà trống và xôi là món chủ đạo trong mâm cỗ cúng rằm.
Video đang HOT
Trong mâm cỗ thường có một đĩa xôi và một con gà trống ngậm bông hồng đỏ là món chính.
Chuyên gia văn hóa, tiến sĩ Trần Hữu Sơn lý giải, sở dĩ trong mâm cỗ cúng gà trống vì trong quan niệm của người Việt Nam, gà là con vật biểu tượng của mặt trời (do gà gáy báo hiệu mặt trời lên, thần mặt trời trong văn hóa nông nghiệp là vị thần quan trọng nhất). Khi cúng gà trống là báo hiệu những điều mới mẻ nhất.
Nên lựa chọn gà trống choai, mào đỏ, mỏ vàng, chân vàng. Sự cầu kỳ trong việc lựa chọn gà cúng lễ cũng thể hiện ước của người Việt.
Bên cạnh đó, gà trống mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng. Gà có màu đỏ rực biểu tượng của mặt trời, tiếng gáy của nó gắn liền với tiếng hát của các thần linh.
Ngày nay nhiều gia đình thay vì cúng gà thì chọn mua một cái chân giò, hay thịt. Tuy nhiên, ở góc độ văn hóa, những thứ đó chỉ có ý nghĩa vật cúng mà không mang ý nghĩa văn hóa.
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn cũng cho biết, món xôi cũng là món chủ đạo trong mâm cỗ cúng.
TS Sơn lý giải, Việt Nam có nền văn minh lúa nước với nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ ở hai miền đồng bằng vô cùng lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long. Cuộc sống ông cha gắn liền với những cây mạ, cây lúa và đến ngày đơm bông, thu hoạch cho ra hạt nếp, hạt gạo để rồi mang lại nguồn lương thực nuôi sống bản thân gia đình với cơm, xôi.
Để cảm ơn đất trời đất trời đã ban nguồn sống cho con người nên xôi luôn được xuất hiện trong mâm cơm cúng.
Ngoài ra, đối với các món như: Món xào, món mặn, món canh….được lựa chọn trong mâm cỗ cúng, TS Sơn lý giải, trong đặc trưng trong văn hóa ẩm thực ở Việt Nam, tất cả các muốn ngon phải có hương vị, cân bằng âm dương, đã có món khô thì phải có món canh, đã có món giàu đạm thì phải có món giàu vitamin.
“Các món ăn chi phối thành quan hệ âm dương trong ẩm thực, đối lập nhau, vừa có màu sắc, hợp khí hậu, vừa có độ đạm, vừa có các vị, chua, cay, mặn, ngọt, mát nên được mọi người lựa chọn làm lễ vật cúng rằm tháng 7″, chuyên gia văn hóa, tiến sĩ Trần Hữu Sơn nói.
Theo giaothong
Mẹo nấu xôi vừa thơm, vừa dẻo cho ngày Rằm tháng 7
Chỉ cần một vài mẹo nhỏ dưới đây là bạn đã có ngay món xôi thơm ngon cho mâm cỗ cúng Rằm tháng 7.
- Chọn gạo và ngâm gạo
Gạo nếp quyết định 70% độ ngon của xôi. Vì vậy, bạn nên chọn loại nếp có màu trắng đục, hạt đều, căng bóng. Nhai thử vài hạt để chọn gạo có vị ngọt tự nhiên, thơm mùi lúa mới.
Xôi được nấu chín bằng hơi nước. Chính vì thế, việc ngâm gạo nếp đúng thời điểm sẽ giúp hạt xôi dẻo thơm. Tùy theo tính chất hạt gạo, bạn nên ngâm chúng với nước từ 6 đến 8 tiếng là vừa đủ. Nếu ngâm lâu hơn, hạt gạo sẽ bị chua và khi nấu sẽ bở nát mất ngon.
Lúc ngâm bạn nhớ cho thêm một ít muối. Muối sẽ giúp khử mùi và tạo hương vị đậm đà khi xôi chín tới.
- Canh nhiệt độ
Khi nấu, bạn nên chú ý đến tốc độ cháy của lửa. Bạn cho nước vào nồi nấu xôi trước, đợi khi nhiệt độ sôi tăng cao mới bắt đầu đặt chõ lên hấp. Lúc này, nên giữ nhiệt độ ổn định vì nếu tăng cao dễ khiến xôi bị cháy khét còn quá nhỏ sẽ làm xôi bị nhão.
Thời gian hấp xôi chuẩn là từ 30 đến 40 phút. Để có nồi xôi ngon đúng điệu, cứ 10 phút bạn mở nắp một lần để lau khô hơi nước trong nồi là được.
- Canh lượng nước đúng chuẩn
Xôi dẻo, khê hay sống phụ thuộc khá lớn vào phần nước. Theo đó, lượng nước đổ dưới nồi hấp chỉ nên chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi.
Cách này giúp lượng nước vừa đủ độ để làm mềm hạt xôi nhưng không quá nhão và nát gây mất thẩm mỹ. Nếu chưa biết cách thực hiện, bạn nên học hỏi mẹo này.
Theo đó, khi cho nước vào bạn nên cho vào nồi và đặt lên mặt nước một chiếc đĩa sứ, khi nồi nước có tiếng kêu lạch cạch, đó là dấu hiệu cạn nước, đáy đĩa chạm vào nồi. Lúc này, nếu xôi chưa chín, bạn cần cho thêm nước.
- Cho nếp vào nồi đúng cách
Khi nấu một nồi xôi to thường bị các lỗi cơ bản như nhão lớp giữa, khô lớp trên và khê phần đáy. Điều đó một phần do bạn để lửa không đều, phần khác đến từ việc bạn không tạo độ thông thoáng nhất định cho hạt nếp.
Để hạn chế tình trạng này, khi nấu xôi bạn hãy dùng tay bốc từng nắm gạo nếp cho vào nồi thay vì đổ cả thau vào như thông thường. Cách này giúp hạt nếp được rải đều, không bị chèn vào nhau gây "bí thở". Chúng giúp không khí được lưu thông đều khắp nồi xôi tạo ra hơi chín tỏa khắp không gian nồi hấp.
Bạn có thể vun xôi vào giữa chõ và để hở xung quanh hoặc có thể dàn đều khắp mặt chõ rồi lấy đũa chọc 3-4 lỗ to cho lưu thông không khí.
- Thời gian xôi chín
Tùy theo từng loại gạo, bạn phải đun từ 30- 40 phút. Cứ 10 phút bạn lại mở nắp để lau khô hơi nước ở nắp nồi và đảo đều gạo để xôi chín và ráo nước. Kiểm tra bằng cách lấy hạt gạo lên miết thử, nếu mềm và dẻo là xôi đã chín.
- Chữa xôi bị khô, sống
Bạn vẩy thêm nước lên mặt xôi sau đó phủ một chiếc khăn đã nhúng đẫm nước lên, đậy nắp kín và tiếp tục hấp chín. Tiếp tục vẩy thêm nước nếu xôi vẫn còn sống.
- Tạo màu cho xôi
Các món xôi màu xanh, màu vàng, màu tím được tạo màu từ các nguyên liệu tự nhiên như màu xanh của lá dứa, màu vàng của nghệ, màu tím của nếp cẩm... Để xôi có màu sắc đẹp, bạn giã các loại lá, củ, vắt lấy nước và ngâm cùng gạo nếp từ 6-8 giờ.
- Lưu ý khi nấu xôi đỗ
Khi nấu xôi với các loại đỗ xanh, đỗ đen... bạn cần ngâm đỗ trước 6 giờ để đỗ nở. Trước khi nấu, cho đỗ vào gạo, xóc nhiều lần nhằm trộn đều để giúp xôi tơi và không nát.
Theo Doisongphapluat
Cúng rằm tháng 7: Lễ vật và văn khấn cúng chuẩn nhất Cúng rằm tháng 7 là quan niệm dân gian lâu đời tại Việt Nam. Dưới đây là lễ vật và văn khấn cúng Rằm tháng 7 chuẩn nhất. Mâm cỗ cúng cô hồn rằm tháng 7 Tín ngưỡng dân gian Việt Nam cho rằng, tháng 7 Âm lịch cũng là thời điểm mà Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan (cửa địa ngục)...