Chuyên gia ung bướu: Những quan niệm sai lầm về ung thư khiến bệnh nhân phải trả giá đắt
27 năm làm tại bệnh viện ung bướu, tôi chứng kiến nhiều bệnh nhân đã sống khoẻ sau 5, 10 năm nhưng không ít người phát hiện bệnh sớm nhưng sai lầm trong điều trị đã phải trả giá.
Những sai lầm của bệnh nhân ung thư
Điều tôi nghiệm ra, nếu những bệnh nhân đến giai đoạn sớm và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, bệnh nhân sẽ hết bệnh, hoặc nếu không khỏi bệnh cũng kéo dài thời gian sống mà không phải đau đớn, bi thảm cuối đời.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao trên thế giới. Hàng năm, số lượng người mới mắc các căn bệnh ung thư không ngừng tăng lên, và trong số này tử vong.
Câu chuyện đau lòng mà tôi thường xuyên gặp trong quá trình điều trị ung thư tại BV Ung bướu TP.HCM, nhiều bệnh nhân giai đoạn rất sớm nếu mổ sẽ được chữa khỏi hoàn toàn, chuẩn bị phẫu thuật, bệnh nhân bỏ hay xin xuất viện vì rất nhiều lý do: sợ mổ, sợ đụng dao kéo vào sẽ làm bệnh lan nhanh hơn..
Sau đó bệnh nhân nghe lời truyền miệng đi điều trị thuốc nam, thuốc bắc, thuốc gia truyền, dùng lá cây và nhiều cách phản khoa học khác.
BS Nguyễn Văn Tiến
Sau một thời gian ngắn, bệnh nhân quay lại bệnh viện với tình trạng bệnh trầm trọng hơn, đau đớn vật vã, khó thở, không đi tiêu tiểu được, bụng chướng không ăn uống được, không còn khả năng điều trị triệt để và thậm chí tử vong khi vừa đến bệnh viện .
Không chỉ có vậy, rất nhiều bệnh nhân ung thư còn gặp phải sai lầm khi chữa trị căn bệnh này như: nhịn đói, uống nước hoa quả… nhằm mục đích để tế bào ung thư chết đi. Đây là sai lầm trầm trọng khiến bệnh nhân nhanh chóng suy kiệt, suy mòn do ung thư và do suy dinh dưỡng.
Những quan niệm sai lầm về bệnh ung thư như: bệnh nhân mắc ung thư càng đụng “dao kéo càng nhanh chết, ung thư là bản án tử hình, trải qua điều trị ung thư có nghĩa là không thể sống và làm việc bình thường lại được. Nhiều bệnh nhân cho rằng, tất cả các liệu pháp điều trị ung thư đều đau đớn hay bệnh ung thư có tính lây lan.
Người bị bệnh ung thư không nên ăn đường, không nên bồi dưỡng dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vì làm thế là nuôi bướu, nuôi tế bào ung thư, dùng siêu thực phẩm có thể chữa khỏi ung thư… tất cả đều là sai lầm.
Video đang HOT
BS Tiến trước khi vào ca mổ cho bệnh nhân ung thư.
Trong khi đó, thực tế, hiện có khoảng 30 – 40% bệnh nhân ung thư được chẩn đoán đúng và điều trị sớm, còn lại hầu hết bệnh nhân ở giai đoạn muộn, di căn và biến chứng. Do đó, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, thời gian điều trị kéo dài, giảm hiệu quả điều trị bệnh, mà chi phí điều trị tăng cao và kéo dài kèm với tỷ lệ tái phát và tử vong cao.
Một thực trạng đáng buồn là khi biết mình bị ung thư, bệnh nhân lại không tuân thủ chỉ dẫn điều trị của bác sĩ mặc dù bệnh còn ở giai đoạn điều trị được. Lúc này người bệnh rất lo lắng hoang mang, đây là cơ hội cho những cám dỗ, lừa lọc của những phương pháp điều trị không đúng, không có cơ sở khoa học (thầy lang, thầy cúng , thầy bùa, thuốc nam bắc không rõ loại..).
Đến khi bệnh không hết mà ngày càng nặng thêm, lúc này bệnh nhân mới quay lại bệnh viện đã quá muộn, không còn khả năng điều trị khỏi, phải sống trong đau đớn, bi thảm, tiền mất tật mang và tử vong.
Công tác 27 năm tại BV Ung bướu TP.HCM, bao nhiêu thời gian đó tôi nhận được nhiều kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân ung thư và cũng đã chứng kiến rất nhiều bệnh nhân đến đây điều trị. Tôi khẳng định, nhiều bệnh nhân hiện giờ vẫn khỏe mạnh vẫn tái khám thường xuyên và không bị tái phát. Họ kéo dài thời gian sống trên 5 năm đến trên 10 năm với chất lượng cuộc sống không quá tồi tệ…
Và cũng có nhiều bệnh nhân chúng tôi không thể điều trị vì đến quá muộn, quá nặng (do bỏ điều trị, do điều trị không đúng…). Chắc chắn, nếu không tuân thủ hướng dẫn và điều trị đúng cách của bác sĩ, hậu quả rất nghiêm trọng và sẽ hối tiếc về sau! Có những sai lầm con người có thể sửa được hay làm lại từ đầu. Nhưng sai lầm trong điều trị ung thư, trả giá rất đắt và nghiêm trọng: Đó là mạng sống của chính mình!
Thật là đau lòng khi chứng kiến không ít trường hợp thương tâm vì quyết định sai lầm của người bệnh đã mất đi cơ hội khỏi bệnh hay ít nhất cũng có thể kéo dài thời gian sống còn mà không đau đớn bi thảm.
Điều trị ung thư hiện nay phát triển rất mạnh với nhiều phương pháp điều trị hiện đại có thể chữa lành bệnh. Điều trị ung thư chính thống là điều trị đa mô thức, nghĩa là phải phối hợp một cách nhuần nhuyễn các vũ khí điều trị: Phẫu trị – Hóa trị – Xạ trị – Miễn dịch liệu pháp – Hormon – Thuốc nhắm trúng đích…
Các biện pháp điều trị khác như liệu pháp dinh dưỡng, sản phẩm bổ sung… chỉ mang tính hỗ trợ.
Hầu hết ung thư đều chữa được
Là bệnh nguy hiểm nhưng 1/3 loại ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 chữa khỏi hoàn toàn (ở giai đoạn sớm), 1/3 kéo dài cuộc sống (giai đoạn muộn).
Thứ nhất, nếu bị ung thư, bệnh nhân nên đến cơ sở chuyên sâu về điều trị ung thư để được hưởng những kỹ thuật điều trị ung thư hiện đại nhất trên thế giới
Thứ hai, sau khi điều trị xong và được cho xuất viện về để theo dõi, lúc này bệnh nhân phải đi tái khám theo dõi đều đặn. Thời điểm này, nếu bệnh nhân muốn uống thuốc nam, thuốc bắc (chẳng hạn lá cây đu đủ, u, máu rắn,…) cần phải được tư vấn của bác sĩ, hay đến những cơ sở đông dược, y học cổ truyền… nhưng phải coi chừng Gan, Thận có thể hư bất cứ lúc nào.
Phải có chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh, đúng cách cho bản thân:
Thứ ba, tinh thần là quan trọng nhất. Lạc quan sẽ là phương thuốc nhiệm màu làm tăng miễn dịch chống lại tế bào ung thư. Nằm liệt giường than khóc có giúp mình được vì không? Vì vậy, hãy quên căn bệnh đi, vui sống và sinh hoạt bình thường với gia đình và xã hội.
Bệnh nhân nên tham gia hội hè, đoàn đội, câu lạc bộ của những người bị ung thư cùng chia sẻ kinh nghiệm sống và điều trị (hiện tại có rất nhiều câu lạc bộ của những người bị ung thư như: câu lạc bộ ung thư vú, câu lạc bộ người bị ung thư phụ khoa…) và sinh hoạt dưỡng sinh, du lịch…
Thứ tư, chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý tùy theo tuổi và tùy theo bệnh: đi bộ, chạy xe đạp, dưỡng sinh, yoga, hay chơi môn thể thao nào đó phù hợp với mình.
Thứ năm, chế độ ăn uống phù hợp không kiêng cử thái quá, ăn đủ chất và nhiều dinh dưỡng ngũ cốc, rau quả…
BS Nguyễn Văn Tiến (BV Ung bướu TP.HCM)
Bệnh nhân lao đao vì hết thuốc ung thư viện trợ
Đến thời điểm hiện tại, kho dược của các bệnh viện đều hết thuốc viện trợ Glivec, chỉ còn thuốc thương mại thông qua BHYT chi trả. Do đó, hầu hết các bác sĩ đã giảm liều dùng thuốc cho bệnh nhân xuống tới 1/3, hoặc gần 50% ngày uống thuốc trong tháng.
Người dân mua thuốc tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TPHCM
Từ ngày 31-12-2019, chương trình hỗ trợ thuốc Glivec trị ung thư bạch cầu mạn dòng tủy tại 7 bệnh viện (BV) trên cả nước là BV K, BV Bạch Mai, BV Trung ương Huế, BV Chợ Rẫy, BV Ung bướu TPHCM, BV Truyền máu - Huyết học TPHCM và Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã chính thức kết thúc. Điều này tác động không nhỏ đến người bệnh, nhất là đối tượng người bệnh nghèo, không có khả năng chi trả.
Gánh nặng thêm nhiều
Mắc căn bệnh ung thư bạch cầu mạn dòng tủy và phải điều trị bằng thuốc Glivec đã hơn 3 năm qua, chị N.T.H. (38 tuổi, An Giang) hàng tháng phải lặn lội từ tỉnh lên BV Truyền máu - Huyết học TPHCM để khám và nhận thuốc điều trị.
Theo chỉ định của bác sĩ, mỗi ngày chị H. phải dùng 4 viên thuốc Glivec 100mg, trung bình 120 viên/tháng. Tuy nhiên, lần tái khám gần đây, chị được thông báo đã hết thuốc viện trợ và chỉ được cấp 48 viên Glivec do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả và phải giảm liều, chia đều cho một tháng. Cầm số thuốc trên tay, chị H. lo lắng bởi nếu không được tài trợ, chị cũng như nhiều bệnh nhân khác không có khả năng chi trả.
"Thuốc viện trợ hết, mà hình như thuốc do BHYT cấp cũng khan hiếm nên bác sĩ cũng cho ít. Giờ họ cấp thuốc cho tôi đủ uống hơn 1 tuần thôi, nếu hết phải lên xin tiếp. Nhà xa, mỗi lần đi là khó khăn chồng chất khó khăn, kiểu này chắc chết sớm", chị H. buồn bã nói.
Còn ông N.T.T. (ngụ quận 12, TPHCM) cho biết, cứ đều đặn 2 lần/tháng, ông lại lên BV Truyền máu - Huyết học TPHCM lấy thuốc. Lần này, trước khi đi, con trai ông đã gọi điện tổng đài để hỏi và được nhân viên khẳng định dù hết thuốc viện trợ nhưng còn thuốc thương mại. Khi cha con ông đến nơi, bác sĩ đưa 13 viên thuốc BHYT, chỉ đủ cho 3 ngày sử dụng. Ông hỏi thì được trả lời đang khan hiếm thuốc nên chia ít, mai mốt có sẽ cấp đủ. Lo sợ cha không có thuốc uống theo đúng phác đồ điều trị, con ông lên mạng mua với chi phí hơn 2 triệu đồng/ngày.
Theo tìm hiểu của phóng viên, đến thời điểm hiện tại, kho dược của các bệnh viện đều hết thuốc viện trợ Glivec, chỉ còn thuốc thương mại thông qua BHYT chi trả. Do đó, hầu hết các bác sĩ đã giảm liều dùng thuốc cho bệnh nhân xuống tới 1/3, hoặc gần 50% ngày uống thuốc trong tháng. Đầu năm 2018 cũng từng xảy ra tình trạng hết thuốc Glivec viện trợ khiến hơn 2.000 bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc này trên cả nước lao đao. Nguyên nhân là do thay đổi về cơ chế cấp phép cho thuốc viện trợ.
Dư thuốc thương mại
Bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc BV Truyền máu - Huyết học TPHCM, cho biết, chương trình cấp phát thuốc Glivec (Imatinib 100mg) cho người bệnh bạch cầu mạn dòng tủy tại BV thời gian qua được triển khai thông qua Chương trình GIPAP được tài trợ hoàn toàn từ Công ty Novartis (nguồn thuốc viện trợ) và Chương trình VPAP, gồm 40% do BHYT chi trả (nguồn thuốc thương mại) và 60% được Novartis tài trợ (nguồn thuốc viện trợ). Đến nay, chương trình này đã hết, BV có gửi văn bản tới Sở Y tế TPHCM chờ hướng dẫn. Dù chương trình viện trợ đã hết, nhưng BV vẫn còn nguồn thuốc thương mại do BHYT chi trả, BV vẫn tiếp tục cung cấp cho người bệnh.
Glivec hiện không có thuốc thay thế, song bệnh nhân có thể trì hoãn sử dụng thuốc trong thời gian ngắn hoặc uống giảm liều. Mức độ ảnh hưởng của việc ngưng hoặc giảm thuốc sẽ tùy thuộc vào tình trạng từng bệnh nhân nên bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc việc ngưng, giảm liều hay tạm dùng thuốc khác thay thế.
Theo bác sĩ Diệp Bảo Tuấn, Phó Giám đốc BV Ung bướu TPHCM, BV đang điều trị khá tốt cho 200 bệnh nhân sử dụng thuốc Glivec. Đây là thuốc điều trị nhắm đích cho bệnh nhân mắc bạch cầu mạn dòng tủy - một dạng ung thư máu mạn tính. Thuốc rất đắt (chi phí khoảng 500 triệu đồng/bệnh nhân/năm). Theo hợp đồng, đến ngày 31-12-2019, nhà sản xuất ngưng viện trợ. Việc kết thúc viện trợ đồng nghĩa việc nhiều bệnh nhân khó có khả năng trang trải để mua thuốc điều trị. BV đã thông báo trước cho người bệnh về tình trạng này. Hầu hết người bệnh không phản ứng gì, chấp nhận thực tế ngưng nguồn thuốc viện trợ.
THÀNH AN
Theo SGGP
Nhiều trẻ mới hơn 10 tuổi đã bị ung thư buồng trứng Sau thời gian dài bị nặng bụng, đầy bụng, chán ăn, vòng eo to lên, gia đình đưa bệnh nhi đi kiểm tra thì chết lặng khi bác sĩ chẩn đoán bé bị ung thư buồng trứng. Đây là loại ung thư nguy hiểm, khó phát hiện sớm, khi có dấu hiệu điển hình thì đã muộn. Đó là trường hợp bệnh nhi...