Chuyên gia từng đối đầu với đại dịch SARS: Khẩu trang vải lỗ quá lớn không chắn được giọt bắn, phòng virus corona chưa chắc ăn thua!

Theo dõi VGT trên

ThS. BSCK II Nguyễn Hồng Hà – chuyên gia từng đối đầu với đại dịch SARS cho biết sử dụng khẩu trang vải để phòng ngừa virus corona chưa chắc đã ăn thua.

Tính đến sáng 4/2, Bộ Y tế đã xác nhận Việt Nam có 9 ca dương tính với virus corona, người mới nhất là anh T. C. P (30 tuổi, ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Trước tình hình đó, nhiều người dân khá lo lắng, chủ động sử dụng khẩu trang và tăng cường rửa tay sát khuẩn để phòng dịch bệnh.

Tuy nhiên, việc dùng khẩu trang gì, sử dụng như thế nào không phải ai cũng nắm rõ. Và trong khi khẩu trang y tế đang cháy hàng, nhiều người cũng băn khoăn có thể sử dụng khẩu trang vải thay thế hay không?

Mới đây, ThS. BSCK II Nguyễn Hồng Hà (Nguyên Phó Giám đốc BV Nhiệt đới TW, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam), người đã từng có kinh nghiệm đối đầu, vượt qua đại dịch SARS đã chia sẻ trong buổi giao lưu trực tuyến “Dịch virus Corona dưới góc nhìn của chuyên gia từng đối đầu với đại dịch SARS” về vấn đề này.

Chuyên gia từng đối đầu với đại dịch SARS: Khẩu trang vải lỗ quá lớn không chắn được giọt bắn, phòng virus corona chưa chắc ăn thua! - Hình 1

ThS. BSCK II Nguyễn Hồng Hà.

Cụ thể, bác sĩ cho biết lây truyền bệnh do virus corona chủ yếu qua đường hô hấp, qua các giọt bắn khi nói, ho, hắt xì… Và những giọt bắn ấy sẽ phát tán ra ngoài rồi thâm nhập qua đường hô hấp, đặc biệt ở khoảng cách dưới 2m. Đeo khẩu trang nhằm chắn các giọt bắn đem virus từ ngoài môi trường và ngược lại.

“Khẩu trang y tế có thể ngăn chặn được, còn khẩu trang vải không có ý nghĩa gì. Một là khẩu trang vải có kích thước lỗ quá lớn, hai là có thể chứa các mầm bệnh, không ăn thua” – bác sĩ khẳng định.

Chuyên gia từng đối đầu với đại dịch SARS: Khẩu trang vải lỗ quá lớn không chắn được giọt bắn, phòng virus corona chưa chắc ăn thua! - Hình 2

Khẩu trang y tế được bác sĩ Nguyễn Hồng Hà khuyên dùng nhằm phòng chống virus corona. (Ảnh minh họa)

Chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang khi tới chỗ đông người, đặc biệt là khi vào bệnh viện. Khi đó, khẩu trang không chỉ ngăn chặn virus corona còn phòng ngừa các loại mầm bệnh khác: vi khuẩn lao, virus cúm…

ThS. BSCK II Nguyễn Hồng Hà cũng nhấn mạnh ngoài đeo khẩu trang, mọi người cần chú ý chuyện rửa tay với xà phòng, dung dịch cồn để sát khuẩn.

Video đang HOT

Theo Trí Thức Trẻ

Phòng chống dịch virus corona: Minh bạch để dân không hoang mang

PGS. TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng dịch khẩn cấp Bộ Y tế nhận định, dịch virus corona mới diễn biến quá nhanh, những hiểu biết của y học về virus này còn hạn chế nhưng những kinh nghiệm trong việc dập đại dịch SARS năm 2003 sẽ được áp dụng rất tốt đối với dịch mới hiện nay.

Phòng chống dịch virus corona: Minh bạch để dân không hoang mang - Hình 1


Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona ảnh: p.v

Theo ông, khó khăn trong phòng chống dịch do virus corona mới là gì?

Đây là dịch bệnh lây qua đường hô hấp, dễ lây lan. Trong khi đó, Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc rất dài, lượng người giao lưu qua lại giữa 2 nước lớn nên nguy cơ lây nhiễm gia tăng. Cùng với đó, việc có nhiều ca mắc nhẹ sẽ gây ra khó khăn cho công tác phòng dịch do người dân không tới cơ sở y tế để khám và được cách ly giám sát. Hiện dịch bệnh trong thời gian ngắn đã lan ra 26 quốc gia là một khó khăn rất lớn. Thêm nữa chúng ta chưa biết chính xác được tính chất lây bệnh như thế nào. Tôi ví dụ, thời gian ủ bệnh là bao nhiêu, thời gian ủ bệnh có lây hay không, có người lành mang virus hay không?

Những ai dễ có nguy cơ mắc bệnh?

Trước tiên, tôi xin nhấn mạnh rằng, chúng ta chỉ mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Theo những hiểu biết ban đầu, hiện nay, nguồn bệnh có thể là động vật mang mầm bệnh hoặc tiếp xúc với người mang mầm bệnh do virus corona mới. Bệnh lây theo đường hô hấp nên có thể lây truyền qua giọt nước bọt qua ho, hắt hơi hoặc lây truyền qua tay chân, vật dụng mà virus bám vào.

Những người đi từ vùng dịch trở về, những người tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với những người đi từ vùng dịch về mà nhiễm bệnh như những người cùng chung sống, sinh hoạt với những người nhiễm bệnh, những người đi cùng máy bay, ôtô, tàu, trong các đám tụ họp, trong bệnh viện mà có người bị nhiễm bệnh, những người làm công tác ở sân bay, cửa khẩu mà phải tiếp xúc với những người nhập cảnh nhiễm bệnh, người nhà, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân là đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh. Nói tóm lại, những người có nguy cơ cao là những người tiếp xúc với nguồn bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng bệnh một cách nghiêm ngặt vì bệnh do virus này rất dễ lây.

Người trở về từ vùng dịch hoặc tiếp xúc với người trở về từ vùng dịch thì cần phải cách ly thế nào?

Những người đi từ vùng dịch trở về phải tuân thủ khai báo y tế, nếu chưa có những dấu hiệu cơ bản của bệnh như sốt, ho, khó thở... trong 14 ngày thì có thể cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với nhiều người và thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi, tuân thủ rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác vì đây là bệnh có cơ chế lây qua đường hô hấp, qua không khí, qua giọt bắn khi hắt hơi.

Vì bệnh này thường ủ bệnh trong thời gian 14 ngày nên người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng sớm hơn hoặc có thể lâu nhất là 14 ngày. Do vậy, trong thời gian cách ly tại nhà, nếu có các dấu hiệu như sốt, ho, khó thở... thì cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn cách ly y tế, điều trị kịp thời, tránh lây lan cho cộng đồng. Tại các cơ sở y tế, khi bệnh nhân đã nghi ngờ mắc bệnh đang chờ kết quả xét nghiệm cũng cần tuân thủ quy trình về cách ly, điều trị và bảo hộ để tránh lây lan cho cộng đồng, đặc biệt lây nhiễm chéo sang nhân viên y tế.

Những đối tượng nào có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh?

Những người đã mắc bệnh này nhưng có những bệnh nền là những bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh người cao tuổi... thì nguy cơ tử vong sẽ cao hơn.

Ngành Y tế đã có phác đồ chuẩn cho bệnh này chưa?

Việc điều trị cho những trường hợp bệnh nhân đã mắc bệnh sẽ tuân theo phác đồ của Bộ Y tế đã ban hành và dựa trên từng thể trạng của bệnh nhân.

Người dân băn khoăn nhiệt độ ảnh hưởng thế nào đến sự tồn tại và phát triển của virus corona mới, ông có thể giải thích rõ?

Những nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng virus corona Vũ Hán phát triển ở những nhiệt độ thấp hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định rằng ở miền Nam Việt Nam, nơi có thời tiết thường xuyên nắng nóng là không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. Nguyên nhân là do việc lây lan dựa trên sự tiếp xúc giữa người và người, giữa người mắc bệnh và người không mắc bệnh. Chưa kể đến việc giao lưu, tiếp xúc của chúng ta phần lớn được thực hiện ở các khu vực không thoáng khí như trong nhà, phòng họp, công sở.

Chúng ta từng biết Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS) cũng là một loại virus cùng họ virus corona mới này, nó vẫn phát triển mạnh mẽ được ở khu vực nắng nóng như ở Trung Đông. Điều này cho thấy không thể kết luận được virus corona mới không có nguy cơ lây lan ở miền Nam Việt Nam.

Việt Nam từng dập dịch SARS trong thời gian ngắn kể từ khi nó xuất hiện, vậy những kinh nghiệm đó có giúp ích gì ngành Y trong bối cảnh dịch virus corona mới phức tạp như hiện nay?

Cách đây 17 năm, vào ngày 28/4/2003, Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận là nước đầu tiên khống chế được đại dịch SARS, kết thúc 45 ngày kinh hoàng dập dịch. Những kinh nghiệm trong việc dập đại dịch SARS năm đó sẽ được áp dụng rất tốt đối với các dịch bệnh sau đó cũng như dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới hiện nay. Các kinh nghiệm dập dịch trước đây, phần lớn các ca bệnh đều phát hiện tại các cơ sở y tế. Đến nay, các trường hợp mắc virus corona mới tại Việt Nam cũng được phát hiện tại cơ sở y tế.

Với kinh nghiệm khống chế dịch SARS, H5N1... thì vấn đề cách ly người bệnh khi mắc bệnh là vô cùng quan trọng. Đây là cách để bệnh không lây lan ra cộng đồng. Để khống chế các dịch bệnh thành công còn nhờ vào ý thức thực hiện các biện pháp phòng bệnh của mỗi cá nhân. Điều này rất quan trọng.

Một bí quyết khống chế thành công của dịch SARS là việc mở tung cửa buồng bệnh, giúp không khí thông thoáng, lưu thông để virus SARS không lưu lại trong buồng bệnh. Tại Bệnh viện Việt Pháp - tâm điểm của SARS cách đây 17 năm, các ca lây nhiễm là do không khí bị "nhốt" lại trong không gian phòng bệnh, cùng với đó, virus lưu cữu trong phòng, không phát tán ra ngoài được, tạo điều kiện cho mật độ virus trong phòng cao nên dễ lây lan.

Dịch bệnh do virus corona mới tại Việt Nam đang ở giai đoạn nào?

Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới đang lan rộng ra nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, thời điểm này đang là "giai đoạn vàng" để giám sát được bệnh. Để tránh bỏ qua "giai đoạn vàng" này, cần phải có sự chung tay rất lớn của người dân. Người dân có biểu hiện ho, sốt, khó thở nếu có dịch tễ liên quan tới vùng dịch (đi từ vùng dịch, tiếp xúc với người mắc bệnh) phải khai báo và đến ngay cơ sở y tế để phát hiện sớm nguồn lây, cách ly và điều trị kịp thời, tránh virus lây lan ra cộng đồng.

Theo ông, điều gì quan trọng trong phòng chống dịch hiện nay?

Đại dịch SARS Việt Nam khống chế thành công sớm đó là nhờ vào sự quyết liệt của các cấp chính phủ, giám sát cách ly ca bệnh. Vì thế, với dịch bệnh mới này, với sự vào cuộc của các cấp và sự chỉ đạo ráo riết từ Chính phủ cùng sự hợp tác của người dân, ngành Y tế hy vọng sẽ sớm khống chế và đẩy lùi dịch bệnh.

Theo tôi, một điều quan trọng khác trong phòng chống dịch là thông tin phải minh bạch để người dân không hoang mang. Thông tin minh bạch còn là sự nắm bắt thông tin và đáp lại các thông tin phản hồi để huy động nguồn lực người dân. Nếu cứ bưng bít thông tin sẽ dẫn tới sự tiêu cực trong phòng chống dịch. Khi tình hình dịch diễn biến tới đâu cần phải phân tích triệt để, thấu đáo, cùng lúc đưa ra các vấn đề khoa học, kinh tế, chính trị để bàn cách đáp ứng. Chúng ta cần có kế hoạch đáp ứng phù hợp trong mỗi giai đoạn của dịch để làm tốt.

Cảm ơn ông.

Phòng chống dịch virus corona: Minh bạch để dân không hoang mang - Hình 2

PGS.TS Trần Đắc Phu

Với kinh nghiệm khống chế dịch SARS, H5N1... thì vấn đề cách ly người bệnh khi mắc bệnh là vô cùng quan trọng. Đây là cách để bệnh không lây lan ra cộng đồng. Để khống chế các dịch bệnh thành công còn nhờ vào ý thức thực hiện các biện pháp phòng bệnh của mỗi cá nhân. Điều này rất quan trọng. - PGS.TS Trần Đắc Phu

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính từ 7h đến 15h ngày 2/2, hai tổng đài đường dây nóng của Bộ Y tế - nơi tiếp nhận các thông tin về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona đã tiếp nhận 5.511 cuộc gọi. Hai tổng đài của Bộ Y tế là 1900 3228 và 1900 9095 đều hoạt động 24/7. Thái Hà

Chiều 2/2, đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn đầu kiểm tra công tác phòng chống viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Cùng ngày, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Lạng Sơn. Đây là lần làm việc thứ 2 của Thứ trưởng và Đoàn công tác Bộ Y tế tại Lạng Sơn trong 10 ngày qua.

THÁI HÀ (THỰC HIỆN)

Theo Tiền phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội nguy cơ nặng lên, phải chuyển việnNạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội nguy cơ nặng lên, phải chuyển viện
09:16:29 20/12/2024
Cô gái trẻ ở Hà Nội thủng mũi, lộ chỉ chi chítCô gái trẻ ở Hà Nội thủng mũi, lộ chỉ chi chít
21:33:24 20/12/2024
Hà Nội: Người đàn ông thủng tim vì ngã từ tầng 3, bệnh viện "báo động đỏ"Hà Nội: Người đàn ông thủng tim vì ngã từ tầng 3, bệnh viện "báo động đỏ"
22:41:14 19/12/2024
Táo đỏ sấy có 'thần thánh' như lời đồn, ai nên hạn chế?Táo đỏ sấy có 'thần thánh' như lời đồn, ai nên hạn chế?
13:16:33 19/12/2024
Phẫu thuật bé trai 5 tuổi bị lưỡi câu vướng vào mắtPhẫu thuật bé trai 5 tuổi bị lưỡi câu vướng vào mắt
12:45:49 19/12/2024
Thủng nội tạng sau khi tự chữa đau lưngThủng nội tạng sau khi tự chữa đau lưng
14:11:50 19/12/2024
Ăn những loại thực phẩm này có thể giúp bạn ngủ ngon hơnĂn những loại thực phẩm này có thể giúp bạn ngủ ngon hơn
15:46:39 19/12/2024
Chuyên gia nội tiết cảnh báo nguy cơ mỡ máu, tiểu đường từ đồ ăn vặt thường ngàyChuyên gia nội tiết cảnh báo nguy cơ mỡ máu, tiểu đường từ đồ ăn vặt thường ngày
13:49:49 19/12/2024

Tin đang nóng

Kiếp nạn của Trấn Thành giữa drama chia tay đấu tố của Phương Lan - Phan ĐạtKiếp nạn của Trấn Thành giữa drama chia tay đấu tố của Phương Lan - Phan Đạt
06:23:13 21/12/2024
Mẹ chồng Hà Nội bắt con dâu ký tên vào giấy khước từ tài sản mới chia đất, cô gái tuyên bố từ nay chỉ sống vì mình: Ai đúng ai sai?Mẹ chồng Hà Nội bắt con dâu ký tên vào giấy khước từ tài sản mới chia đất, cô gái tuyên bố từ nay chỉ sống vì mình: Ai đúng ai sai?
07:45:44 21/12/2024
Trấn Thành lên tiếng về nghi vấn cắt vai của Negav, chốt hạ 1 câu mà được khen khôn khéo vô cùng!Trấn Thành lên tiếng về nghi vấn cắt vai của Negav, chốt hạ 1 câu mà được khen khôn khéo vô cùng!
06:31:19 21/12/2024
Công an Hà Nội phối hợp Interpol truy nã quốc tế Mr Hunter Lê Khắc NgọCông an Hà Nội phối hợp Interpol truy nã quốc tế Mr Hunter Lê Khắc Ngọ
08:55:22 21/12/2024
Cô thôn nữ đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc vừa ngây thơ vừa quyến rũ, chỉ một nụ cười mà sáng bừng khung hìnhCô thôn nữ đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc vừa ngây thơ vừa quyến rũ, chỉ một nụ cười mà sáng bừng khung hình
06:01:03 21/12/2024
Sao Việt 21/12: Midu tình tứ bên ông xã, Nhã Phương khác lạ khó nhận raSao Việt 21/12: Midu tình tứ bên ông xã, Nhã Phương khác lạ khó nhận ra
07:46:31 21/12/2024
Phương Lan viết tâm thư tố căng hậu ly hôn, Phan Đạt: "Giờ ra đòn mới hả?"Phương Lan viết tâm thư tố căng hậu ly hôn, Phan Đạt: "Giờ ra đòn mới hả?"
09:10:44 21/12/2024
Triệu Lệ Dĩnh tạo hình khác lạ trong phim hợp tác cùng Huỳnh Hiểu MinhTriệu Lệ Dĩnh tạo hình khác lạ trong phim hợp tác cùng Huỳnh Hiểu Minh
08:13:38 21/12/2024

Tin mới nhất

Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh "thời đại số", ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng

22:15:15 20/12/2024
Chỉ trong 1 năm, các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 15.000 ca điều trị liên quan đến căn bệnh này.
Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế

Bệnh nhân 15 tuổi dập nát một bàn tay do chơi pháo tự chế

21:05:55 20/12/2024
Ngày 20/12, Bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng đã tiếp nhận bệnh nhân P. (15 tuổi, ngụ huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) bị dập nát bàn tay do chơi pháo tự chế.
Kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc

Kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc

20:37:13 20/12/2024
Cùng ngày, báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới giảm mạnh hơn dự kiến trong tuần trước, gần như đảo ngược mức tăng của hai tuần trước đó, cho thấy thị trường lao động đang tiếp tục chậm lại.
Nam Phi ra cảnh báo về bệnh rubella sau khi ghi nhận hơn 10.000 ca mắc

Nam Phi ra cảnh báo về bệnh rubella sau khi ghi nhận hơn 10.000 ca mắc

20:35:36 20/12/2024
Bộ trên lưu ý mặc dù là một bệnh loại nhẹ và có thể tự khỏi ở trẻ em, song nguy cơ lây lan của rubella vẫn cao, đặc biệt là ở những người chưa được tiêm vaccine hoặc chưa từng tiếp xúc với virus gây bệnh.
Tiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nề

Tiêm mỡ nhân tạo ở Hồng Kông, nữ Việt kiều phải mổ ngực biến dạng nặng nề

20:04:01 20/12/2024
6 tiếng phẫu thuật căng não, ekip điều trị đã nạo vét ra 2 lít dịch lạ màu vàng trong bộ ngực biến dạng vì tiêm mỡ nhân tạo của nữ Việt kiều.
Những điều nên và không nên làm khi có người bị đột quỵ

Những điều nên và không nên làm khi có người bị đột quỵ

19:56:40 20/12/2024
Khi thấy người bị đột quỵ đầu tiên phải gọi cấp cứu ngay lập tức, không tự ý sơ cứu và cho uống bất cứ thuốc gì.
Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

17:29:41 20/12/2024
Cả hai trường hợp đều là những người bệnh còn khá trẻ, không có bệnh lý nền. Tai biến xảy ra sau khi tiếp xúc với lạnh đột ngột, để lại hậu quả nặng nề và đe dọa tính mạng. Những trường hợp này có thể tránh được nếu biết cách phòng ngừa...
Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng

Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng

17:29:11 20/12/2024
Theo BS Nga, sởi là bệnh truyền nhiễm có tính chất chu kỳ. Thời gian mắc thường cũng vào giai đoạn đông xuân. Dịch sởi năm 2024 là hệ quả của chu kỳ bệnh dịch tự nhiên kết hợp với tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi

17:28:14 20/12/2024
Còn tại Việt Nam, HPV gây ra hơn 4.000 ca ung thư cổ tử cung mới và hơn 2.000 ca tử vong mỗi năm. Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15-44.
Những điều bạn cần biết khi ăn gừng

Những điều bạn cần biết khi ăn gừng

16:24:58 20/12/2024
Tuy nhiên, khi ngâm gừng trong nước, nó có ít hoạt chất hơn và khả năng diệt khuẩn yếu. Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy gừng có hiệu quả trong việc điều trị chứng hôi chân.
Bác sĩ rút ra búi chỉ trong mũi người phụ nữ từng đi làm đẹp tại spa

Bác sĩ rút ra búi chỉ trong mũi người phụ nữ từng đi làm đẹp tại spa

16:23:46 20/12/2024
Theo bác sĩ Tiến, biến chứng do căng chỉ gây nhiễm khuẩn có thể nguy hiểm. Khi sợi chỉ bị nhiễm khuẩn, việc loại bỏ chúng rất khó khăn và thường không thể lấy hết hoàn toàn.
Bệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễm

Bệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễm

08:56:40 20/12/2024
Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính trong đó các tế bào bất thường trong phổi nhân lên một cách mất kiểm soát, dẫn đến hình thành một hay nhiều các khối ung thư.

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên 21 tuổi bị đồng hương sát hại ở TPHCM

Thanh niên 21 tuổi bị đồng hương sát hại ở TPHCM

Pháp luật

11:57:46 21/12/2024
Ngày 21/12, Công an TP Thủ Đức, TPHCM, đang lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, để điều tra vụ án mạng làm một nam thanh niên tử vong.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 21/12: Kim Ngưu khó khăn, Ma Kết phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 21/12: Kim Ngưu khó khăn, Ma Kết phát triển

Trắc nghiệm

11:45:29 21/12/2024
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/12 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Kim Ngưu hãy chú ý cẩn thận, Ma Kết cần tích cực hơn.
Nữ ca sĩ giảm 10kg vì Chị Đẹp Đạp Gió, nhìn chi tiết này hiểu lý do là sao hạng A suốt 3 thập kỷ

Nữ ca sĩ giảm 10kg vì Chị Đẹp Đạp Gió, nhìn chi tiết này hiểu lý do là sao hạng A suốt 3 thập kỷ

Sao việt

11:23:32 21/12/2024
Nhờ giảm cân, Minh Tuyết trông thon thả và lên hình đẹp hơn. Nhiều khán giả so sánh hình ảnh hiện tại với thời mới vào nghề của Minh Tuyết và phải thốt lên: Nhan sắc đã bị thời gian bỏ quên.
4 món đồ nhà bếp có tỉ lệ lừa gạt là 100%, tôi hối hận vì đã mua chúng

4 món đồ nhà bếp có tỉ lệ lừa gạt là 100%, tôi hối hận vì đã mua chúng

Sáng tạo

11:09:13 21/12/2024
Thành thật mà nói, tôi đã bỏ xó cả 4 món vì nhận ra chúng chẳng hề tiện lợi như quảng cáo. Máy làm sandwich được quảng cáo là giải pháp hoàn hảo cho những người bận rộn, đặc biệt là dân văn phòng.
Lê Hà Anh Tuấn - Thần đồng nhỏ tuổi nhất FC Online lần đầu thi đấu tại đấu trường quốc tế - FC PRO FESTIVAL 2024

Lê Hà Anh Tuấn - Thần đồng nhỏ tuổi nhất FC Online lần đầu thi đấu tại đấu trường quốc tế - FC PRO FESTIVAL 2024

Mọt game

11:07:22 21/12/2024
Với lối chơi thông minh, kỹ thuật điêu luyện và đặc biệt là khả năng đọc tình huống trận đấu cực kỳ nhanh nhạy, Lê Hà Anh Tuấn đã nhanh chóng trở thành một trong những cái tên sáng giá của làng eSports FC Online Việt Nam.
Vinicius ngày càng giàu có

Vinicius ngày càng giàu có

Sao thể thao

10:58:33 21/12/2024
Chủ nhân của danh hiệu The Best 2024 có nhiều nhãn hàng tài trợ - chỉ kém mỗi Neymar tại Brazil. Vinicius liên tục gặt hái những thành công trên sân cỏ.
Xe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vong

Xe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vong

Thế giới

10:47:02 21/12/2024
Ít nhất 2 người thiệt mạng và hơn 60 người bị thương sau khi một ô tô bất ngờ lao vào đám đông tại một chợ Giáng sinh ở Đức.
Có gì ở chiếc túi con cáo được Nayeon (TWICE) và dàn sao trẻ yêu thích?

Có gì ở chiếc túi con cáo được Nayeon (TWICE) và dàn sao trẻ yêu thích?

Phong cách sao

10:31:17 21/12/2024
Nayeon (TWICE), Sunmi... mới đây gây chú ý khi xuất hiện cùng chiếc túi xách nhỏ nhắn đến từ nhà mốt Pháp - Nhật.
Tết đặt vé đi du lịch vì cảm giác cô đơn khi về nhà

Tết đặt vé đi du lịch vì cảm giác cô đơn khi về nhà

Góc tâm tình

09:23:04 21/12/2024
Bố mẹ mất sớm, gia đình còn lại 3 anh em tôi, nhưng các anh chị đều đã có gia đình, Tết về nhà tôi lại cảm thấy cô đơn, nhớ bố mẹ nhiều hơn.
Sao Hàn 21/12: Song Joong Ki nói về gia đình vợ, Jungkook là fan cứng Big Bang

Sao Hàn 21/12: Song Joong Ki nói về gia đình vợ, Jungkook là fan cứng Big Bang

Sao châu á

08:16:14 21/12/2024
Song Joong Ki hiếm hoi chia sẻ về gia đình bà xã người Anh; Jungkook thừa nhận là fan cứng của nhóm nhạc Big Bang.