Chuyên gia ung thư bất ngờ mắc ung thư ở tuổi 34
Là người dành nhiều năm nghiên cứu về ung thư nhưng trớ trêu thay, căn bệnh quái ác lại “gọi tên” chính chuyên gia này ở tuổi 34.
Sophie Tate, 35 tuổi, đến từ thành phố Cardiff, Vương quốc Anh là một nhà nghiên cứu công tác tại Đại học Bệnh viện xứ Wales và đang tiến hành một dự án nghiên cứu về ung thư cùng cộng sự: tiến sĩ Alan Parker. Được biết, công trình mà họ đang thực hiện hứa hẹn sẽ mở ra con đường sử dụng các loại virus có khả năng nhắm mục tiêu chuyên biệt trong quá trình phẫu thuật, để hỗ trợ cho việc chữa trị ung thư giai đoạn muộn ở vùng bụng, điển hình như ung thư buồng trứng.
Sophie Tate, 35 tuổi, đến từ thành phố Cardiff, Vương quốc Anh là một nhà nghiên cứu công tác tại Đại học Bệnh viện xứ Wales.
Trớ trêu thay vào mùa hè năm ngoái, Sophie phát hiện mình bị nổi một khối u có kích thước bằng hạt đậu ở ngực. Mặc dù ban đầu Sophie khá lạc quan về tình trạng của mình, bởi từ những kiến thức có được sau nhiều năm nghiên cứu về ung thư, cô cho rằng khối u của mình là lành tính, nhưng kết quả sinh thiết lại chỉ ra: Sophie mắc ung thư vú.
“Chẩn đoán mắc ung thư sẽ thay đổi hoàn toàn cách mà bạn nhìn nhận mọi sự vật, sự việc. Cùng với đó là cảm giác tồi tệ khi nhìn thấy những người thân yêu lại đang buồn rầu vì mình” – Sophie chia sẻ.
Video đang HOT
Tin xấu vẫn chưa ngừng đến với nhà khoa học này khi mẫu sinh thiết từ cuộc phẫu thuật cắt bỏ khối u chỉ ra rằng, ung thư đã lan sang các hạch bạch huyết. Điều này đồng nghĩa với việc Sophie cần thêm một cuộc phẫu thuật thứ 2 để loại bỏ các hạch này và 6 đợt hóa trị. Thời gian nằm viện của Sophie cũng bị kéo dài ra, bởi thừa lúc cơ thể cô đang bị suy yếu, virus cúm mùa đã tấn công và gây bệnh. Chẩn đoán mắc ung thư ở tuổi 34 nhưng Sophie vẫn rất lạc quan. Cô chia sẻ rằng, bệnh ung thư vú của mình có phương pháp điều trị rất hiệu quả. Được biết, sau khi kết thúc hóa trị, Sophie sẽ được tiếp tục điều trị bằng liệu pháp hormone, nhằm giảm thiểu rủi ro bệnh ung thư vú sớm quay trở lại sau ca phẫu thuật.
Ở thời điểm hiện tại, người phụ nữ 35 tuổi này đã quay trở lại với cuộc chiến đấu chống lại căn bệnh nan y, trên cương vị của một nhà khoa học. Đặc biệt, cô cũng tích cực tham gia vào một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, cũng như vận động gây quỹ nhân dịp “Ngày Ung thư Thế giới” sẽ diễn ra vào 04/02 tới.
Theo Giáo sư Nguyễn Bá Đức, nguyên giám đốc bệnh viện K, phụ nữ Việt Nam hiện tại mắc ung thư vú sớm hơn phụ nữ các nước khác trên thế giới đến khoảng 10 năm. Không chỉ thế, tỷ lệ tử vong do bệnh này ở Việt Nam cũng cao hơn ở các nước phát triển, trong khi tỷ lệ mắc bệnh đang tăng lên. Tự khám vú cho phép phát hiện những bất thường ở vú có thể là dấu hiệu sớm của ung thư. Tất cả phụ nữ qua tuổi 20 nên tự khám vú mỗi tháng. Còn với đối tượng có nguy cơ cao như: có tiền sử gia đình (gia đình có người từng bị ung thư vú), có kinh nguyệt sớm, chửa đẻ lần đầu sau 30 tuổi, tuổi cao, khoảng thời gian có kinh – mãn kinh hơn 40 năm, mãn kinh muộn, độc thân, không nuôi con bú, không sinh đẻ, béo phì… ngoài tự khám vú cần đến bệnh viện siêu âm, chụp X – quang vú định kỳ 1 năm/1 lần.
Minh Nhật
Theo WO/Dân trí
Phát hiện 2 gien đóng vai trò quan trọng trong ung thư ruột kết
Theo các chuyên gia ung thư Mỹ, 2 gien có tên HNF4A và HNF4G có chức năng giúp các tế bào gốc trong ruột đốt cháy chất béo trong thức ăn có thể đóng một vai trò trong bệnh ung thư ruột kết (colon cancer).
Các tế bào gốc ruột (màu xanh lá cây) và axit béo (màu đỏ) trong ruột của chuột - Ảnh: Lei Chen
Theo EurekAlert , 2 gien có chức năng giúp các tế bào gốc trong ruột đốt cháy chất béo trong thức ăn có thể đóng một vai trò trong bệnh ung thư ruột kết (colon cancer). Đây là kết luận của các nhà khoa học ở Đại học Rutgers, Mỹ. Công trình nghiên cứu của họ, được công bố trên tạp chí Gastroenterology, mô tả một mối liên hệ mới giữa cách các tế bào tiêu thụ chất béo và cách các gien điều chỉnh hành vi của tế bào gốc trong ruột chuột. Theo đó, ăn thực phẩm có nhiều chất béo có thể gây ra ung thư ruột kết.
Một vai trò quan trọng trong quá trình bệnh lý là do 2 gien có trong các tế bào gốc ở ruột. Con người tự nhiên mất hàng triệu tế bào ruột hàng ngày, giống như mất tế bào da. Các tế bào gốc trong ruột trải qua quá trình đổi mới liên tục và thúc đẩy sự thay đổi liên tục của niêm mạc ruột, nhưng chức năng tế bào gốc bị thay đổi có thể dẫn đến ung thư ruột kết.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng hai gien có tên HNF4A và HNF4G đảm bảo hoạt động đúng cách của niêm mạc ruột. Nhóm nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng hai gien HNF4A và HNF4G phối hợp với nhau để thúc đẩy chức năng thích hợp của niêm mạc ruột. Chúng giúp đốt cháy chất béo, cung cấp năng lượng cho tế bào gốc. Khi một lượng lớn chất béo có trong chế độ ăn, số lượng tế bào gốc liên tục phân chia sẽ tăng lên và điều này làm tăng nguy cơ phát triển khối u.
Vì vậy, chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những cách hiệu quả để ngăn ngừa ung thư.
Nhà nghiên cứu Michael Verzi cho biết, khoa học đã chỉ ra rằng khi có quá nhiều chất béo trong ruột, số lượng tế bào gốc tăng lên, khiến tăng khả năng mắc bệnh ung thư ruột kết.
Ung thư ruột kết là bệnh ung thư phổ biến thứ ba được chẩn đoán ở nam và nữ tại Mỹ. Hiệp hội ung thư Mỹ ước tính có hơn 101.420 người Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột kết trong năm nay.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Ăn 2 bữa mỗi ngày có thể là tốt nhất cho sức khỏe? Một nhà nghiên cứu ung thư nghiên cứu về việc nhịn ăn gián đoạn cho biết ăn 2 bữa mỗi ngày có thể là công thức lý tưởng cho sức khỏe lâu dài. ShutterStock Các nhà nghiên cứu đã biết từ lâu rằng việc hạn chế calo mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Một công trình đang nghiên cứu nhằm khám phá...