Chuyên gia ủng hộ cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ dùng đạn chứa chất cấm ở Syria
Giới lãnh đạo người Kurd cho biết, các máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ đã ném bom napan và bom có chứa chất phốtpho trắng nhằm vào các mục tiêu dân sự ở thị trấn biên giới Ras Al-Ain.
Khói bốc lên từ khu vực Ras al-Ain ở miền bắc Syria sau một cuộc tấn công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 17/10/2019. (Ảnh: THX/ TTXVN)
Ngày 20/10, truyền thông Trung Đông dẫn nhận của chuyên gia phân tích về lĩnh vực an ninh Nicholas Heras cho hay, đã có nhiều cáo buộc rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng các loại vũ khí có chứa chất cấm nhằm vào dân thường trong cuộc tấn công của Ankara ở miền Bắc Syria.
Theo ông Heras, những cáo buộc đối với hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là đáng tin cậy.
Báo Arab News dẫn lời nhà phân tích thuộc Trung tâm An ninh Quốc gia Mỹ mới (CNAS) này nêu rõ “hiện có nhiều báo cáo đáng tin cậy về việc Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng đạn có chứa chất phốtpho trắng trong chiến dịch ở Đông Bắc Syria và đặc biệt nhằm vào những người ở Ras Al-Ain.”
Trong khi đó, giới lãnh đạo người Kurd cho biết, các máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ đã ném bom napan và bom có chứa chất phốtpho trắng nhằm vào các mục tiêu dân sự ở thị trấn biên giới Ras Al-Ain, vốn là một mục tiêu chủ chốt của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ.
Các nhà điều tra về việc sử dụng vũ khí hóa học của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) và Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) đang tiến hành điều tra về các vụ tấn công ở Ras Al-Ain.
Ngày 20/10, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã mô tả việc Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch tấn công quân sự nhằm vào lực lượng người Kurd ở Syria là một cuộc “xâm lược,” đồng thời nhấn mạnh Berlin coi hành động này là bất hợp pháp và Liên minh châu Âu (EU) có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Ankara.
Video đang HOT
Phát biểu trên kênh truyền hình ZDF của Đức, Ngoại trưởng Heiko Maas cho biết Berlin bác bỏ hoàn toàn những lời biện minh mà Ankara đưa ra cho các chiến dịch tấn công các lực lượng người Kurd tại khu vực Đông-Bắc Syria của nước này.
Ông nhấn mạnh chính phủ Đức không thể đồng quan điểm với những gì đã xảy ra cũng như những cơ sở pháp lý mà Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra để biện hộ cho hành động quân sự của nước này tại Syria.
Berlin không cho rằng các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng người Kurd ở Syria là hợp pháp theo luật pháp quốc tế. Ngoại trưởng Đức cũng cảnh báo Berlin đang theo dõi sát hành động của Ankara sau thỏa thuận ngừng bắn mong manh, đồng thời nhấn mạnh chính phủ Đức không loại trừ khả năng sẽ tiến hành các biện pháp đối phó, trong đó bao gồm các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Đức Heiko Maas được đưa ra trong bối cảnh hôm 9/10, Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động chiến dịch tấn công nhằm vào lực lượng người Kurd ở Syria, mở ra một giai đoạn mới trong cuộc chiến kéo dài hơn 8 năm tại quốc gia Trung Đông này.
Chiến dịch đã làm dấy lên lo ngại về những nguy cơ mới trong cuộc khủng hoảng nhân đạo trong khu vực, cũng như ảnh hưởng tới các nỗ lực trong cuộc chiến chống khủng bố.
Tuy nhiên, sau 8 ngày tiến hành chiến dịch tấn công lực lượng người Kurd tại Đông-Bắc Syria, hôm 17/10, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý tạm dừng chiến dịch trong 5 ngày để lực lượng người Kurd rút khỏi khu vực mà Ankara xác định là “vùng an toàn,” đổi lấy một số nhượng bộ từ phía Mỹ.
Mặc dù vậy, chỉ một ngày sau đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã cảnh báo sẽ nối lại chiến dịch quân sự vào tối 22/10 nếu thỏa thuận với Mỹ về việc tạm ngừng chiến dịch và cho phép các lực lượng người Kurd rút khỏi khu vực không được thực thi đầy đủ./.
Theo (Vietnam )
Quân đội Syria điều động thêm 3 lữ đoàn bộ binh tới miền Bắc
Những đơn vị này sẽ được triển khai ở tỉnh Al-Hasakah, miền Bắc Syria, nơi Thổ Nhĩ Kỳ triển khai chiến dịch quân sự nhằm tấn công lực lượng người Kurd.
Khói bốc lên từ thị trấn Ras al-Ain ở miền bắc Syria sau một cuộc tấn công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 17/10/2019. (Ảnh: THX/ TTXVN)
Ngày 20/10, truyền thông Trung Đông dẫn nguồn tin quân sự trên thực địa cho hay quân đội Syria đã điều động 3 lữ đoàn bộ binh hành quân hướng về phía Đông sông Euphrates.
Theo phóng viên TTXVN thường trú tại khu vực Trung Đông, những đơn vị này sẽ được triển khai ở tỉnh Al-Hasakah, miền Bắc Syria, nơi Thổ Nhĩ Kỳ triển khai chiến dịch quân sự nhằm tấn công lực lượng người Kurd.
Hiện quân đội chính phủ Syria đã kiểm soát toàn bộ thành phố Manbij, phía Đông Bắc Syria và các khu vực lân cận.
Việc triển khai quân nói trên được tiến hành sau khi Damascus và chính quyền người Kurd đạt thỏa thuận hỗ trợ lẫn nhau để đối phó với chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó cùng ngày, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng vũ trang đối lập tại Syria ủng hộ Ankara cũng đã giành quyền kiểm soát thị trấn Ras al-Ain, miền Đông Bắc Syria, sau khi lực lượng vũ trang người Kurd rút khỏi đây theo thỏa thuận đình chiến tạm thời mà Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã nhất trí hôm 17/10.
Cùng ngày, báo Welt an Sonntag của Đức đưa tin Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) đã thành lập một nhóm chuyên trách giám sát về chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.
Theo báo trên, các nước thành viên NATO hôm 16/10 đã có cuộc thảo luận kéo dài 2 giờ đồng hồ về cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào các khu vực đông người Kurd sinh sống tại Syria.
Sau đó, NATO đã quyết định thành lập một nhóm chuyên trách, trong đó có các chuyên gia về chính trị, quân sự và tình báo, để giám sát chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ.
Về phần mình, Ankara đã cam kết cung cấp cập nhật hàng ngày về tiến triển của chiến dịch, tình hình người tị nạn cũng như tổn thất phát sinh trong thời gian diễn ra chiến dịch này.
Đức, Pháp, Albania, Iceland, Bỉ và Luxembourg được cho là đã cam kết không có bất kỳ hỗ trợ nào cho chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông, ngày 20/10, truyền thông Trung Đông dẫn thông báo của Cơ quan báo chí trực thuộc Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cùng ngày đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson.
Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về việc thực hiện thỏa thuận giữa Ankara và Washington về việc Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận tạm thời ngừng chiến dịch quân sự ở miền Bắc Syria.
Thông báo của cơ quan trên nêu rõ: "Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh, Tổng thống Erdogan đã nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang theo dõi sát sao việc rút các thành viên của tổ chức Đảng Công nhân người Kurd (PKK)/Các đơn vị bảo vệ nhân dân (YPG) ra khỏi vùng an toàn cũng như việc họ giao nộp các khí tài quân sự và phá hủy các công sự theo khung thời gian đã được vạch ra trong thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ."
Ngoài ra, theo thông báo trên, hai bên cũng trao đổi về quan hệ song phương giữa London và Ankara.
Anh là một trong số những nước đã công khai chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ về chiến dịch tấn công quân sự vào khu vực Đông Bắc Syria và đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu vũ khí đối với nước này./.
(TTXVN/Vietnam )
41 tên khủng bố IS đào tẩu khỏi trại giam ở miền bắc Syria đã bị bắt giữ Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố các lực lượng vũ trang của nước này đã bắt được 41 tên khủng bố IS đào tẩu khỏi 1 trại giam ở miền bắc Syria trong thời gian Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria. Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ, ông Suleyman Soylu cho biết, ngoài 41 tên khủng bố của tổ...