Chuyên gia ung bướu cảnh báo tác nhân gây ung thư dạ dày
Trong số bệnh nhân viêm loét dạ dày mãn tính, có khoảng 60% bị ung thư dạ dày. Trong khi đó, các dấu hiệu ban đầu mờ nhạt khiến bệnh nhân thường đến khám và được chẩn đoán muộn.
Ung thư thường gặp
Hội nghị cập nhật tiến bộ trong sinh học phân tử, chẩn đoán và điều trị ung thư đường tiêu hóa được Bệnh viện Bạch Mai tổ chức hôm nay 15.3, tại Hà Nội.
Nội soi giúp phát hiện sớm các ca ung thư tiêu hóa. Ảnh LIÊN CHÂU
Tại hội nghị, PGS-TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết ung thư đường tiêu hóa là nhóm bệnh thường gặp nhất trong số các loại ung thư.
Ung thư đường tiêu hóa bao gồm: ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư tụy, ung thư đường mật…
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 ca mắc mới và hơn 100.000 ca tử vong do bệnh ung thư, trong đó ung thư đường tiêu hóa chiếm hơn 30%, thường gặp nhất là ung thư gan (14,5%), ung thư dạ dày (9,8%) và ung thư đại trực tràng (9%).
Stress tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hoá
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Quang Hùng, Phó giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai), chia sẻ nhiều thống kê từ các nghiên cứu cho thấy nguy cơ ung thư đường tiêu hóa đến từ lối sống là chủ yếu. Đặc biệt, stress và áp lực cuộc sống hiện đại khiến nhiều người bị viêm loét dạ dày mãn tính, gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Bác sĩ Hùng cũng lưu ý, ung thư đường tiêu hóa nói chung và ung thư dạ dày nói riêng đang có xu hướng “trẻ hóa”. Nhiều bệnh nhân chỉ ở độ tuổi 20, thậm chí có trẻ nhỏ dưới 10 tuổi.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Hùng, mỗi ngày, tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ thực hiện khoảng 2.000 ca nội soi đường tiêu hóa, trong đó khoảng 20% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày và khoảng 1 – 2% bệnh nhân bị ung thư dạ dày.
Nguyên nhân ung thư dạ dày có thể do ăn uống không lành mạnh, ăn mặn, ăn nhiều đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ gây quá tải cho đường tiêu hóa; lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá; nhiễm vi khuẩn HP; yếu tố di truyền; viêm loét dạ dày mãn tính.
Trẻ nhỏ mắc ung thư dạ dày thường là do nhiễm vi khuẩn HP lây truyền từ cha mẹ hoặc từ môi trường xung quanh. Lâu dần, vi khuẩn HP gây ra các ổ loét mãn tính và tiến triển thành ung thư dạ dày.
Đáng lưu ý, tiến sĩ Hùng cảnh báo, nếu bị viêm loét dạ dày nhưng không điều trị dứt điểm thì 40% trở thành bệnh viêm loét dạ dày mãn tính. Trong số bệnh nhân viêm loét dạ dày mãn tính, có khoảng 60% bị ung thư dạ dày.
Căng thẳng khiến nhiều người bị viêm loét dạ dày, là yếu tố nguy hiểm đối với ung thư đường tiêu hóa nói chung và ung thư dạ dày nói riêng, nhưng lại khó giải quyết. Do đó, mỗi người cần cố gắng duy trì lối sống lành mạnh, không lạm dụng rượu bia, không hút thuốc lá, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn nhạt…
Bác sĩ Hùng khuyên, những người có nguy cơ nên nội soi đường tiêu hóa 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các dấu hiệu sớm của bệnh đường tiêu hóa, được điều trị kịp thời, tránh để tổn thương tiến triển thành ung thư.
Việc chẩn đoán ra ung thư tiêu hóa ở giai đoạn sớm cũng như áp dụng các tiến bộ trong điều trị rất quan trọng để tăng tỷ lệ điều trị khỏi bệnh, hạn chế tác dụng phụ, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh ung thư đường tiêu hóa thường mờ nhạt, diễn tiến âm thầm và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác, do đó thường được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Cà phê và sữa 'trị' được ung thư phổ biến
Nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí khoa học Frontiers lại phát hiện thêm tin rất vui cho người yêu thích cà phê. Theo đó, uống cà phê và sữa mỗi ngày có thể giảm đến 31% nguy cơ ung thư dạ dày.
Theo chuyên gia, các yếu tố truyền nhiễm, môi trường và lối sống đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Đặc biệt, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến bệnh này.
Chính vì vậy, các nhà khoa học từ Đại học Y khoa Thiên Tân, Đại học Y khoa Nội Mông, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh mạn tính và bệnh không lây nhiễm quốc gia Trung Quốc, Phòng thí nghiệm trọng điểm về chuyển hóa lâm sàng khối u Liêu Ninh (Trung Quốc) đã thực hiện nghiên cứu mới nhằm mục đích khám phá mối liên quan giữa chế độ ăn uống và nguy cơ ung thư dạ dày.
Lại phát hiện thêm tin rất vui cho người yêu thích cà phê. Ảnh Pexels
Tổng cộng có 2.468 người tham gia nghiên cứu, trong đó có 696 trường hợp ung thư dạ dày và 1.772 trường hợp đối chứng. Tất cả những người tham gia được yêu cầu trả lời cho bảng câu hỏi tần suất dùng thực phẩm của mình.
Có 6 mô hình thực phẩm được đưa vào nghiên cứu, bao gồm:
1. Mô hình hương vị, tỏi và protein.
2. Mô hình thức ăn nhanh.
3. Mô hình rau và trái cây.
4. Mô hình thực phẩm ngâm chua, thịt chế biến và đậu nành.
5. Mô hình thực phẩm không thiết yếu gồm nhiều đồ ăn vặt và đồ uống có ga.
6. Mô hình cà phê và sữa.
Mối liên quan giữa chế độ ăn uống và nguy cơ ung thư dạ dày
Kết quả đã phát hiện mô hình thức ăn nhanh làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư dạ dày, mô hình thực phẩm không thiết yếu làm tăng 60% nguy cơ.
Ngược lại, có các mô hình giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày, như sau:
Mô hình hương vị, tỏi và protein giúp giảm 21,4 % nguy cơ ung thư dạ dày.
Mô hình thực phẩm ngâm chua, thịt chế biến và đậu nành giảm 19,6% nguy cơ ung thư dạ dày. Đối với mô hình này, các nghiên cứu trước đây cho thấy một số loại đồ muối chua có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, nhưng đậu nành lại chống ung thư dạ dày cực kỳ mạnh mẽ nên lấn át tác hại từ các thực phẩm khác.
Đặc biệt, nổi trội nhất là mô hình cà phê và sữa, với mức giảm nguy cơ ung thư dạ dày cao nhất, đạt đến 31%, theo Frontiers.
Phô mai có chứa vi khuẩn axit lactic, có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn H. pylori. Ảnh Reuters
Tại sao cà phê và sữa có tác dụng đặc biệt này?
Các chuyên gia giải thích: Cà phê là hỗn hợp của các hoạt chất sinh học. Nó chứa các hợp chất phenolic và 2 lipid (cafestol và kahweol), các hợp chất này có thể ngăn chặn sự phát triển của ung nhờ đặc tính chống oxy hóa, chống độc tính gien, độc tính ty thể và điều hòa môi trường chống viêm.
Các sản phẩm từ sữa có chứa một số thành phần, bao gồm vitamin D, khoáng chất, canxi và axit linoleic liên hợp. Tác dụng bảo vệ của các thành phần này đối với bệnh ung thư dạ dày có thể là nhờ đặc tính chống khối u của chúng.
Các sản phẩm từ sữa lên men như phô mai và sữa chua có chứa vi khuẩn axit lactic, có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn H. pylori, bằng cách sản sinh ra các chất ức chế, bao gồm axit lactic và bacteriocin. H. pylori là tác nhân chính gây ra các bệnh về dạ dày, có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
Tiêu thụ nhiều cà phê và sữa giúp giảm đến 31% nguy cơ ung thư dạ dày.
Một điều tuyệt đối tránh nếu muốn ngừa viêm tụy Uống nhiều rượu có thể gây viêm tụy và các vấn đề nghiêm trọng hơn bao gồm ung thư. Viêm tụy có các triệu chứng như đau bụng, trầm trọng hơn khi bạn ho, nằm, di chuyển hoặc ăn uống cũng như chứng khó tiêu và chán ăn. Tiến sĩ Toufic Kachaamy, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa người Mỹ, giải thích với...