Chuyên gia: Ukraine sở hữu vũ khí bí ẩn Mỹ muốn mà chưa làm được
Theo nghiên cứu sinh tiến sĩ Fabian Hoffmann tại dự án hạt nhân của Đại học Oslo, Ukraine đang tiến vào một lĩnh vực vũ khí vốn là điều Mỹ muốn làm, nhưng họ vẫn chưa thực hiện được.
Người sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành (CEO) của Destinus, ông Mikhail Kokorich, đã đăng hình ảnh thiết bị bay không người lái Ruta tại sự kiện chuyên về vũ khí Eurosatory trên tài khoản LinkedIn của mình. Ảnh chụp màn hình tài khoản LinkedIn của ông Mikhail Kokorich
Thiết bị bay không người lái bí ẩn mới của Ukraine
Dựa trên các tuyên bố từ chính phủ Ukraine, Ruta là mẫu thiết bị bay không người lái bí ẩn nhất trong số các mẫu đang được thử nghiệm.
Mặc dù Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky từng xác nhận rằng Kiev đã thử nghiệm một thiết bị bay không người lái ( UAV) mang tên Ruta, nhưng có thể đây không phải là một dự án 100% của Ukraine.
Tại Eurosatory – một sự kiện chuyên về vũ khí tổ chức ở Pháp vào mùa hè năm 2024 – hãng Destinus, một công ty đăng ký tại Thụy Sĩ, Pháp và Hà Lan, đã giới thiệu một mẫu thiết bị bay không người lái tên RUTA.
Thiết bị bay không người lái này có cấu trúc gần như giống hệt một loại tên lửa- drone mới được Ukraine phát triển.
Người sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành (CEO) của Destinus, ông Mikhail Kokorich, đã đăng hình ảnh thiết bị bay không người lái này tại triển lãm trên tài khoản LinkedIn của mình.
Khi đó, ông Kokorich viết: “Chào mừng đến với gian hàng của Ukraine tại Eurosatory (Sảnh 5a, gian 35). Tại đây, bạn có thể chiêm ngưỡng các sản phẩm của Destinus, bao gồm Ruta, Lord, và Hornet. Oleksandr Danylyuk, Tim Moser, Alexander Wicks, và tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn tại gian hàng này”.
Video đang HOT
Chính phủ Ukraine đã giữ im lặng về các nhà sản xuất, đặc biệt là với các thiết bị bay không người lái tấ.n côn.g tầm xa. Trong khi đó, hầu hết thông tin về Ruta lại có trên trang web của Destinus, bao gồm các ưu điểm chính là “chi phí thấp, tải trọng lớn và tốc độ cao”.
Tuy nhiên, căn cứ vào những hình ảnh được nhìn thấy, nghiên cứu sinh tiến sĩ Fabian Hoffmann tại dự án hạt nhân của Đại học Oslo cho rằng động cơ mới là điểm tiên tiến nhất của Ruta vì nó có cửa hút khí ở bên dưới.
Theo chuyên gia Hoffmann, thiết kế này tương tự với tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ khi động cơ được đặt bên trong thân, chỉ có cửa hút khí nhỏ để nạp không khí và điều này giúp Ruta có lợi thế về khả năng tàng hình.
Do vậy, trong số các “tên lửa-drone” mới do Ukraine nghiên cứu và phát triển, bao gồm Palianytsia, Peklo, và Ruta, chuyên gia Hoffmann có ấn tượng đặc biệt với Ruta.
Loại vũ khí Mỹ thực sự muốn làm nhưng chưa có được
Giữa lúc xung đột với Liên bang Nga căng thẳng, Ukraine đã nâng cấp các UAV tầm xa của mình, tạo ra “tên lửa-drone” để cạnh tranh với tên lửa hành trình hoặc tránh phải yêu cầu thêm vũ khí tầm xa do phương Tây sản xuất.
Khái niệm “tên lửa-drone” là mới mẻ, là sản phẩm lai giữa thiết bị bay không người lái và tên lửa hành trình truyền thống.
Giống như nhiều cải tiến về thiết bị bay không người lái khác của Ukraine, đây là giải pháp tiết kiệm chi phí. Nhưng điều này cũng đúng ở cả hai phía – nếu các tên lửa Kinzhal miễn phí, Liên bang Nga sẽ không bao giờ cần dùng đến thiết bị bay không người lái cảm tử Shahed.
Một điểm khác biệt lớn là các “tên lửa-drone” này mang ít thuố.c nổ hơn so với tên lửa hành trình truyền thống. Ví dụ, các tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ và Storm Shadow của Anh thường mang khoảng 450 kg thuố.c nổ, trong khi các “tên lửa-drone” mới của Ukraine chỉ mang khoảng 100 kg.
Tuy nhiên, một nhược điểm lớn hơn có thể là các “tên lửa-drone” này ít tàng hình hơn và dễ bị can thiệp điện tử hoặc định vị hơn so với tên lửa hành trình cổ điển. Nhưng bù lại, chúng rẻ hơn đáng kể. Giá mỗi chiếc dưới 300.000 USD, khiến chúng dễ thay thế hơn so với các tên lửa như Storm Shadow, vốn có giá khoảng 1 triệu USD mỗi quả.
Đây là một thị trường mà Fabian Hinz, một nghiên cứu viên chuyên về tên lửa tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở London (Anh) tin rằng sẽ phát triển mạnh mẽ.
Theo nhà nghiên cứu Hinz, các loại thiết bị bay không người lái cảm tử tầm xa như thế này là một điều hoàn toàn mới mà chúng ta thường quên mất và cách đây ba năm, Mỹ thậm chí còn không có được một thiết bị bay không người lái tương đương với Shahed.
Trong khi đó, các “tên lửa-drone” mà Ukraine nghiên cứu và phát triển, như nhận định của nhà nghiên cứu Hinz, “thực sự là bước tiến hóa tiếp theo của các thiết bị bay không người lái cảm tử tầm xa”.
Về phần mình, chuyên gia Hoffman cho rằng: “Ukraine đang tiến vào một lĩnh vực mà không nhiều quốc gia khác sản xuất các hệ thống như thế này” và “Đây thực sự là điều Mỹ muốn làm, nhưng họ vẫn chưa thực hiện được”.
Đối với Ukraine, giống như việc họ đã triển khai thiết bị bay không người lái để đảm nhận các vai trò truyền thống của không quân, chẳng hạn như giám sát trên không và né.m bo.m chính xác, các “tên lửa-drone” hiện đang được nước này phát triển để thực hiện các chức năng của tên lửa hành trình, loại vũ khí mà Ukraine không sản xuất được.
Lý do Mỹ cắt giảm giao tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraine
Theo một báo cáo mới của Bộ Quốc phòng Mỹ, số lượng tên lửa chống tăng Javelin chuyển giao cho Ukraine đã giảm mạnh, càng làm nổi bật những thách thức phức tạp trong quá trình hỗ trợ quân sự cho Kiev.
Tên lửa chống tăng Javelin trên xe quân sự trong lễ duyệt binh tại Kiev, Ukraine, ngày 24/8/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Đài Sputnik của Nga ngày 17/12 đưa tin, trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài, một báo cáo kiểm toán mới đây của Bộ Quốc phòng Mỹ đã hé lộ những thay đổi đáng chú ý trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, đặc biệt là về tên lửa chống tăng Javelin.
Mỹ đã cắt giảm đáng kể số lượng tên lửa chống tăng Javelin chuyển giao cho Ukraine sau năm 2022, trong khi báo cáo kiểm toán mới nhất từ Bộ Quốc phòng Mỹ nêu chi tiết về việc các lô hàng vũ khí đầu tiên chuyển đến Kiev vào năm 2022 không được kiểm kê đúng cách.
Theo báo cáo, số lượng tên lửa Javelin cung cấp cho Ukraine đã giảm mạnh sau ngày 31/3/2023, trong khi vẫn giữ nguyên các số liệu cụ thể được tổng hợp thành thông tin mật trong biểu đồ thông tin trong báo cáo.
Trong những tháng đầu tiên của cuộc xung đột ở Ukraine, Mỹ đã vội vã chuyển một khối lượng lớn vũ khí, với hơn 8.500 tên lửa Javelin được cam kết chuyển giao vào tháng 8/2022. Báo cáo ngân sách hàng năm của Bộ Quốc phòng Mỹ cho năm tài chính 2023 và 2024 cho thấy tốc độ tăng trưởng mua sắm tên lửa Javelin bổ sung đã chậm lại đáng kể sau năm tài chính 2022.
Trong năm tài chính 2022, Bộ Quốc phòng Mỹ đã mua đột biến 7.722 tên lửa Javelin, so với kế hoạch ban đầu chỉ là 650 tên lửa. Điều này được cho là nhằm bù đắp nguồn vũ khí đã chuyển cho Ukraine.
Với năm tài chính 2023, Bộ Quốc phòng Mỹ đã mua tổng cộng 2.871 tên lửa Javelin. Trong năm tài chính 2024, theo báo cáo ngân sách năm tài chính 2025 của Bộ Quốc phòng Mỹ, số lượng tên lửa Javelin mà Bộ Quốc phòng Mỹ mua sắm vẫn giữ nguyên so với yêu cầu ngân sách ban đầu là 1.161 quả. Mặc dù Bộ Quốc phòng Mỹ đề xuất mua 2.113 tên lửa Javelin cho năm tài chính 2025, nhưng khoảng 1.500 tên lửa trong số đó được lên kế hoạch bán cho nước ngoài.
Hồ sơ từ báo cáo ngân sách hàng năm của Bộ Quốc phòng Mỹ trùng khớp với tiết lộ trong báo cáo kiểm toán của Văn phòng Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng về sự sụt giảm mạnh trong việc cung cấp tên lửa Javelin cho Ukraine từ năm 2022 trở đi. Số liệu từ báo cáo ngân sách của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy số lượng tên lửa Javelin mà Mỹ cung cấp cho Ukraine sau năm 2022 đã giảm hơn 70%.
Báo cáo của Văn phòng Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ (DOD OIG) cũng chỉ ra những bất cập nghiêm trọng trong quá trình quản lý và kiểm kê vũ khí. Cụ thể, 91% các mặt hàng quốc phòng chuyển cho Ukraine trong năm 2022 không nhận được bản kiểm kê ban đầu hoặc hàng năm.
Sự sụt giảm nguồn cung tên lửa Javelin cho Ukraine có thể xuất phát từ nhiều lý do: Thứ nhất, vấn đề về quản lý kho vũ khí. Báo cáo cho biết nhiều mặt hàng quốc phòng được chuyển đến Ukraine năm 2022 hiện không còn trong tay Lực lượng vũ trang Ukraine (UAF). Các mặt hàng này có thể đã bị mất, phá hủy hoặc được sử dụng mà không có hồ sơ lưu trữ hợp lý.
Thứ hai, khả năng sản xuất hạn chế. Một báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ chỉ ra rằng tên lửa Javelin nằm trong danh mục các loại vũ khí có thời gian sản xuất dài nhất của quân đội Mỹ. Mặc dù vậy, nhà sản xuất Javelin Joint Venture (JJV) đã lên kế hoạch tăng sản lượng lên thêm 3.960 tên lửa mỗi năm vào cuối năm 2026.
Thứ ba, các lo ngại về việc chuyển nhượng vũ khí. Một số phương tiện truyền thông năm 2023 đã nêu ra khả năng vũ khí Mỹ cung cấp có thể bị xử lý không đúng cách hoặc được chuyển đến các bên thứ ba không mong muốn.
Mỗi tên lửa Javelin có chi phí trung bình khoảng 78.838 USD. Việc giảm viện trợ cũng có thể liên quan đến việc Ukraine bắt đầu sử dụng các loại vũ khí có chi phí thấp hơn, như thiết bị bay không người lái cỡ nhỏ, giá rẻ.
Vấn đề chuyển nhượng vũ khí cũng được các nhà lãnh đạo quốc tế quan tâm. Trong một cuộc gặp gần đây giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Angola Joao Lourenco vào tuần trước, các bên đã thảo luận về nguy cơ an ninh liên quan đến việc vũ khí từ Ukraine có thể bị buôn lậu sang các quốc gia khác.
EU đạt bước tiến lịch sử trong vấn đề hỗ trợ vũ khí cho Ukraine Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên đã tài trợ cho các quốc gia thành viên mua sắm chung vũ khí, bao gồm tên lửa và đạn dược với một phần trong số đó sẽ được gửi đến Ukraine để giúp nước này chống lại các lực lượng của Liên bang Nga. EU) lần đầu tiên đã tài trợ cho các quốc...