Chuyên gia Trung Quốc: Tên lửa DF-26 đánh trúng tàu ở Biển Đông
Một cựu quan chức quân đội Trung Quốc nói rằng tên lửa sát thủ tàu sân bay của họ đã đánh trúng một tàu mục tiêu đang di chuyển ở Biển Đông, dù tin chưa được kiểm chứng độc lập.
Trong cuộc tập trận vào tháng 8, quân đội Trung Quốc (PLA) đã bắn tên lửa đạn đạo DF-21D và DF-26B vào Biển Đông, động thái bị Mỹ và một số nước lên án. Ban đầu PLA báo cáo rằng tên lửa rơi xuống Biển Đông. Thông tin này sau đó được quân đội Mỹ xác nhận.
Theo South China Morning Post , Wang Xiangsui, cựu đại tá PLA, hiện là giáo sư tại Đại học Beihang ở Bắc Kinh, cho biết tại một cuộc họp kín ở Chiết Giang hồi đầu tháng này rằng tên lửa đánh trúng một con tàu đang di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa. Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Đây là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc tiết lộ thông tin về vụ phóng tên lửa. Vụ phóng tên lửa DF-21D và DF-26B diễn ra một ngày sau khi máy bay do thám U-2 của Mỹ đi vào vùng cấm bay do Trung Quốc lập nên ở vịnh Bột Hải. Trước đó, 2 nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ cũng tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn trên Biển Đông.
Cựu quan chức PLA tuyên bố tên lửa DF-26 đã đánh trúng mục tiêu đang di chuyển trên Biển Đông. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Wang không cho biết DF-21 hay DF-26 đã đánh trúng mục tiêu và thông tin này cũng chưa được kiểm chứng độc lập. PLA cũng không công bố bất kỳ hình ảnh hay video nào cho thấy tên lửa đã nhắm trúng con tàu mục tiêu.
Trước đó chưa có quốc gia nào chế tạo thành công một tên lửa đạn đạo có thể bám theo mục tiêu đang di chuyển. Điều đó khiến giới phân tích quân sự hoài nghi Trung Quốc có thể chế tạo thành công loại tên lửa đạn đạo có khả năng chống hạm.
Việc nhắm mục tiêu đang di chuyển là thách thức lớn nhất đối với tên lửa đạn đạo, vì tham số mục tiêu phải được cập nhật liên tục. Nó đòi hỏi mạng lưới thông tin tình báo và giám sát liên tục trên toàn bộ khu vực mà mục tiêu đang hoạt động.
Tuy thông tin mà cựu đại tá Wang đề cập chưa được kiểm chứng, nhưng trong một báo cáo vào tháng 9, Lầu Năm Góc thừa nhận Trung Quốc có thể đã vượt qua Mỹ trong lĩnh vực phát triển tên lửa và đóng tàu.
PLA có khoảng 1.250 tên lửa đạn đạo phóng từ đất liền với tầm bắn từ 1.000 đến 5.500 km, trong khi Mỹ chỉ có loại tên lửa đạn đạo chiến thuật với tầm bắn từ 70 đến 300 km.
Cựu đại tá Trung Quốc khoe tên lửa đạn đạo hạ mục tiêu di động
Cựu sĩ quan Wang Xiangsui nói hai tên lửa đạn đạo được Trung Quốc phóng hồi tháng 8 đánh trúng mục tiêu mô phỏng tàu chiến trên Biển Đông.
"Vài ngày sau đợt diễn tập của hai tàu sân bay Mỹ, chúng tôi đã phóng tên lửa đạn đạo DF-21 và DF-26, cả hai đều đánh trúng tàu mô phỏng mục tiêu di động trên Biển Đông", Wang Xiangsui, cựu đại tá quân đội Trung Quốc và hiện là giáo sư Đại học hàng không vũ trụ Bắc Kinh, nói trong cuộc họp kín ở tỉnh Chiết Giang hồi tháng trước.
Cuộc họp nằm trong khuôn khổ hội thảo do Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc tổ chức với sự tham gia của 80 nhà kinh tế, cựu quan chức và doanh nhân. Nội dung thảo luận được công bố hôm 14/11, đánh dấu lần đầu Trung Quốc hé lộ chi tiết về đợt phóng tên lửa.
Tên lửa DF-21D được Trung Quốc trưng bày hồi năm 2015. Ảnh: Longshi Aviation .
"Không lâu sau đó, tùy viên quân sự Mỹ tại Áo than phiền với chúng tôi, cho rằng điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu các tên lửa đánh trúng tàu sân bay Mỹ. Họ coi đó là hành động phô trương thanh thế, nhưng chúng tôi làm vậy chỉ vì hành động khiêu khích của họ. Đây là lời cảnh báo nhằm yêu cầu Mỹ không thực hiện hành động quân sự mạo hiểm", cựu đại tá Trung Quốc nói thêm.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Lầu Năm Góc chưa bình luận về phát biểu của cựu đại tá Wang.
Trung Quốc sáng 26/8 phóng một tên lửa DF-26B từ tỉnh Thanh Hải ở tây bắc và một tên lửa DF-21D từ tỉnh Chiết Giang ở miền đông đất nước. Một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc cho biết cả hai quả đạn đều rơi xuống khu vực giữa đảo Hải Nam của Trung Quốc và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Động thái diễn ra một ngày sau khi Bắc Kinh nói rằng trinh sát cơ U-2 Mỹ có "hành động khiêu khích" khi di chuyển vào "vùng cấm bay, nơi đang diễn ra cuộc diễn tập bắn đạn thật của Chiến khu phía Bắc thuộc quân đội Trung Quốc".
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 27/8 ra tuyên bố xác nhận Trung Quốc phóng thử 4 tên lửa đạn đạo trong cuộc tập trận trái phép quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lầu Năm Góc cho rằng điều này gây thêm bất ổn cho tình hình ở Biển Đông và "vi phạm cam kết của Trung Quốc trong Tuyên bố năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông nhằm tránh hoạt động làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định".
DF-21D và DF-26 được coi là hai mẫu tên lửa đạn đạo có thể đe dọa tàu sân bay Mỹ và được đặt biệt danh "sát thủ tàu sân bay". DF-21D có tầm bắn 1.450 km, tốc độ trên 12.000 km/h, trang bị đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân có sức công phá tương đương 300.000 tấn thuốc nổ TNT. Tên lửa DF-26 có tầm bắn 4.100 km, trang bị phương tiện lướt siêu vượt âm (HGV) với quỹ đạo thấp và có khả năng chuyển hướng khi bay đến mục tiêu, khiến đối phương khó đánh chặn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm 26/8 nói việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam, gây phức tạp tình hình, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có lợi cho quá trình đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, hủy bỏ và không tái diễn vi phạm tương tự", bà Hằng nói.
Triều Tiên sẽ dành cho ông Biden "bất ngờ" trước Ngày Nhậm chức? Triều Tiên đã thử tên lửa vào đầu nhiệm kỳ của cả Tổng thống Obama và Tổng thống Trump. Liệu Bình Nhưỡng có dành bất ngờ tương tự cho ông Biden như 1 lời nhắc nhở về vị trí của nước này trong các ưu tiên của Mỹ? "Bất ngờ" trước Ngày Nhậm chức Triều Tiên có lẽ sẽ tiến hành các vụ...