Chuyên gia Úc: Có khả năng chiến tranh giữa Trung Quốc và đồng minh của Mỹ ở biển Đông
Một cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và các đồng minh Châu Á của Mỹ – chẳng hạn như Philippines – là có thể xảy ra, bất chấp quan hệ kinh tế sâu đậm giữa các nước này với Bắc Kinh, một chuyên gia phân tích an ninh người Úc bình luận.
Tàu sân bay USS George Washington của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đang di chuyển gần đảo Guam
Trung Quốc có thể sẽ sẵn sàng chịu rủi ro về mặt tài chính vì nước này đang cố gắng thống trị vùng biển đang có tranh chấp với các nước láng giềng và thách thức ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, tờ The Philippines Star dẫn lời Giáo sư Alan Dupont, chuyên gia nghiên cứu an ninh quốc tế thuộc Trường Đại học New South Wales (Úc), bình luận.
“Đừng quên rằng ngay cả quan hệ giao thương chặt chẽ giữa Anh và Đức hồi đầu thế kỷ 20 đã không ngăn được họ đánh nhau vào năm 1914″, Giáo sư Dupont nhận định, hàm ý muốn đề cập đến Thế chiến thứ nhất.
Ông cũng dẫn nghiên cứu mới đây của Georgetown, một trong những trường đại học uy tín nhất nước Mỹ, cho rằng các quốc gia Đông Á như Trung Quốc và Nhật Bản sẽ chấp nhận chịu thiệt hại về kinh tế, chứ không để mất cái họ gọi là chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
“Sẽ là sai lầm nếu cho rằng mức độ sâu đậm của các mối quan hệ thương mại là một sự đảm bảo hay là biểu hiện của hòa bình”, Giáo sư Dupont nói
Video đang HOT
Chẳng hạn, đối với Philippines, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của đảo quốc này, lớn thứ 3 sau Mỹ và Nhật, theo ông Dupont. Trung Quốc cũng là nước đứng thứ 9 về nguồn đầu tư nước ngoài và thứ 4 về lượng du khách đến Philippines.
Ông Micah Zenko, một nhà phân tích tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR), được tạp chí Foreign Policy (Mỹ) trích dẫn nhận định rằng chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không là điều ” được tính toán từ trước,” nhưng có thể đến từ nhiều căng thẳng chồng chất.
“Mỹ có thể bị lôi kéo vào một cuộc chiến giành chủ quyền lãnh thổ mà Trung Quốc đang góp mặt, đặc biệt là kể từ khi Washington ký hiệp ước phòng thủ song phương với Nhật và Philippines”, chuyên gia này cảnh báo.
Zenko nói các nước liên quan chỉ có thể tránh chiến tranh nếu họ đưa ra được những giải thích về hành động của mình tại các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
“Tình trạng thiếu hụt tài nguyên là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các hành động quân sự đơn phương của Trung Quốc”, giáo sư Dupoint nói.
“Trong khoảng hơn 2 thập kỷ qua, Trung quốc đã biến đổi từ một nước xuất khẩu sang nhập khẩu hơn 55% lượng dầu trong nước. Ngay cả trữ lượng than khổng lồ của Trung Quốc cũng không đáp ứng nổi nhu cầu nội địa”, ông Dupont cho biết thêm.
Hạm đội 7 của Mỹ hiện đang có mặt ở Eo biển Malacca và tại phần lớn khu vực phía tây Thái Bình Dương, cũng là vùng mà Bắc Kinh đang nhòm ngó, theo ông Dupont.
Ông cho rằng tranh chấp giữa Trung Quốc và đồng minh lâu năm Philippines của Mỹ sẽ cho Washington một cơ hội để “tái củng cố mạng lưới đồng minh” trong khu vực.
Theo Thanh Niên
Báo Hoa ngữ: Bắc Kinh đang cân nhắc "bắt đầu một cuộc chiến"
Trang Duowei News của người Trung Quốc ở hải ngoại nhận định, Bắc Kinh có thể sẽ xem xét việc bắt đầu một cuộc chiến.
Bắc Kinh đang xem xét việc bắt đầu một cuộc chiến. Minh họa ghép từ ảnh chụp mành hình
Theo tin tức từ Duowei News, chính sách Biển Đông của Bắc Kinh trước giờ vẫn luôn cứng rắn với Nhật Bản và mềm mỏng với Việt Nam. Quan hệ song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng từng tiến triển tốt đẹp kể từ sau khi đôi bên ký thỏa thuận xử lý vấn đề trên biển hồi tháng 6/2013. Vào tháng 10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng đã tới thăm Hà Nội và thành lập các nhóm tài chính, cơ sở hạ tầng, phát triển giữa 2 nước.
Nhận định về tình hình hiện tại, trang Duowei News viết: "Tuy nhiên, các cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc và nỗ lực hợp tác với Mỹ, Nhật Bản, Philippines để chống lại Trung Quốc thời gian gần đây cho thấy sự thay đổi lớn trong thái độ của Việt Nam. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc cần phải đưa ra một chiến lược mới, một con đường mới để giải quyết tình trạng khó xử này".
Bắc Kinh không muốn lui bước trong cuộc xung đột trên biển, liên tục đổ lỗi cho chính phủ Việt Nam và có những hành động vu cáo trắng trợn cho phía Việt Nam mà không có bằng chứng cụ thể.
Trong chuyến thăm Mỹ vào hồi đầu tháng 5 này, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy cũng tuyên bố sẽ "không để mất một tấc đất" dù cho đó là đất của Việt Nam.
Duowei nói: Nếu Việt Nam không lùi bước, Trung Quốc có thể sẽ phát động một cuộc chiến để đấu lại những ai cản trở âm mưu bành trướng của mình. Thêm vào đó, một cuộc chiến đối với Việt Nam sẽ thích hợp hơn là đối đầu với Nhật Bản hay Philippines mặc dù cả 2 quốc gia này đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Trong khi quân đội Nhật Bản không thể sánh với Trung Quốc, Tokyo tìm đến Washington. Việc kéo Mỹ vào cuộc khiến vấn đề càng trở nên phức tạp. Hơn nữa, mối quan hệ kinh tế song phương khiến Trung Quốc có thể sẽ không sử dụng quân sự trong lúc này.
Nếu có xung đột với Philippines, Trung Quốc sẽ bị coi là kẻ bắt nạt bởi Hải quân Trung Quốc mạnh hơn của Philippines về mọi mặt. Hải quân Philippines chỉ có 26.000 binh sĩ và 66 tàu nổi, 17% trong số đó là tàu cũ từ thời Chiến tranh thế giới II. Chỉ riêng Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc đã có hơn 350 tàu, trong đó có 9 tàu khu trục tên lửa dẫn đường, 17 tàu khu trục, ba tàu ngầm hạt nhân và 21 tàu ngầm thông thường. Với Philippines, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba, trong khi đối với Trung Quốc Philippines chỉ chiếm 1% khối lượng thương mại toàn cầu.
Theo Duowei, Việt Nam sẽ là đối thủ ghê gớm hơn Philippines rất nhiều và nếu chiến tranh nổ ra, có thể Mỹ, Nhật sẽ nhảy vào cuộc. Quân đội Việt Nam có khoảng 412.000 binh sĩ trong đó có 42.000 lính hải quân rất mạnh với hơn 100 tàu. Trong khi lực lượng không quân của Việt Nam chỉ có 15.000 người, sở hữu 427 máy bay phản lực.
Theo Người Đưa Tin
Báo Nhật: Chính phủ Trung Quốc tán thành việc hạ đặt giàn khoan từ đầu năm 2014 Báo Asahi Shimbun của Nhật Bản ngày 29-5 đăng tải bài viết nói rằng, các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã tán thành việc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đầu năm 2014, bất chấp những hậu quả tiềm tàng về quan hệ ngoại giao. Theo bài báo, Tổng công ty Dầu khí Hải...