Chuyên gia “vạch lỗi” phân làn ở Hà Nội
“Đến thời điểm này có thể khẳng định việc phân làn tại 5 tuyến phố ở Hà Nội đã không đem lại hiệu quả và nên ngừng ngay việc này. Bởi với mức chi phí phân làn mỗi tuyến hàng tỷ đồng thì nên dành tiền đầu tư cho các dự án khác cần thiết hơn”.
TS. Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà Xuất bản Giao thông vận tải, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị hơn 30 năm cho biết về hiệu quả của việc tổ chức phân làn tại 5 tuyến phố ở Hà Nội.
Chưa thành công!
Theo TS. Nguyễn Xuân Thủy, việc phân làn tại các tuyến phố Hà Nội chỉ có hiệu quả trong thời gian đầu khi có lực lượng thanh tra giao thông đứng tuần tra kiểm soát. Sau đó, khi không có lực lượng đứng túc trực thì lại xảy ra tình trạng lấn làn nên hiệu quả phân làn rất thấp.
“Đến thời điểm này có thể khẳng định việc phân làn tại 5 tuyến phố ở Hà Nội đã không đem lại hiệu quả. Hà Nội nên ngừng ngay việc tiếp tục tổ chức phân làn tại các tuyến phố. Bởi với mức chi phí phân làn mỗi tuyến hàng tỷ đồng như vậy thì nên dành tiền đầu tư cho các dự án khác cần thiết hơn”, TS.Thuỷ cho biết.
Hiện trạng phân làn hiện nay của Hà Nội
Ông Thuỷ cũng cho rằng, Hà Nội phải xem xét thật cụ thể tuyến nào cần phân làn bằng dải phân cách cứng và tuyến nào không nên phân làn được thì cho dừng lại, chứ không nên phân làn tràn lan.
Video đang HOT
“Tuyến Phố Huế – Hàng Bài bé như thế thì phân làn ô tô, xe máy sao được. Hơn nữa về phân làn phải xuất phát từ thực tế, tuyến nào nhiều ô tô đi qua thì phải phân diện tích làn đường dành cho ô tô nhiều hơn, tránh tình trạng ô tô lấn đường của xe máy…”. ông Thuỷ nói.
Cùng đánh giá về hiệu quả phân làn, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết: Đến thời điểm này có thể khẳng định phân làn ở Hà Nội là chưa thành công. Ngoài yếu tố ý thức của người tham gia giao thông chưa cao thì việc tại một số tuyến phố phân làn có quá nhiều đường ngang, ngã rẽ cũng khiến cho việc phân làn chưa đem lại hiệu quả.
Ngoài ra, ông Hiệp cũng lý giải về việc xe máy lấn làn ô tô vào giờ cao điểm tại một số trục chính giao thông Hà Nội là do hạ tầng khó khăn.
“Nhiều nơi vào giờ cao điểm có cảm giác xe máy không còn chỗ đi. Một tuyến đường có 4 đến 5 dãy xe ô tô nên buộc người đi xe máy phải lách vì không còn đường dành riêng cho xe máy nữa”, ông Hiệp lý giải.
Nên phân làn bằng các giải phân cách mềm
TS. Khuất Việt Hùng, người có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu về Quy hoạch giao thông cho biết, Hà Nội nên tiếp tục phân làn bằng cách vẽ vạch sơn trên toàn tuyến đường sao cho phù hợp với chức năng của đường, phù hợp với đặc tính giao thông và sử dụng đất.
Còn việc đang phân tách làn cứng giữa các loại phương tiện như hiện nay đang làm ở một số tuyến phố trong lõi khu vực đô thị là không phù hợp với quy luật giao thông.
Hà Nội phân làn như thế này đã hiệu quả?
“Phân làn ở đây là kẻ vạch sơn đàng hoàng để người tham gia giao thông hiểu và đi đúng làn. Đường trong đô thị rộng 3,5m thì phải kẻ vạch làn đầy đủ gồm cả vạch đứt, vạch liền cho phù hợp với đặc trưng đường chứ không nên phân làn bằng giải phân cách cứng”, ông Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, việc phân làn cứng tách riêng xe máy với ô tô chỉ nên áp dụng ở những tuyến đường có đủ điều kiện nên làm như dọc QL5, QL32, những đoạn tuyến ra vào thành phố, còn trong lõi đô thị không nên tách làn cứng cho từng loại phương tiện.
Bởi, việc tách làn bằng các dải phân cách cứng nó làm giảm tính chất đường phố của các đường ở bên trong cũng như giảm hiệu quả kinh tế sử dụng đất các tuyến phố ở trên đường.
Ông Hùng lý giải, trên các tuyến đường phố đô thị cứ 3-4m là một nhà ở, cửa hàng… và có rất nhiều hoạt động khác nhau nên nhu cầu giao thông là rất phong phú. Vì đặc trưng giao thông này nên không ai tách làn bằng phân cách cứng cả. Điều này cả thế giới không ai làm.
“Cả thế giới này phân làn, nhưng không ai tách làn phương tiện bằng giải phân cách cứng trong lõi đô thị cả, điều này là phi quy luật”, ông Hùng khẳng định.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, theo ý kiến chỉ đạo của UBND TP.Hà Nội từ nay đến cuối năm Hà Nội sẽ tiếp tục phân làn thêm hai tuyến phố: đường Đại Cổ Việt và tuyến từ đầu đường Trần Hưng Đạo – Yên Phụ (đầu đường Thanh Niên).
Tuy nhiên, khi được PV hỏi về tính hiệu quả của việc phân làn tại 5 tuyến phố (Phố Huế – Hàng Bài, Bà Triệu, Kim Mã, Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân, Giải Phóng) thì ông Cường từ chối trả lời với lý do đang bận việc.
Theo 24h
Chi 23 tỷ đồng phân làn, HN được gì?
Hơn 23 tỷ đồng được đầu tư để tổ chức phân làn trên một số tuyến phố nhưng tình hình giao thông trên những tuyến phố được phân làn lại không như mong đợi. Dư luận đặt câu hỏi: Sau một năm phân làn Hà Nội được gì?
Liệu có đánh trống bỏ dùi
Với mục tiêu nhằm giảm TNGT, tăng khả năng thông xe, giảm ùn tắc, xung đột giữa các dòng phương tiện và tạo ý thức cho người dân, bắt đầu từ tháng 9/2011 Hà Nội rầm rộ thực hiện phân làn tách dòng phương tiện trên 5 tuyến phố là Bà Triệu, Phố Huế - Hàng Bài, Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt, Xã Đàn, Giải Phóng.
Cùng với đó lên kế hoạch khảo sát, xây dựng phương án phân làn trên 8 tuyến phố tiếp theo là Kim Mã, Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) Yên Phụ - Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai Lê Văn Lương Nguyễn Văn Linh Bắc Thăng Long - Nội Bài Hoàng Quốc Việt.
Tổng kinh phí thực hiện cho việc này là 23,84 tỷ đồng trong đó chi trực tiếp cho việc phân làn tách dòng phương tiện trên 5 tuyến phố đã thực hiện: Bà Triệu, Phố Huế - Hàng Bài, Giải Phóng... là 4,6 tỷ đồng.
Sau một năm phân làn, đường phố vẫn lộn xộn
Đến nay một năm trôi qua, khảo sát trên các tuyến phố phân làn, PV ghi nhận, không những trật tự giao thông không được thiết lập mà bộ mặt phố phường trên những tuyến phố này còn trở nên nhếch nhác hơn.
Cụ thể, với 5 tuyến phố phân làn gồm: Bà Triệu, Phố Huế - Hàng Bài, Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt, Xã Đàn, Giải Phóng giao thông vẫn thường xuyên ùn tắc, lòng đường ngổn ngang cột biển báo, hàng rào bê tông bị húc đổ trên đường.
Trên đường Giải Phóng (đoạn từ nút giao thông Kim Liên đến bến xe Nước Ngầm) có hơn 10 cột biển báo tách dòng phương tiện (xe máy, ô tô) được dựng lên, sau mỗi cột biển báo thay vì vạch sơn theo quy định, Sở GTVT đã cho lát các phiến bê tông kèm theo tấm sắt mũi tên để làm dải phân cách chia làn đường.
"Sau một thời gian, các cột biển báo cũng như tấm sắt có mũi tên bị phương tiện húc gãy, nằm ngổn ngang. Đây là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn liên tiếp vào ban đêm thời gian qua trên đường Giải Phóng", anh Nguyễn Trọng Ánh, một người dân sống trên đường Giải Phóng nói.
Cũng với lý do chống bị húc gãy, trên 4 tuyến phố phân làn còn lại là Bà Triệu, Phố Huế - Hàng Bài, Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt, Xã Đàn dải phân cách ở đây cũng được làm bằng các phiến bê tông kiên cố.
Đại diện Thanh tra Sở GTVT lý giải, làm như vậy vừa bảo vệ được dải phân cách, vừa cưỡng bức các phương tiện phải đi theo làn.
Tuy nhiên, trên những tuyến phố phân làn vừa qua, giao thông vẫn lộn xộn, xe máy vẫn đi vào làn ô tô và ngược lại. "Trên các tuyến Bà Triệu, Phố Huế... phương tiện cứ thấy khoảng trống là lao vào, bất kể biển báo quy định cho loại phương tiện nào", một tổ trưởng dân phố ở phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng cho biết.
Thất bại?
Theo tìm hiểu của PV, trong số hơn 23 tỷ đồng chi cho phân làn trên 5 tuyến phố và lên kế hoạch thực hiện 8 tuyến phố tiếp theo thì lực lượng CSGT và TTGT được trích 8 tỷ (CSGT 3 tỷ, TTGT 5 tỷ) để làm nhiệm vụ trên đường.
Ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, tại 5 tuyến phố phân làn lực lượng làm nhiệm vụ luôn bố trí 56 vị trí chốt trực để phân làn tách dòng phương tiện. Thời gian làm nhiệm vụ của lực lượng này là từ 6 đến 20h hằng ngày.
Tuy nhiên giờ cao điểm sáng qua, trên cả 5 tuyến đều vắng bóng lực lượng làm nhiệm vụ. Riêng trên đường Giải Phóng, đoạn trước bến xe Giáp Bát có một chốt CSGT, nhưng họ chỉ xử lý xe khách vi phạm.
Với một số tuyến phố đã có kế hoạch phân làn như Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông), Kim Mã, Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh... sau khi biển báo, vạch kẻ sơn phân làn tách dòng phương tiện được thực hiện từ cuối năm 2011 nhưng nay vẫn để đấy, người tham gia giao thông chưa thấy dấu hiệu phân làn tại đây.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, việc phân làn, tách dòng trên 8 tuyến phố tiếp theo Sở GTVT đã có phương án nhưng phải chờ chỉ đạo tiếp theo của UBND TP Hà Nội. Việc vắng lực lượng làm nhiệm vụ trên các tuyến phố phân làn, theo ông Cường "không phải lúc nào cũng căng ra đường mà chỉ làm vào các giờ cao điểm".
Do trật tự giao thông trên 5 tuyến phố phân làn vẫn chưa được thiết lập và kế hoạch phân làn 8 tuyến phố vẫn chưa triển khai nên dư luận và nhiều chuyên gia cho rằng kế hoạch phân làn tách dòng phương tiện của Hà Nội đã thất bại, nhất là các mục tiêu đặt ra như giảm ùn tắc, TNGT và tạo ý thức đi lại của người dân chưa đạt được.
Theo 24h
HN "thúc" triển khai các cặp đường một chiều UBND Hà Nội vừa thúc giục Sở Giao thông đề xuất triển khai phân làn, phân luồng phương tiện trên một số tuyến phố có đủ điều kiện và khẩn trương nghiên cứu, tổ chức các cặp đường giao thông một chiều, báo cáo UBND thành phố trong tháng 11/2012. UBND Hà Nội vừa ban hành văn bản về đảm bảo trật tự...